II. luậT Dầu khí Và SỰ hÌnh Thành Tổng cơng Ty
1. Văn bản số 168-BBK/BCT ngày 3-7-1993 kết luận của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khĩa VII vềmột số vấn đề trong cơng tác Dầu khí.
năm 1988, Tổng cục Dầu khí, cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí, đã chủ động đệ trình kế hoạch xây dựng Luật Dầu khí, được Hội đồng Bộ trưởng cho phép và cơng việc đã bắt đầu với những việc cụ thể:
- Tháng 8-1988, Tổng cục Dầu khí mời một đồn cán bộ của Bộ Mỏ và Năng lượng Inđơnêxia sang giúp Tổng cục Dầu khí trao đổi về kinh nghiệm và nội dung của Luật Dầu khí. Đồn do ơng Soopratone Soeleiman, Vụ Trưởng Vụ Tìm kiếm, thăm dị và Khai thác - Tổng cục Dầu khí thuộc Bộ Mỏ và Năng lượng dẫn đầu. Ơng Bùi Hải Ninh, Phĩ Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí đã tiếp đồn. Trong thời gian ở Hà Nội, Đồn cán bộ dầu khí Inđơnêxia đã gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm với phía Việt Nam, gồm đại diện: Tổng cục Dầu khí (Chánh Văn phịng Tổng cục Đỗ Quang Tồn chủ trì, các chuyên viên luật Nguyễn Hùng Lân và Phạm Liêm Chính); Văn phịng Hội đồng Bộ trưởng; Bộ Tư pháp và Tổng cục Hải quan. Đây là bước chuẩn bị đầu tiên cho Dự thảo Luật Dầu khí.
Phía Inđơnêxia cho biết: Mỗi nước cĩ luật pháp riêng của nước mình nên Luật Dầu khí cũng cĩ đặc điểm riêng theo hệ thống luật đĩ. Các nước trong vùng Đơng Nam Á như Philíppin, Malaixia theo hệ thống luật của Mỹ (Anglo - Saxon). Inđơnêxia theo hệ thống luật Lục địa giống như của Pháp và Hà Lan. Phía Inđơnêxia giới thiệu kinh nghiệm, những nội dung cơ bản phải cĩ và nội dung Luật Dầu khí Inđơnêxia để Việt Nam nghiên cứu, tham khảo. Phía Inđơnêxia cịn giới thiệu sơ đồ tổ chức Bộ Mỏ và Năng lượng của Inđơnêxia trong đĩ cĩ Tổng cục Dầu khí, Tổng cục Địa chất, Tổng cục Mỏ, Tổng cục Điện và Năng lượng mới. Đây là những kinh nghiệm rất quý báu.
- Ngày 14-10-1989, Tổng cục Dầu khí cĩ văn bản báo cáo Văn phịng Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Tư pháp về việc xây dựng Luật Dầu khí và quyết định thành lập một Tổ nghiên cứu soạn Dự thảo Luật Dầu khí do Tổng cục trưởng trực tiếp phụ trách.
- Ngày 9-12-1989, Tổng cục Dầu khí trình Hội đồng Bộ trưởng Đề cương và kế hoạch cụ thể xây dựng Luật Dầu khí.
- Đầu năm 1990, ơng Trương Thiên, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Cơng nghiệp nặng, trực tiếp phụ trách Ban soạn thảo Luật Dầu khí; Vụ phĩ Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Cơng nghiệp nặng Đỗ Quang Tồn là Phĩ ban; chuyên viên luật Vụ Hợp tác quốc tế Bùi Quyết là Thư ký Ban soạn thảo. Ban soạn thảo Luật Dầu khí cịn bao gồm một số cán bộ khác của Bộ Cơng nghiệp nặng, của Tổng cơng ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam và của một số bộ cĩ liên quan. Cơng việc soạn thảo Luật Dầu khí thời gian này do Bộ trưởng Bộ Cơng nghiệp nặng Trần Lum trực tiếp chỉ đạo.
Soạn thảo Luật Dầu khí là việc mới đối với Việt Nam, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Cơng nghiệp nặng cùng phối hợp bàn với Cơ quan UNDP (Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc) ở Hà Nội để tài trợ cho việc thuê tư vấn quốc tế cho Dự án soạn thảo Luật Dầu khí. Dự án VIE 90/009 về việc UNDP hỗ trợ dự thảo Luật Dầu khí được hình thành và được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt1.
Triển khai Dự án VIE 90/009, Cơ quan UNDP Hà Nội đã giúp dàn xếp cử các chuyên gia cĩ kinh nghiệm, trong đĩ cĩ chuyên gia chính là luật sư Townsend Gault người Na Uy, sang Việt Nam làm việc với Ban soạn thảo Luật Dầu khí của Bộ Cơng nghiệp nặng và phía Việt Nam (bao gồm các bộ cĩ liên quan) để cung cấp các thơng tin cơ bản về nội dung Luật Dầu khí của một số nước, về quyền lợi nước chủ tài nguyên dầu khí và về những nguyên tắc cơ bản để quản lý tài nguyên dầu khí.
Báo cáo của Bộ Cơng nghiệp nặng gửi Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và Hội đồng Bộ trưởng về việc xây dựng Luật Dầu khí (Cơng văn số 730/CNNg-VP, ngày 26-3-1991 (Lược trích)):
(1) Việc soạn thảo Luật Dầu khí được sự giúp đỡ và tài trợ của Cơ quan UNDP thơng qua Dự án VIE 90/009;
(2) Trong tháng 12-1990 luật sư Townsend Gault vào Việt Nam lần đầu tiên để triển khai Dự án. Ngày 21-12-1990 tham gia Hội thảo do Bộ Cơng nghiệp nặng chủ trì tại Hà Nội và để làm việc với Ban soạn thảo Luật về dự kiến nội dung và phân cơng viết từng phần;
(3) Tháng 2-1991 luật sư Townsend Gault vào Việt Nam lần thứ hai để trình Dự thảo lần đầu do luật sư chuẩn bị; tổ chức Hội thảo nội bộ phía Việt Nam để thảo luận Dự thảo trên; tổ chức Hội thảo với luật sư Townsend Gault để trao đổi ý kiến; luật sư Townsend Gault chỉnh lý lại và trao lại Dự thảo lần 2 cho Ban soạn thảo Luật Dầu khí; luật sư Townsend Gault soạn thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật;
(4) Tháng 3-1991 họp Ban soạn thảo Luật Dầu khí; phân cơng các thành viên biên soạn từng phần cĩ tham khảo nội dung Dự thảo của luật sư Townsend Gault nhưng phù hợp với khung luật pháp Việt Nam. Việc soạn thảo đã kết thúc vào 5-4-1991;
(5) Dự kiến: - Cuối tháng 4-1991 luật sư Townsend Gault sẽ cùng với các chuyên gia kinh tế và thuế sẽ vào Việt Nam để phối hợp với Ban soạn thảo tiếp tục chỉnh lý lại Dự thảo Luật; - Tháng 5-1991 tổ chức Hội thảo rộng rãi; - Tháng 6-1991 trình Hội đồng Bộ trưởng thơng qua để trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 1991.