Biến đổi cấu trúc gia đình theo loại hình

Một phần của tài liệu Biến đổi cấu trúc - chức năng gia đình ở làng Việt vùng châu thổ sông Hồng trước và sau đổi mới (Nghiên cứu trường hợp xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 39)

7. Kết cấu luận văn

2.1.3. Biến đổi cấu trúc gia đình theo loại hình

Loại hình gia đình chỉ các mối quan hệ của các thành viên trong gia đình với nhau. Chẳng hạn: đó là quan hệ vợ và chồng, vợ chồng và con, vợ chồng – con và bố mẹ, v.v… Bằng cách so sánh số liệu khảo sát điền giã ở hai giai đoạn lịch sử trước và sau Đổi mới, chúng tôi lập được bảng 2.3 dưới đây.

Bảng 2.3: Biến đổi cấu trúc gia đình xét về mặt loại hình (%)

Loại

38 I Độc thân 01 Độc thân 0 1,0 II Vợ chồng không con 02 Chỉ có vợ và chồng 15,6 14,6 03 Vợ chồng + bố mẹ 4,0 5,0 04 Vợ chồng + bố mẹ + anh em 2,0 0 05 Vợ chồng + bố mẹ + anh em + khác 0 1,0 III Vợ chồng + con 06 Vợ chồng + con 64,,7 65,7 07 Vợ chồng + con + bố mẹ 7,1 5,3 08 Vợ chồng + con + bố mẹ + anh em 3,8 1,9 09 Vợ chồng + con + bố mẹ + anh em + khác 0 0 IV Vợ (chồng) + con 10 Vợ (hoặc chồng) + con 2,9 4,8 11 Vợ (chồng) + con + bố mẹ 0 0 12 Vợ (chồng) + con + bố mẹ + anh em 0 0 13 Vợ (chồng) + con + bố mẹ + anh em + khác 0 0 V Khác 14 Ông bà + cháu 0 1,0

So sánh với kết quả thu thập được trình bày trong Bảng 2.3 trên đây, chúng ta thấy rằng, ở giai đoạn trước 1986 Tam Sơn không có các kiểu loại gia đình: 01 (độc thân); 05 (Vợ chồng + bố mẹ + anh em + khác); 11 (vợ/chồng + con + bố mẹ); 12 (vợ/ chồng + con + bố mẹ + anh em); 13 (vợ/ chồng + con + bố mẹ + anh em + khác); 14 (ông bà + cháu); 15 (khác).

Trong các loại hình ghi nhận trong mẫu khảo sát, loại gia đình gồm: vợ chồng + con chiếm tỷ lệ cao nhất (64,7%); tiếp theo là chỉ có vợ và chồng

39

(15,6%); Vợ chồng + con + bố mẹ (5,3%); Vợ chồng + bố mẹ (5%); Vợ chồng + con + bố mẹ + anh em (3,8%); Vợ (hoặc chồng) + con (2,9%).

Giai đoạn hiện nay, làng Tam Sơn không có các kiểu loại gia đình: 11 (vợ/chồng + con + bố mẹ); 12 (vợ/ chồng + con + bố mẹ + anh em); 13 (vợ/ chồng + con + bố mẹ + anh em + khác); 14 (ông bà + cháu); 15 (khác).

Trong các loại hình ghi nhận trong mẫu khảo sát, loại gia đình gồm vợ chồng + con chiếm tỷ lệ cao nhất (65,7%); tiếp theo là chỉ có vợ và chồng (14,6%); Vợ chồng + con + bố mẹ (7,1%); Vợ (hoặc chồng) + con (4,8%). Vợ chồng + bố mẹ (4%); Vợ chồng + con + bố mẹ + anh em (3,8%); Độc thân (1%); Ông bà + cháu (1%).

Biến đổi cấu trúc gia đình xét về mặt loại hình

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Vợ chồng không con Vợ chồng + con Vợ/ chồng + con Khác % Trước 1986 Hiện nay

Như vậy, qua số liệu trên đây có thể thấy:

Loại hình gia đình xét theo quan hệ ở giai đoạn hiện nay nhiều hơn và đa đạng hơn giai đoạn trước 1986. Giai đoạn trước năm 1986 là 7 loại hình gia đình; giai đoạn hiện nay là 9 loại hình gia đình, trong đó 3 loại hình gia

40

đình không có ở giai đoạn trước 1986 là: Độc thân, vợ chồng + bố mẹ + anh em + khác, và ông bà + cháu.

Tuy có thêm loại hình gia đình mới xuất hiện ở giai đoạn hiện nay, nhưng ở cả hai giai đoạn, thứ tự các loại hình gia đình chiếm tỷ lệ cao không có sự biến đổi nhiều. Điển hình là gia đình vợ chồng + con, có tỷ lệ cao nhất; gia đình chỉ có vợ và chồng, giữ vị trí thứ hai; gia đình vợ chồng + con + bố mẹ giữ vị trí thứ ba; gia đình vợ chồng + bố mẹ, giữ vị trí thứ tư. Các loại hình gia đình có sự thay đổi về thứ tự là các gia đình có tỷ lệ nhỏ trong mẫu nghiên cứu.

Kết quả trên đây cũng cho thấy, trong giai đoạn hiện nay hầu hết các loại gia đình có ít mối quan hệ (gồm gia đình một thế hệ và gia đình hạt nhân) đều tăng và chiếm tỷ lệ cao; Ngược lại, các loại hình gia đình có nhiều mối quan hệ (từ 3 mối quan hệ trở lên hay gia đình mở rộng) đều có xu hướng giảm và có tỷ lệ thấp.

Trong các loại hình gia đình, ở cả hai giai đoạn, loại hình gia đình gồm vợ chồng và con chiếm tỷ lệ cao nhất, gấp khoảng 3 lần so với tất cả các loại hình gia đình khác cộng lại. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện nay loại hộ gia đình này có chiều hướng tăng so với trước 1986: Trước 1986, loại hình gia đình này chiếm 64,7%, hiện nay là 65,7%.

Cùng xu hướng tăng là các loại gia đình gồm: vợ (hoặc chồng) + con; Vợ chồng + bố mẹ. Trong hai loại hình gia đình này, đáng lưu ý hơn cả là sự tăng lên của loại hình gia đình gồm vợ (hoặc chồng) + con, từ 2,9% trong tập mẫu nghiên cứu tăng lên 4,8%. Trước 1986 loại hình gia đình này chủ yếu là gia đình có chồng liệt sỹ, hiện nay, ngoài gia đình có chồng liệt sỹ đã xuất hiện loại gia đình ly hôn, số lượng tuy không nhiều (2 trường hợp) nhưng ở Tam Sơn thời kỳ bao cấp không xảy ra.

Các loại hình gia đình tăng thêm như: độc thân, vợ chồng + bố mẹ + anh em + khác, ông bà + cháu, và loại gia đình khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và cá

41

biệt, không phản ánh xu hướng phát triển của sự biến đổi gia đình trong những năm tiếp theo. Loại hình gia đình chỉ có vợ và chồng không có sự thay đổi giữa hai giai đoạn.

Ngược lại với xu hướng tăng của các loại hình gia đình trên đây, loại hình gia đình gồm vợ chồng + con + bố mẹ đã giảm ở giai đoạn hiện nay. Cũng xu hướng giảm nhưng ít hơn là loại gia đình gồm vợ chồng + con + bố mẹ + anh em, giảm từ 3,8% xuống 1,9%.

Kết quả ở Tam Sơn cũng tương đồng với kết quả của một nghiên cứu khác tại làng Đào Xá, tỉnh Hải Dương. Theo đó, loại gia đình hạt nhân (vợ chồng + con) luôn chiếm tỷ lệ rất cao (55%) [11, tr 88]. Trong một nghiên cứu khác, kết quả cũng cho thấy, loại hình gia đình chính ở Việt Nam là gia đình hạt nhân, bao gồm bố mẹ và con cái chưa trưởng thành. Số liệu điều tra năm 1994 cho thấy, gia đình hạt nhân chiếm 66,6%; gia đình mở rộng và độc thân chiếm khoảng 29,4%. Năm 2000 gia đình hạt nhân chiếm 75%, gia đình mở rộng chiếm khoảng 25% [14, tr.181].

Một phần của tài liệu Biến đổi cấu trúc - chức năng gia đình ở làng Việt vùng châu thổ sông Hồng trước và sau đổi mới (Nghiên cứu trường hợp xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)