Về phía công ty chè Phú Đa

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tscđ tại công ty chè phú đa hiện nay (Trang 88)

2013)

3.4.2. Về phía công ty chè Phú Đa

- Công ty phải nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, chế độ kế toán Nhà nước ban hành. Trên cơ sở văn bản quy định đó Công ty nên lựa chọn một chính sách phù hợp và áp dụng nhất quán cho mọi giao dịch, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cần chú trọng xây dựng hệ thống kế toán quản trị phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý, trang bị cũng như trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán.

83

- Công ty cần chú ý tới việc trang bị các phương tiện hiện đại phục vụ cho công tác kế toán nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ kế toán, đồng thời đáp ứng được yêu cầu khi hội nhập với các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các nhà quản lý và nhân viên kế toán. Khắc phục tình trạng một số cán bộ quản lý, kế toán trưởng thiếu năng lực, yếu tư các đạo đức thậm chí còn lợi dụng các kẽ hở trong chính sách, chế độ quản lý để đào sâu các mặt tiêu cực như tham ô, chốn thuế,...

- Xác định cơ cấu TSCĐ theo cách phân loại TSCĐ phù hợp, đồng thời kết hợp kế toán theo từng đối tượng TSCĐ để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch đầu tư dài hạn cho từng thời kỳ, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng như cáu khoản tổn thất do sử dụng tài sản cố định không đúng mục đích.

- Mở đầy đủ hệ thống tài khoản tổng hợp và chi tiết trong hạch toán TSCĐ để thực hiện chức năng cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán kế toán nói chung, hạch toán TSCĐ nói riêng phải sử dụng một hệ thống tài khoản nhất định. Đối với hạch toán TSCĐ, việc mở đầy đủ và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào hệ thống tài khoản tổng hợp và chi tiết giúp cho kế toán xử lý, cung cấp được thông tin hiện có và tình hình biến động của từng loại TSCĐ theo các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.

- Lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với từng loại hoặc từng nhóm TSCĐ. Tính phù hợp được xem xét trên các khía cạnh: đặc điểm hao mòn của TSCĐ, khả năng tài chính, năng lực cạnh tranh và chiến lược phát triển của Công ty trong từng thời kỳ nhất định.

- Củng cố và nâng cao chất lượng công tác hạch toán ở các bộ phận sản xuất kinh doanh của đơn vị. Khi các đơn vị xây dựng hệ thống báo cáo kế toán nội bộ phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: Các chỉ tiêu phản ánh trong

84

báo cáo kế toán nội bộ phải thống nhất với các chỉ tiêu của các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán và về phương pháp tính để đảm bảo so sánh được; cung cấp đầy đủ thông tin cho quản trị kinh doanh của đơn vị; số liệu của các chỉ tiêu có liên quan phản ánh trên các báo cáo nội bộ phải thống nhất, đầy đủ, chính xác và trung thực; Hệ thống chỉ tiêu trong báo cáo trung thực; mẫu biểu phải được xây dựng phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị và phải đơn giản, thuận tiện cho người sử dụng các báo cáo nội bộ này.

- Định kỳ thực hiện phân tích tình hình trang bị và hiệu quả sử dụng TSCĐ nhằm đánh giá tính hợp lý của những biện pháp, kế hoạch đã được thực hiện và đề xuất các biện pháp cải tiến nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty trong tương lai.

85

KẾT LUẬN

Tài sản cố định có vị trí rất quan trọng và cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phản ánh năng lực, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật và trang bị cơ sở vật chất của doanh nghiệp.TSCĐ là cơ sở vật chất không thể thiếu được trong sản xuất kinh doanh và nền kinh tế quốc dân nói chung. Vì vậy, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp Nhà nước phải nỗ lực hơn nữa bằng chính năng lực của mình. Muốn đạt được điều này thì công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tài sản cố định nói riêng càng phải được củng cố và hoàn thiện hơn nữa để thực sự trở thành công cụ quản lý tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhận thức được điều đó Công ty chè Phú Đa đã rất chủ động quan tâm tới công tác kế toán tài sản cố định ở Công ty và đạt được những thành tựu nhất định bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Trong thời gian tới, với quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng việc theo dõi phản ánh đầy đủ tình hình tăng giảm, hao mòn, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng TSCĐ ngày càng hoàn thiện hơn, đảm bảo quyền làm chủ trong sản xuất kinh doanh, quyền chủ động về tài chính của đơn vị cũng như đáp ứng được nhu cầu quản lý ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.

Như vậy, để tài sản cố định phát hay được hiệu quả trong hoạt động sản xuất thì yêu cầu đặt ra công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định ngày càng phải được hoàn thiện. Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường như hiện nay, một doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển cần phải chú trọng đầu tư, đổi mới trang thiết bị, máy móc hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó phải có những quyết định đầu tư đúng đắn cho viêc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật sao cho vừa hiệu quả vừa không lãng phí, đáp ứng được yêu cầu.

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định 15/2006/QĐ – BTC của Bộ trƣởng BTC ngày 20/03/2006 Về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.

2. Thông tư 45/2013/TT- BTC ngày 25/04/2013 Hƣớng dẫn chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định

3. GS.TS.Ngô Thế Chi, TS.Trương Thị Thủy(2008). Giáo trình kế toán tài chính

4. PGS.TS.Nguyễn Văn Công (2008). Kế Toán Doanh Nghiệp Lý Thuyết – Bài Tập Mẫu & Bài Giải. Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

5. Quốc Vượng (2014). Chè Phú Thọ và bài toán xây dựng thương hiệu.

20/03.

6. Đức Minh (2012). Công ty chè Phú Đa vững bước trong khó khăn.

21/07

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tscđ tại công ty chè phú đa hiện nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)