7. Kết cấu luận văn
2.2.3. Phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của địa phương
Một nguyên nhân quan trọng nữa cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự biến đổi cấu trúc gia đình ở Tam Sơn trong thời kỳ Đổi mới, theo chúng tôi, đó là phong tục tập quán, là truyền thống văn hóa của chính Tam Sơn.
Như ở phần giới thiệu về địa bàn nghiên cứu đã nói, Tam Sơn là một làng cổ, lại là một làng khoa bảng từ xa xưa, nên làng xã ở đây đã tạo lập được một truyền thống văn hóa riêng, và truyền thống đó đã in dấu ấn khá sâu đậm trong đời sống của mỗi gia đình. Đến Tam Sơn, người ta dễ dàng nhận thấy mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình vừa mang tính truyền thống, song cũng không kém phần hiện đại. Tính truyền thống ở đây thể hiện ở mối quan hệ đầm ấm, quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Còn tính hiện đại lại thể hiện ở chỗ gia đình rất tôn trọng quyền tự do cá nhân của mỗi thành viên và tạo điều kiện để mỗi thành viên có đời sống tự lập và tự chủ. Dưới đây là ý kiến của một số người dân:
“Như nhà cô, có 5 con, cưới xong đứa nào chỉ cho ở một năm là cô cho ra ở riêng. Ở riêng nó tiện nhiều cái. Thứ nhất là sinh hoạt tiện, các cháu đi về ăn uống thế nào cũng được, mình cũng thế. Thứ hai, việc phấn đấu về kinh
45
tế cũng hơn. Chẳng hạn, nhà có hai con, ba con, anh này tiêu pha thế này, anh kia tiêu pha thế khác… cũng khó lắm. Ở riêng, anh nào cũng độc lập, tự vươn lên, tự phấn đấu. Có cái, anh nào kinh tế có phần kém hơn thì có thể bố mẹ quan tâm, chú ý hơn và được anh em giúp đỡ”. (Nữ 61 tuổi).
“Cái làng Tam Sơn này nhiều lúc tôi nghĩ đúng là làng văn hiến thật. Các cụ không những lo cho con cái rồi mà các cụ còn lo cho mình nữa. Các cụ tuổi như tôi bây giờ là ai cũng có vàng, gửi con trai trưởng hoặc cụ ông mất thì gửi cụ bà. Đấy, người già rồi cũng tự lo cho mình cái chết, không muốn làm phiền con cháu đâu. Đến như nhà nào mà có một con khi lớn lên cũng cho ở riêng, để ở hai ông bà chứ không bao giờ bắt con ở với mình vì là cái môi trường sống, rồi tâm sinh lý của người già khác, mà ăn uống cũng khác. Nó ăn uống một kiểu mình ăn một kiểu, mình có cho nó độc lập tự do như thế thì nó mới mang hết khả năng của vợ chồng mà phát triển kinh tế. Chứ cứ ở chung với mình mà mình cứ quyền hành nọ kia là nó mất hệt tự do, nó không phát huy được hết chất xám của nó. Cho nên các công bà mà chỉ có 1 con trai thì cũng lấy vợ cho nó, cũng cho ăn chung hết năm là cho ở riêng thôi. Ở làng Tam Sơn này độ tuổi như tôi bây giờ mà ở cùng với con cái là hơi hiếm đấy, phải chiếm đến rất nhiều người, có khi đến 100%” (nữ, 68 tuổi).
Đến nay Tam Sơn vẫn là một làng giữ được truyền thống khoa bảng của mình. Số học sinh đỗ trung học phổ thông hay cao đẳng, đại học luôn đạt tỷ lệ cao trong huyện. Ngoài ra, khảo sát của chúng tôi còn cho thấy, Tam Sơn vốn là đất khoa bảng với truyền thống hiếu học từ xa xưa. Số người làng Tam Sơn có trình độ học vấn cao và thoát ly đi làm ở nơi khác cũng khá nhiều, đặc biệt là trong một số năm gần đây, trong đó không hiếm hộ tất cả con cái đều học hành thành đạt đi làm việc ở các thành phố khác như Hà Nội hoặc thành phố Bắc Ninh mà không trở lại làng. Như vậy, những gia đình có con thành
46
đạt nhưng cha mẹ không đi theo mà ở lại quê cũng đã góp phần làm cho loại hình hộ gia đình một thế hệ gia tăng trong những năm gần đây.