2013)
2.3.2. Những tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác kế toán TSCĐ Công ty vẫn còn những tồn tại khách quan và chủ quan cần khắc phục cụ thể như sau:
Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được phân
rõ ràng theo chức năng và nhiệm vụ. Tuy nhiên, bộ máy kế toán quá chi tiết dẫn đến cồng kềnh, tốn nhân sự. Vì vậy, cần cơ cấu lại bộ máy kế toán sao cho phù hợp để vừa thực hiện tốt được chức năng nhiệm vụ, vừa không dư thừa nhân lực.
Về hệ thống sổ sách kế toán: Hình thức tổ chức kế toán tập trung bên cạnh những ưu điểm đã thể hiện những nhược điểm trong quá trình hạch toán đó là hệ thống sổ sách nhiều,việc báo cáo, luân chuyển chứng từ kế toán từ xí nghiệp về văn phòng Công ty nhiều khi không kịp thời cho nên Công ty không thể cập nhật được toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức sổ kế toán trùng lặp, khá phức tạp và rất khó cơ giới hóa công tác kế toán.
Về tin học hóa công tác kế toán: Hiện nay toàn bộ kế toán công ty được sử dụng trên máy nối mạng nội bộ, thực hiện qua phần mềm kế toán EFECT. Đây là phần mềm kế toán được viết vào năm 2001 nên đã trở nên lạc
65
hậu và cũng chưa cập nhật được các nội dung, nghiệp vụ kinh tế theo chế độ kế toán mới. Các bút toán kết chuyển tự động gặp nhiều lỗi hệ thống vì vậy kế toán phải hạch kết hợp giữa phần mềm kế toán và các chương trình ứng dụng khác trên máy khi hạch toán. Thực tế phần mềm kế toán tại công ty chưa thể bao quát hết hoạt động tại Công ty.
Về phân loại TSCĐ: Phân loại như công ty có những ưu điểm nhất định song vẫn chưa đầy đủ. Ngoài các cách phân loại trên công ty chưa biết tài sản nào dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản nào dùng cho hoạt động phúc lợi vì thế việc trích khấu hao chưa được chính xác.
Về công tác quản lý TSCĐ, kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ: Công ty chỉ tiến hành kiểm kê vào cuối năm, song việc kiểm tra đánh giá chỉ mang tính chất tương đối. Công ty chỉ đánh giá theo năng lực hoạt động còn lại hiện thời của máy móc thiết bị, công tác hạch toán kế toán chỉ thực hiện giá trị ghi trên sổ sách mà không phản ánh giá trị tăng (giảm) của TSCĐ. Do đó việc đánh giá lại TSCĐ đó không phản ánh giá trị thực tế của TSCĐ trên báo cáo của Công ty.
Về việc trích khấu hao TSCĐ: Đặc thù của ngành chè là sản xuất theo
mùa vụ và sản xuất theo kế hoạch nhưng Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, thời gian sử dụng do Nhà nước quy định điều này rất hạn chế trong quá trình trích khấu hao và khó khăn trong việc thu hồi lại vốn để đầu tư trở lại.
Về tài sản cố định đi thuê và cho thuê: Công ty hiện nay không có tài sản cố định đi thuê hoặc cho thuê, đây là một hoạt động tuy mới xong lại tỏ ra rất có hiệu quả đối với việc đầu tư tài sản của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó vấn đề khó khăn hiện nay là thiếu vốn đầu tư, vì vậy việc thuê TSCĐ chính là biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề hiện nay.
Về sửa chữa, đầu tƣ TSCĐ: Hiện nay, một số TSCĐ của Công ty đã cũ kỹ, lạc hậu không còn phù hợp với yêu cầu hoạt động SXKD công ty nên có các phương án thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ hiện đại.
66
CHƢƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CHÈ PHÖ ĐA HIỆN NAY