6. Kết cấu của báo cáo
3.3.2. Kiến nghị về điều chỉnh các cơ chế, chính sách theo chu kỳ hoạt
động của KCN.
Theo ý kiến của các chuyên gia, để đảm bảo sự phát triển cho các KCN, ngoài sự nhất quán về cơ chế chính sách cho các KCN thì việc điều chỉnh kịp thời một số cơ chế chính sách theo chu kỳ sống của KCN cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tính hấp dẫn của các KCN.
Chẳng hạn một KCN mới thành lập cần có cơ chế đặc biệt để thu hút đầu tư, nhanh chóng lấp đầy KCN để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng của KCN; trong khi đó, một KCN đã được lấp đầy lại cần có cơ chế riêng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nói riêng và của chính KCN nói chung.
3.3.3. Hƣớng tới xây dựng mô hình KCN sinh thái.
Hiện nay, chúng ta đang xử lý phần ngọn các “triệu chứng môi trường” (chất thải, khí thải, nước thải…) mà chưa giải quyết các nguyên nhân chính làm phát sinh chất thải. Vậy tại sao không xây dựng một mô hình các khu công nghiệp sinh thái (KCNST) nhằm giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường?
Có thể hiểu: KCNST là một sự cộng sinh công nghiệp, hay nói cách khác, các cơ sở sản xuất công nghiệp phải sử dụng các sản phẩm phụ của cơ sở khác làm nguyên liệu sản xuất, thay vì liên tục khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên mới và đổ chất thải vào môi trường.
Có thể khẳng định mô hình KCNST là hướng phát triển hiện đại, bền vững đối với các quốc gia. Xây dựng KCNST có 2 nhóm: KCN mới (từ giai đoạn quy hoạch, xây dựng và vận hành) và KCN hiện hữu (đang hoạt động).
Đối với KCN mới phải đảm bảo các tiêu chí như định hướng về trao đổi chất thải, phù hợp về vị trí và quy mô đảm bảo không gây tác hại tới khu dân cư, phù hợp về
81
hạ tầng cơ sở kỹ thuật. Chất thải công nghiệp phải được xử lý qua 2 cấp: xử lý trong khuôn viên cơ sở sản xuất và xử lý ở quy mô KCN…
Đối với KCN hiện hữu chuyển sang KCNST cần đảm bảo những tiêu chí: xác định các chất thải chính của KCN và khả năng tái sử dụng các chất thải này, chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN nhằm đáp ứng các yêu cầu thu gom, xử lý nước thải tập trung…
Tóm lại: KCNST phải bao gồm các nhà máy cộng tác với nhau trên cơ sở phối hợp, trao đổi các loại sản phẩm phụ; tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ tại nhà máy với các nhà máy khác và theo hướng bảo toàn tài nguyên thiên nhiên.
Việc xây dựng mô hình KCNST là một đòi hỏi cần thiết trước thực trạng ô nhiễm từ các KCN hiện nay. Mục đích của KCNST là xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng có quan hệ cộng sinh nhằm giải quyết các chất thải gây ô nhiễm môi trường.
82
KẾT LUẬN
Phát triển bền vững, hiệu quả nền kinh tế là mục tiêu lâu dài của Việt nam, do đó mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế đều phải định hướng phát triển theo hướng bền vững. Phát triển các KCN là một trong những động lực để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Là một bộ phận của nền kinh tế, Hải Dương không ngừng khẳng định vị trí, vai trò của mình, và đang từng bước phát triển các KCN. Tuy nhiên sự phát triển này có mang tính chất bền vững hay không? Hoạt động của các KCN có thật sự mang lại hiệu quả hay không? Mức độ thu hút lao động, mức độ đóng góp vào GDP, vào ngành, ngân sách nhà nước có thật sự đúng với quy mô của KCN hay không? Và muốn hoạt động thật sự hiệu quả thì Hải Dương cần phải làm gì, làm như thế nào? Đề tài của tôi đã phần nào làm sáng tỏ vấn đề đó.
Sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã tìm hiểu được tình hình hoạt động của các KCN ở Việt Nam, đi nghiên cứu thực tế tại các KCN tỉnh Hải Dương, từ đó đánh giá tình hình phát triển, hoạt động tại các KCN trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở các phân tích, kết hợp dựa trên những bộ tiêu chí về hiệu quả hoạt động KCN với những tìm hiểu thông qua các sách báo, các trang web, các sô liệu liên quan đến KCN tỉnh Hải Dương, tôi cũng xin đưa ra một số đề xuất và giải pháp nhằm tìm hướng phát triển 1 cách bền vững và hiệu quả nhất cho các KCN Hải Dương trong thời gian tới.
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu từ sách, báo, tạp chí
1. Báo cáo “Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2012”.
2. Báo cáo “Kết quả thực hiện nhiêm vụ kế hoạch năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ 2014”.
3. Báo cáo “Tình hình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2012”.
4. Báo cáo “Tổng kết 20 năm về xây dựng KCN, KCX của Việt Nam”.
5. Ban Quản lý KCN Hải Dương, 2006 “Báo cáo tình hình cấp giấy phép đầu tư, chấp thuận đầu tư”.
6. Ban quản lý KCN Hải Dương “Báo cáo quy hoạch các KCN tỉnh Hải Dương đến năm 2020”.
7. Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2012), Niên gián thống kê tỉnh Hải Dƣơng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
8. Lê Văn Học, Vụ trưởng vụ quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư “Vai trò của KCN, KCX trong sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam” năm 2006.
9. Vũ Thành Hưởng “Một số đề xuất nhằm phát triển các khu - cụm công nghiệp Hà Nội theo hướng bền vững”. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, tháng 10/ 2006. 10. Viện sĩ, PGS.TS Trương Giang Long “Phát triển các KCN, KCX trong quá trình CNH, HĐH”. NXB Chính trị Quốc gia, 2004
11. Nghị định chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
29/2008/NĐ – CP quy định về KCN, KCX, KKT.
12. T.S. Vũ Anh Tuấn “Quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Hải Dương giai đoạn 2007 – 2015 và định hướng 2020”. NXB Chính Trị Quốc Gia, 2009
13. Thủ tướng Chính phủ, quyết định số 96/2003/QĐ -TTg ngày 13/5/2003 về việc thành lập Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.
14. UBND tỉnh Hải Dương:”Quy hoạch phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020”.
84
Tài liệu từ website
15. Hoàng Ngọc Hòa “Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động ở KCN, KCX”, Tạp chí lao động và Công Đoàn.
16. Đặng Quang Điều “Xung quanh vấn đề nhà ở cho người lao động tại các KCN”, Tạp chí lao động xã hội.
17. Trần Ngọc Liên “Cơ sở lý luận phát triển mô hình KCN trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta”, Tạp chí thông tin khoa học xã hội
18. “Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các KCN tỉnh Hải Dương”. Diễn đàn dân kinh tế.
19. “Xây dựng cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả KCN tỉnh Hải Dương”, Báo Kinh tế ra ngày 25/1/2013
20. http:///www.khucongnghiephaiduong.vn
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Một góc nhỏ của T.P Hải Dƣơng
Hình 3: KCN Hoàng Diệu