4. Cơng văn số 648/DK-TC ngày 5-9-1991 và Cơng văn số 739/DK-TC ngày 8-10-1991 của Tổng Giám đốc Tổng cơng ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam. đốc Tổng cơng ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam.
Tổ nghiên cứu đề án tổ chức lại ngành Dầu khí của Hội đồng Bộ trưởng đã trình lên Thường trực Hội đồng Bộ trưởng 3 mơ hình tổ chức như sau:
(1) Thành lập Bộ Cơng nghiệp dầu khí, dưới Bộ cĩ các đơn vị cơ sở liên hồn tồn ngành Dầu mỏ, khí đốt, hĩa dầu bao gồm các khâu: thăm dị, khai thác, chế biến, lưu thơng (cả xuất, nhập khẩu) và dịch vụ dầu khí.
(2) Thành lập Ủy ban Dầu khí quốc gia. Ủy ban cĩ các đơn vị cơ sở trực thuộc, vừa thực hiện quản lý nhà nước vừa tư vấn cho Chính phủ về dầu khí nhưng với bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn Bộ.
(3) Tổng cơng ty Dầu khí quốc gia cĩ Hội đồng Quản trị, trực thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Ý kiến của Bộ Cơng nghiệp nặng: Đề nghị chưa tách ngành dầu khí ra khỏi Bộ vì quy mơ dầu khí chưa lớn và mơ hình Tổng cơng ty trực thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng e là cĩ những việc thuộc quản lý nhà nước sẽ khơng cĩ cơ quan nào đảm nhiệm. Trường hợp xét thấy tách Tổng cơng ty Dầu khí ra khỏi Bộ để Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo sẽ tạo điều kiện cho ngành phát triển nhanh thì cần quyết định sớm và triển khai nhanh. Bộ Cơng nghiệp nặng sẽ chấp hành nghiêm chỉnh việc bàn giao
Ngày 21-10-1991, Thường trực Hội đồng Bộ trưởng, sau khi cân nhắc các ý kiến, đề xuất về việc tổ chức lại ngành Dầu khí đã kết luận cần tổ chức Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam theo hướng trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng.
Ơng Trần Văn Giao, khi đĩ là chuyên viên Bộ Cơng nghiệp nặng, và sau chuyển lên cơng tác tại Văn phịng Hội đồng Bộ trưởng (tháng 5-1992), nhớ lại: Thường trực Hội đồng Bộ trưởng đã cân nhắc tất cả ý kiến trên và kết luận: Bộ Cơng nghiệp nặng phải được sắp xếp lại để tập trung hơn vào các ngành quan trọng và đang địi hỏi phải phát triển mạnh: cơ khí, điện tử, luyện kim, hĩa chất, mỏ. Dầu khí là ngành mũi nhọn, cần được phát triển mạnh, nếu để ở Bộ Cơng nghiệp nặng thì lãnh đạo Bộ bị chi phối nhiều trong việc quản lý và điều hành, vì vậy cần thành lập Tổng cơng ty Dầu khí quốc gia trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, vừa giảm khâu cấp trung gian, tạo điều kiện để đưa Cơng ty Xuất, nhập khẩu dầu khí (Petechim) vào Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam thành Tổ hợp Dầu khí của nước ta, vừa giúp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cĩ điều kiện trực tiếp nắm và giải quyết những vấn đề quan trọng và cấp bách của ngành Dầu khí, đồng thời bảo đảm quyền chủ động kinh doanh của Tổng cơng ty Dầu khí. Khi quy mơ dầu khí đủ lớn, sẽ tính đến việc thành lập Bộ Dầu khí. Trước mắt Tổng cơng ty Dầu khí quốc gia bao gồm các đơn vị của Tổng cơng ty Dầu khí và Cơng ty Xuất, nhập khẩu dầu khí (Petechim). Tổng cơng ty Xăng dầu (Petrolimex) và Cơng ty Dầu lửa (Kerosimex) làm chức năng tiêu thụ xăng dầu trong nước vẫn để Bộ Thương mại và Du lịch trực tiếp quản lý. Sau này một vài năm sẽ đưa về một mối. Các cơ
quan hữu quan nghiên cứu xây dựng dự thảo quy chế của Tổng cơng ty này, kể cả cơ cấu chức năng, nhiệm vụ Hội đồng Quản trị, nhân sự của Tổng cơng ty, nội dung quản lý nhà nước của các bộ, các ngành và mối quan hệ giữa Tổng cơng ty với các cơ quan quản lý cấp trên. Quy chế này sẽ trình lên Hội đồng Bộ trưởng duyệt vào tháng 12-1991…
Với nội dung như trình bày ở trên, ngày 30-10-1991, Hội đồng Bộ trưởng đã gửi Báo cáo số 86-KTĐN/m xin ý kiến Bộ Chính trị về việc tổ chức lại ngành Dầu khí.
Đầu tháng 12-1991, “Tổ Xây dựng đề án tổ chức lại ngành Dầu khí” của Hội đồng Bộ trưởng hồn thành hai bản dự thảo: “Nghị định thành lập Tổng cơng ty Dầu khí trực thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng” và “Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Hội đồng Quản trị dầu khí quốc gia”. Các văn bản dự thảo này đã được Văn phịng Hội đồng Bộ trưởng gửi lấy ý kiến gĩp ý của các bộ, ban, ngành Trung ương cĩ liên quan và của Tổng cơng ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam.
Đầu tháng 2-1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã đến thăm và làm việc tại một số đơn vị của Tổng cơng ty Dầu mỏ và Khí đốt và các đơn vị dịch vụ dầu khí khác tại phía Nam là Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro, Cơng ty Khí đốt, Cơng ty Petechim, Cơng ty Du lịch và Dịch vụ dầu khí OSC, Nhà máy Ba Son. Ngày 19-2-1992, Chủ nhiệm Văn phịng Hội đồng Bộ trưởng đã ký văn bản thơng báo kết luận của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt về một số cơng việc của Tổng cơng ty Dầu mỏ và khí đốt.
Kết luận của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt (Thơng báo ngày 19-2-1992 Chủ nhiệm Văn phịng Hội đồng Bộ trưởng):
• Đối với Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt - Xơ: “Cố gắng phấn đấu khai thác 5,5 triệu tấn dầu thơ, vượt mức kế họach được giao trong năm 1992 với điều kiện bảo đảm quy trình cơng nghệ khai thác và an tồn, khơng gây tác hại đến các giếng dầu, bảo vệ tài nguyên dầu”; “... Phải hồn thành việc xác định trữ lượng mỏ Bạch Hổ, đặc biệt trữ lượng tầng mĩng để cĩ chế độ khai thác hợp lý, đảm bảo tuổi thọ của mỏ. Áp dụng biện pháp khai thác cơ học sớm phục hồi các giếng khai thác đã hết chế độ tự phun, nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu”. “... Ngồi việc tìm thêm trữ lượng dầu để đảm bảo thực hiện kế hoạch khai thác dầu, cần phải tìm kiếm và bảo đảm trữ lượng khí dẫn vào bờ cho cơng nghiệp sử dụng khí như điện, đạm, hĩa chất, v.v..”. “... Tiếp tục ký với Cơng ty Petechim, Cơng ty Dịch vụ dầu khí (PSC) về hợp đồng cung cấp vật tư, thiết bị theo chế độ ủy thác như trước đây nhằm phục vụ kịp thời cho sản xuất của Xí nghiệp Liên doanh và khơng bị ép giá. Cần nhanh chĩng thay thế cơng nghệ cũ, lạc hậu, đưa sớm cơng nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào việc thăm dị khai thác nhằm
bảo vệ mỏ và tăng hệ số thu hồi dầu”. “... Cần gĩp phần của mình vào quy hoạch, chỉnh trang thành phố (Vũng Tàu), trước mắt bằng động viên sự đĩng gĩp của cán bộ, cơng nhân trong xí nghiệp xây tặng thành phố những cơng trình phúc lợi xã hội nhằm từng bước xây dựng Vũng Tàu trở thành trung tâm của các họat động dầu khí, kinh tế, tài chính và đầu tư của nước ngồi”; “... Giao cho Bộ Cơng nghiệp nặng, Tổng cơng ty Dầu mỏ và Khí đốt và Xí nghiệp Liên doanh thảo luận tìm biện pháp đưa nhanh mỏ Rồng vào khai thác. Việc xác định khả năng khai thác 5,5 triệu tấn năm 1992 và đưa mỏ Rồng vào khai thác nhanh phải được tính xong trong tháng 2-1992 và trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định”;
• Về mỏ Đại Hùng, Bộ Cơng nghiệp nặng, Tổng cơng ty Dầu mỏ và Khí đốt cần thỏa thuận sớm với Phía bạn về thời gian, nội dung, thành phần tham gia đàm phán với nước thứ ba để đưa mỏ Đại Hùng vào khai thác trong năm 1993, gĩp phần tăng sản lượng khai thác dầu khí trong thời kỳ 1991-1995. Bộ Cơng nghiệp nặng, Tổng cơng ty Dầu mỏ và Khí đốt tham gia chỉ đạo chặt chẽ, phản ảnh kịp thời diễn biến trong quá trình đàm phán lên thường trực Hội đồng Bộ trưởng;
• Về cơng trình đường ống dẫn khí vào bờ: “Bộ Cơng nghiệp nặng, Tổng cơng ty Dầu mỏ và Khí đốt cần triển khai ngay việc xây dựng cơng trình đường ống dẫn khí vào bờ theo luận chứng đã được duyệt: