2013)
3.3. Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty chè Phú Đa hiện nay
chè Phú Đa hiện nay
Căn cứ vào những tồn tại và khó khăn hiện nay của Công ty, căn cứ vào quy định của Nhà nước và BTC tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty chè Phú Đa:
- Về tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty hiện nay được phân công nhiệm vụ một cách chi tiết dẫn đến bộ máy kế toán cồng kềnh, dư thừa nhân lực. Vì vậy, Công ty nên cơ cấu lại bộ máy kế toán sao cho phù hợp nhất để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao. Trong thời gian tới công ty Công ty có thể mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động ra địa phương khác nên Công ty
77
cũng nên xem xét xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với cơ cấu quản lý. Xác định số lượng nhân viên kế toán cần thiết để đảm nhận khối lượng công việc kế toán và tìm kiếm những nhân viên kế toán có trình độ phù hợp với quy mô phát triển của công ty để tiết kiệm chi phí.
- Về hình thức sổ kế toán
Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng là Nhật ký chứng từ chỉ thích hợp cho việc làm bằng thủ công, không thích hợp cho việc áp dụng kế toán máy. Bên cạnh đó, phần mềm kế toán công ty đang áp dụng là phần mềm EFECT, phần mềm này được viết từ năm 2001 nên đã qua cũ và không còn phù hợp. Vì vậy, Công ty có thể đặt một chương trình kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh hoặc chuyển đổi hình thức sổ theo hình thức nhật ký chung hoặc chứng từ ghi sổ vì hai hình thức sổ này có thể áp dụng kế toán máy giúp giảm bớp khối lượng công việc và quản lý bao quát hơn.
- Ứng dụng công nghệ tin học trong kế toán TSCĐ
Ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán nói riêng và hiệu quả quản lý nói chung. So với thủ công việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán có những ưu việt sau:
Cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý.
Tiết kiệm hao phí lao động cho công tác hạch toán, đảm bảo công tác kế toán hiệu quả hơn do các phần mềm đã tự động xử lý, tính toán, ghi sổ và lập báo cáo.
Thuận tiện cho việc tìm kiếm số liệu, kiểm tra, đối chiếu, phát hiện sai sót.
Giúp công tác bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán được thuận lợi và an toàn.
Mặt khác, trong điều kiện hiện đại như hiện nay thì việc sử dụng tin học trong công tác kế toán là một điều rất cần thiết. Hơn nữa, công ty cũng đã
78
trang bị máy vi tính cho phòng kế toán do vậy việc thay đổi hình thức kế toán là thiết thực để mang lại hiệu quả cao.
- Về phân loại TSCĐ
Hiện nay, Công ty đang phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành, cách phân loại này sẽ không cho biết được kết cấu TSCĐ đang sử dụng như thế nào, TSCĐ đang dùng trong kinh doanh cơ bản hay ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản cũng chưa thấy rõ. Để khắc phục được tình hình này, cùng với việc phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành, Công ty nên tiến hành phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế và tình hình sử dụng.
Phân loại theo công dụng kinh tế TSCĐ được phân thành: TSCĐ dùng trong hoạt động SXKD
TSCĐ dùng ngoài SXKD
Phân loại theo tình hình sử dụng TSCĐ sẽ được phân thành : TSCĐ đang dùng
TSCĐ chưa cần dùng TSCĐ không cần dùng
Phân loại theo hình thức này giúp người quản lý thấy được kết cấu TSCĐ theo công dụng kinh tế, nắm bắt được trình độ trang bị kỹ thuật trong doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý TSCĐ và tính khấu hao chính xác. Hơn nữa theo cách phân loại này nhà quản lý còn thấy rõ được TSCĐ dùng trong và ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh để đưa ra các phương án đầu tư đáp ứng nhu cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế và tình hình sử dụng giúp nhà quản lý phân tích điều tra, đánh giá tiềm lực cần khai thác, thấy được tỷ lệ TSCĐ không dùng do hư hỏng hoặc đang chờ thanh lý. Mặt khác, có thể thấy được số lượng TSCĐ đang dùng trong hoạt động SXKD là bao nhiêu, đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất chưa, năng suất hoạt động nhiều hay ít... để có phương hướng điều chỉnh cho phù hợp.
79
Đối với TSCĐ hữu hình, hiện nay tại Công ty chè Phú Đa kế toán chỉ tiến hành phân loại theo đặc trưng kỹ thuật (kết cấu). Cách phân loại này vẫn chưa đủ, Công ty nên tiến hành phân loại TSCĐ HH theo nguồn hình thành nhằm mục đích quản lý nguồn vốn tài trợ để có kế hoạch cơ cấu, trả hay bù đắp nguồn tài trợ. Theo cách phân loại này thì TSCĐ hữu hình được phân thành:
TSCĐ mua sắm xây dựng bằng nguồn vố chủ sở hữu
TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của đơn vị TSCĐ mua sắm bằng nguồn vốn vay
TSCĐ mua sắm bằng nguồn vốn khác - Về kiểm kê, đánh giá TSCĐ
Hiện nay, Công ty thực hiện kiểm kê TSCĐ 1 lần/ năm vào cuối năm, tuy nhiên việc kiểm kê chỉ mang tính hình thức chưa thực sự chú trọng trong công tác kiểm kê dẫn đến việc quản lý TSCĐ chưa chặt chẽ. Vì vậy, công ty cần chú trọng hơn trong công tác kiểm kê TSCĐ, thực hiện kiểm kê định kỳ 6 tháng/ lần hoặc kiểm kê theo quý để theo dõi chặt chẽ TSCĐ, tránh thất thoát, mất, hỏng hóc không rõ nguyên nhân... từ đó đưa ra được hướng giải quyết kịp thời tránh thất thoát vốn.
Thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng TSCĐ và kiêm kê định kỳ TSCĐ. Đối với các trường hợp hư hỏng, thiêu mất TSCĐ phải có biên bản xử lý thiếu mất và kiến nghị phương án sửa chữa thích hợp.
Để khắc phục được sự hao mòn vô hình, tránh được sự giảm giá của đồng tiền và giảm bớt được tổn thất do lạm phát gây ra, Công ty nên định kỳ điều chỉnh lại giá trị TSCĐ cho phù hợp với thị trường bằng cách đánh giá và đánh giá lại TSCĐ. Đánh giá chính xác giá trị TSCĐ là căn cứ để tính khấu hao nhằm thu hồi được vốn đầu tư một cách nhanh nhất. Qua đánh giá và đánh giá lại TSCĐ còn giúp nhà quản lý nắm được tình hình biến động về vốn của đơn vị để có biện pháp điều chỉnh thích hợp như thanh lý, nhượng bán để giải phóng vốn.
80 - Về công tác khấu hao TSCĐ
Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp này có nhược điểm là thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế (nhất là hao mòn vô hình). Vì vậy, căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện lựa chọn phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp như là TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc thì nên áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng; TSCĐ là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh hoặc phương pháp khấu hao theo sản lượng.
Do đặc thù của ngành chè là sản xuất theo mùa vụ và theo kế hoạch nên có thể tính khấu hao TSCĐ theo sản lượng, chi phí khấu hao TSCĐ bỏ ra trên một đơn vị sản lượng là như nhau giúp cho giá thành giữa các tháng được ổn định tạo điều kiện cho kế toán quản trị làm tốt công tác của mình.
Cụ thể phương pháp khấu hao theo số lượng, sản phẩm:
=
= x
Khấu hao năm = khấu hao tháng x 12
- Về việc sửa chữa, bảo dƣỡng TSCĐ
Đẩy mạnh việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc để nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị. Một thiết bị không được sửa chữa bảo dưỡng theo kế hoạch có thể dẫn đến việc sản xuất bị gián đoạn, chi phí sản xuất sẽ tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Mức khấu hao hàng năm =
Giá trị còn lại của
TSCĐ đầu năm x Tỷ lệ khấu hao nhanh Nguyên giá
Sản lượng theo công suất thiết kế Số lượng SP thực hiện trong tháng Mức khấu hao bình quân đvsp Mức khấu hao bình quân ĐVSP Khấu hao hàng tháng
81
- Lựa chọn phƣơng án đầu tƣ TSCĐ
Một số máy móc sản xuất của Công ty chè Phú Đa hiện nay khá cũ và lạc hậu vì vậy Công ty nên đầu tư đổi mới máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên việc đầu tư TSCĐ là quá trình đầu tư dài hạn, không thể có hiệu quả ngay tức thì, Công ty phải căn cứ vào tình hình hiện tại cũng như khả năng vốn để lựa chọn việc