Định hƣớng phát triển của Công ty chè Phú Đa

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tscđ tại công ty chè phú đa hiện nay (Trang 72)

2013)

3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty chè Phú Đa

3.1.1. Chiến lƣợc phát triển của công ty giai đoạn 2015- 2020

- Thị trƣờng xuất khẩu

Củng cố và giữ vững thị trường hiện có, tăng cường quảng cáo giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ quốc tế, giới thiệu qua trang web để tìm kiếm đối tác mở rộng quan hệ với bạn hàng buôn bán chè của các nước trên thế giới.

Phấn đấu đến năm 2015 có 30-40% sản phẩm chè của Công ty được bán dưới dạng sản phẩm hoàn chỉnh có bao bì, mẫu mã đẹp phù hợp với văn hóa của các nước khác nhau.

- Xây dựng vùng chè công nghệ cao

Hiện nay do việc trồng, chăm sóc, thu hái chưa đúng kỹ thuật nên năng suất các vườn chè thấp, chất lượng chưa cao. Năng suất bình quân vườn chè toàn công ty đạt 10 tấn/ha, trong khi đó vùng chè của xí nghiệp chè phú Sơn đạt 15 tấn/ ha, với năng suất như vậy đời sống của công nhân làm chè rất ổn định. Vì vậy, thực hiện chủ trương của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công ty đã lựa chọn vùng chè Phú Sơn để đầu tư vùng chè công nghệ cao. Vùng chè này sẽ trở thành hình mẫu để bà con thăm quan học tập và làm theo.

- Về công tác đầu tƣ

Đầu tư hoàn chỉnh 3 nhà máy hiện có, từng bước thay thế các thiết bị cũ, nâng cấp nhà xưởng, vật kiến trúc, xây dựng cảnh quan môi trường tạo ra cơ sở sản xuất xanh, sạch, đẹp đảm bảo về sinh an toàn thực phẩm. Công ty cũng đã xây dựng phương án đầu tư xây thêm 1 đến 2 nhà máy mới và nâng cao công suất các nhà máy hiện có để chế biến hết toàn bộ nguyên liệu với chất lượng đảm bảo.

67

Định hướng xây dựng nhà máy tinh chế chè với thiết bị công nghệ hiện đại có công suất trên 5000 tấn sản phẩm/ năm. Đồng thời xây dựng nhà máy sản xuất chè xanh với công suất 70 tấn/ ngày.

Nhập khẩu các công nghệ mới để đầu tư sản xuất đa dạng các sản phẩm có nguồn gốc từ chè phục vụ cho nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng thuộc các lứa tuổi và các dân tộc khác nhau, mở rộng thị trường tiêu thụ và quảng bá thương hiệu chè Phú Thọ nói chung và chè Phú Đa nói riêng.

- Về nông nghiệp

Trong thời gian tới để chủ động hoàn toàn nguồn chè nguyên liệu búp tươi đáp ứng cho các nhà máy, Công ty sẽ tiếp tục tập trung vào thâm canh vườn chè, đầu tư trồng mới chè bằng giống đặc sản cũng như trồng lại những diện tích chè già, chè bị chết, năng suất chưa cao để đưa năng suất bình quân toàn Công ty đạt 18- 20 tấn búp chè tươi/ ha. Đồng thời công ty xây dựng các giải pháp hợp lý mở rộng liên doanh, liên kết với chè của nhân dân trong vùng từ 300 - 400 ha và phấn đấu tăng sản lượng toàn Công ty đạt 35.000 – 40.000 tấn chè búp tươi/ năm.

Chất lượng nguyên liệu búp chè tươi ảnh hưởng tới 80% chất lượng sản phẩm, năng suất cây trồng quyết định tới sản lượng chè thành phẩm. Để phát triển bền vững, sản phẩm chè có chất lượng cao và có sản lượng lớn, ngành chè phải quan tâm tới việc nâng cao chất lượng nguyên liệu búp chè tươi cũng như năng suất cây trồng. Thực tế cho thấy, toàn bộ diện tích trồng chè của Công ty đang tồn tại một số giống đã thoái hoá có chất lượng thấp (chiếm trên 44%), một tỷ lệ khá cao trồng giống PH1 có năng suất cao nhưng chất lượng sản phẩm thấp. Ngoài ra, vườn chè già trên 20 năm chiếm 25%, năng suất và chất lượng búp đã suy giảm. Thực trạng ấy đòi hỏi phải trồng lại và loại bỏ hoàn toàn những giống chè chất lượng sản phẩm thấp trong vòng 5 năm tới. Chỉ có trồng giống chè tốt trên quy mô lớn mới tạo ra sản phẩm có chất lượng đồng đều, tạo ra những lô hàng lớn, đồng nhất về chất lượng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại chè thuận lợi và hiệu quả…

68

Đầu tư hệ thống tưới cho ít nhất 30% vườn chè để bà con chủ động tưới nước, tăng cường độ ẩm trong mùa khô hạn, tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng tốt cho năng suất cao.

Phối hợp với viện di truyền đưa vào ứng dụng sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh chuyên dùng cho chè để bà con nông dân chăm sóc vườn chè, cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng cho cây chè phát triển cân đối cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Đưa vào ứng dụng tiến tới phổ cập các biện pháp phòng trừ không sử dụng thuốc hóa học hoặc hạn chế thấp nhất sử dụng thuốc để đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng.

Tại các xí nghiệp chè tổ chức tốt vườn ươm giống để cung cấp các giống mới có chất lượng cao cho bà con phát triển mở rộng diện tích.

Bên cạnh đó,Công ty cũng quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, tìm kiếm mở rộng thị trường thông qua việc tạo các sản phầm có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, đáp ứng yêu cầu thị hiếu đa dạng của khách hàng; nghiên cứu thêm một số mặt hàng mới, đặc biệt là chè xanh chất lượng cao mang thương hiệu Phú Thọ, nhằm góp phần cùng Tỉnh xây dựng thành công thương hiệu chè Phú Thọ trên thị trường trong nước cũng như thế giới.

3.1.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện hạch toán và quản lý TSCĐ tại Công ty chè Phú Đa

3.1.2.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán và quản lý TSCĐ

Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, công tác kế toán luôn được chú trọng ở tất cả các doanh nghiệp vì tầm quan trọng của nó. Chức năng kế toán là ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp. Ngoài ra kế toán còn cung cấp các thông tin cho rất nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Đối với các nhà quản lý, các thông tin này giúp cho họ có cơ sở để đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp với các nhà đầu tư.

69

Ý nghĩa cũng như sự cần thiết của việc hoàn thiện hạch toán TSCĐ trong các Doanh nghiệp được thể hiện qua các khía cạnh sau:

- TSCĐ là cơ sở vật chất quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm từ đó quyết định uy tín, sức cạnh tranh của Doah nghiệp trên thị trường. trước sức ép gay gắt trong cạnh tranh của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước việc đầu tư và duy trì một cơ cấu TSCĐ hợp lý về số lượng và chủng loại, chất lượng và trình độ công nghệ là một yếu tố vô cùng quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

- Hạch toán TSCĐ là một phần hành không thể thiếu trong các Doanh nghiệp, có chức năng, nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình hiện có và biến động của TSCĐ, chất lượng cũng như năng lực hoạt động của TSCĐ từ đó tham mưu cho quản lý các quyết định đầu tư, đổi mới, hiện đại hóa, điều chuyển, thanh lý, sửa chữa, thah lý, nhượng bán TSCĐ nhằm nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả sử dụng TSCĐ. Đồng thời đưa ra các quyết định phương pháp tính khấu hao cùng như thời gian sử dụng TSCĐ đó, từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư thích hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp, yêu cầu quản lý và quy định của nhà nước. Mặt khác hạch toán TSCĐ còn cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho việc đánh giá tình hình trang bị và hiệu quả sử dụng TSCĐ từ đó đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng.

Việc hạch toán và quản lý tài sản cố định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty chè Phú Đa. Trong điều kiện ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay, kế toán là công cụ hữu hiệu để công ty có thể phân tích được tình hình tài sản của mình, từ đó có hướng đầu tư và phương pháp quản lý thích hợp để tạo nên sức mạnh nội lực. Việc hạch toán

70

và quản lý TSCĐ hiện nay của công ty cần được hoàn thiện để đáp ứng những nhu cầu trên.

3.1.2.2.Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty chè Phú Đa

a. Hoàn thiện hệ thống sổ sách, chứng từ

-Với hệ thống chứng từ kế toán phải được luân chuyển theo đúng thời gian. Phòng kế toán thường xuyên chỉ đạo việc đăng ký và luân chuyển chứng từ về phòng kế toán theo đúng thời gian và trình tự.

-Với hệ thống sổ sách theo dõi TSCĐ, ngoài các loại sổ sách theo quy định của Bộ tài chính Công ty cần lập thêm một số loại sổ sách để quản lý, theo dõi sự biến động của TSCĐ được chặt chẽ và hiệu quả hơn.

b. Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ

- Tiếp tục thực hiện quy chế quản lý tài chính kế toán về quản lý, sử dụng TSCĐ.

- Công tác lập kế hạch khấu hao cần phải được tính toán chính xác và chặt chẽ hơn tránh việc thu hồi không đủ vốn đầu tư ban đầu. Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, phân bổ vào các quý trong năm. Máy móc thiết bị sử dụng nhiều hay ít đều có một mức khấu hao như nhau trong khi công việc sản xuất kinh doanh tăng giảm không đều, thường tăng vào cuối quý II, quý III, quý IV và giảm vào quý I, đầu quý II. Vì vậy, trong thời gian tới công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh đối với một số TSCĐ một cách linh hoạt sao cho có thể thu hồi được vốn đầu tư nhanh nhất mà không ảnh hưởng đến hoạt động SXKD trong kỳ.

- Công ty cần tiến hành đánh giá lại TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác. Hiện nay, do khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ làm cho TSCĐ không tránh khỏi hao mòn vô hình. Đồng thời với một cơ chế kinh tế thị trường như hiện nay giá cả luôn biến động, điều này làm cho việc phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách so với giá trị thực tế. Như vậy, việc

71

thường xuyên đánh giá lại TSCĐ sẽ giúp cho việc tính khấu hao được chính xác, đảm bảo thu hồi vốn và bảo toàn vốn cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hoặc có những biện pháp xử lý kịp thời khi TSCĐ bị mất mát nghiêm trọng hoặc hư hỏng tránh thất thoát vốn.

c. Hoàn thiện về việc quản lý TSCĐ của các đơn vị trực thuộc

Hiện nay Công ty dang theo dõi trên bảng kê chi tiết TSCĐ nên số liệu sẽ không cập nhật được kịp thời, đối chiếu dễ không khớp với TK211. Vì vậy, Công ty nên mở thêm các tiểu khoản chi tiết cho từng đơn vị trực thuộc và phân tiếp theo nhóm TSCĐ để theo dõi.

d. Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong công ty Đối với cán bộ quản lý

Đây là đội ngũ quan trọng, quyết định hướng đi cho doanh nghiệp, quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho công ty có thể phát triển. Chính vì vậy, công ty cần:

- Không ngừng nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ quản lý, tạo điều kiện cho họ tư phấn đấu vươn lên .

- Chăm lo công tác đào tạo về mọi mặt: đào tạo nâng cao, đào tạo bổ sung, đào tạo chuyên ngành cho cán bộ kỹ thuật phù hợp với đều kiện máy móc trang thiết bị ngày càng tiên tiến và hiện đại.

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất

- Công ty cần phải khuyến khích họ phát huy vai trò tự chủ, năng động, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc thông qua việc sử dụng chế độ lương thưởng như một đòn bẩy để phát triển sản xuất.

- Cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân sản xuât, đảm bảo điều kiện làm việc tốt cho môi trường làm việc.

- Mở các lớp đào tọa, bồi dưỡng tay nghề cho công nhân, hoàn thiện kỹ năng sử dụng máy móc thiết bị kỹ thật mới đảm bảo hiệu suất hoạt động ở mức tối đa.

72

3.2. Quan điểm về việc cải tiến công tác quản lý tài sản cố định tại công ty chè Phú Đa công ty chè Phú Đa

3.2.1. Quan điểm về mô hình tổ chức quản lý công tác kế toán TSCĐ a. Về mô hình tổ chức quản lý công tác kế toán TSCĐ a. Về mô hình tổ chức quản lý công tác kế toán TSCĐ

Để xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán ở đơn vị một cách khoa học và hợp lý cần phải căn cứ vào các cơ sở sau đây:

- Lĩnh vực hoạt động của đơn vị

- Đặc điểm quy trình hoạt động của đơn vị

- Mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ

- Trình độ trang bị, sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán

- Biên chế bộ máy kế toán và trình độ nghè nghiệp của đội ngũ nhân viên hiện có

Hiện nay công ty chè Phú Đa đang áp dụng mô hình kế toán tập trung, theo mô hình này toàn bộ công tác kế toán được phân bổ tập trung ở đơn vị cấp trên hay còn gọi là mô hình 1 cấp. Các đơn vị cấp dưới không có tổ chức công tác kế toán riêng.

Phòng kế toán chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính trong toàn doanh nghiệp. Các đơn vị cấp dưới không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ có nhân viên làm nhịêm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra và định kỳ gửi các chứng từ về phòng kế toán. Hoặc cũng có trường hợp các đơn vị cấp dưới trở thành đơn vị hạch toán ban đầu theo chế độ báo sổ và định kỳ gửi các sổ theo chế độ báo sổ này về Phòng kế toán. Phòng kế toán tổ chức hệ thống sổ tổng hợp và chi tiết để xử lý, ghi chép toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, lập báo cáo kế toán và cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý toàn doanh nghiệp.

Các đơn vị phụ thuộc trong trường hợp này chưa được phân cấp quản lý kinh tế tài chính nội bộ ở mức độ cao (chưa được giao vốn, chưa tính kết quả kinh doanh riêng)

73

Căn cứ vào đặc điểm, quy mô và phạm vi hoạt động Công ty lựa chọn mô hình kế toán tập trung là phù hợp do các xí nghiệp thành viên, các đội sản xuất nằm rải rác trên địa bàn huyện trong vòng bán kính 20km nên việc luận chuyển chứng từ khá thuận tiện và việc quản lý sẽ tập trung và bao quát. Tuy nhiên mô hình kế toán này cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

Ƣu điểm: Số liệu kế toán được tập trung, phục vụ kịp thời cho chỉ đạo toàn đơn vị, tất cả các công việc kế toán tập trung chủ yếu ở văn phòng trung tâm nên tránh đựơc tình trạng báo cáo sai lệch về tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị

Nhƣợc điểm: Khối lượng công tác kế toán ở Phòng kế toán trung tâm nhiều và cồng kềnh, Các đơn vị phụ thuộc không có thông tin cho chỉ đạo nghiệp vụ ở đơn vị.

b. Về nguyên tắc quản lý

Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tscđ tại công ty chè phú đa hiện nay (Trang 72)