Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở tỉnh hải dương đến năm 2020 (Trang 66)

6. Kết cấu của báo cáo

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển KCN, KCX

KCN, KCX hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc Đổi mới, mở cửa nền kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986).

Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ thứ 20, trong bối cảnh nền kinh tế và đời sống xã hội nước ta bị tác động mạnh mẽ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Đại hội VII đã kịp thời và sáng suốt đề ra những đường lối, chủ trương đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế, tiến hành CNH, HĐH đất nước, được cụ thể hoá bằng Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000. Hàng loạt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội được triển khai để thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, trong đó có chính sách phát triển KCN, KCX với sự ra đời của KCX Tân Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh (1991) và việc ban hành Quy chế KCX (Nghị định 322/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18/10/1991) và Quy chế KCN (Nghị định 192/CP của Chính phủ ngày 28/12/1994).

Tiếp đó, định hướng chiến lược về quy hoạch phát triển và phân bố KCN, KCX được xác định cụ thể tại Nghị quyết Đại hội VIII (năm 1996): "Hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả KCX và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Ở các thành phố, thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng các KCN mới xen lẫn với khu dân cư".

Báo cáo Chính trị Đại hội IX (năm 2001) về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 tiếp tục khẳng định: "Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN, KCX, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và các khu kinh tế mở". Báo cáo chính trị tại Đại hội X (năm 2006) một lần nữa khẳng định chủ trương “Phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả các KCN, KCX”, đồng thời nhấn

59

mạnh chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững, trong đó có phát triển bền vững KCN, KCX.

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XI (năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã định hướng phát triển KCN, KCX bền vững và theo chiều sâu:“Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao”.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020

“...tất cả các cụm, KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung”

Các Nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay đã hình thành hệ thống các quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển KCN, KCX; khẳng định vai trò của KCN, KCX là một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như Nghị quyết Đại hội X và XI đã nêu rõ. Đồng thời, chủ trương của Đảng là cơ sở để Chính phủ triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển KCN, KCX trong 20 năm qua và trong giai đoạn tới.

3.1.2. Những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động của KCN thời gian qua và triển vọng phát triển KCN trong thời gian tới thời gian qua và triển vọng phát triển KCN trong thời gian tới

3.1.2.1. Điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển KCN

- Điểm mạnh

Cho đến nay, trên cả nước đã hình thành một hệ thống các KCN với trên 135 KCN tập trung, riêng Hải Dương có tới 11 KCN đã và đang hình thành. Điều này sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các KCN và tăng cường khả năng cạnh tranh với các KCN khác trong vùng.

Bên cạnh hệ thống KCN hình thành thì cơ chế quản lý KCN cũng dần hoàn thiện từ trung ương đến địa phương; cơ chế “một cửa tại chỗ” đã phát huy tác dụng tốt và đem lại nhiều cơ hội thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Với sự hình thành và phát triển mô hình KCN, Hải Dương đã tận dụng và phát huy được những lợi thế về nguồn tài nguyên, nhân lực,…giúp các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn đầu tư, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong nước và huy động đầu tư nước ngoài. Sự phát triển mô hình KCN là xu thế đúng đắn, phù hợp với yêu cầu

60

phát triển kinh tế - xã hội, khi KCN ngày càng có những đóng góp lớn cho sự phát triển của địa phương.

Ban Quản lý các KCN Hải Dương ra đời đã tăng cường bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, đồng thời quản lý năng động, nhạy bén và thông thoáng.

- Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh để phát triển bền vững KCN, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong cơ chế quản lý, quy hoạch KCN… cụ thể như sau:

- Cơ chế chính sách liên quan đến KCN thiếu chuẩn mực, chưa đồng bộ. Cơ chế “một cửa tại chỗ” ở các KCN hiện nay là mô hình quản lý hiện đại, đã phát huy tác dụng lớn trong thời gian qua. Qua đó có thể khẳng định tính đúng đắn của mô hình này, tuy nhiên mô hình này vẫn chỉ được coi là thí điểm vì chưa có văn bản Luật điều chỉnh.

- Chất lượng quy hoạch KCN thấp: Việc lựa chọn vị trí xây dựng chủ yếu dựa trên các tiêu chí về hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực, sự phát triển của hệ thống các dịch vụ mà ít dựa trên các tiêu chí quy hoạch cụ thể.

- Cơ sở hạ tầng KCN phát triển thiếu đồng bộ, chất lượng thấp: do năng lực tài chính hạn chế, hầu hết các KCN đều có chất lượng hạ tầng thấp, thiếu đồng bộ, đặc biệt là các thiết bị xử lý chất thải, gây ảnh hưởng không tốt đến tính bền vững của KCN.

- Chất lượng nguồn nhân lực là một bất lợi của Việt Nam nói chung và nhân lực trong các KCN Hải Dương nói riêng, đặc biệt đây lại là vùng đất bao đời gắn liền với đồng ruộng, con người chủ yếu là nông dân với những lề thói lâu đời, khó hoà nhập với kinh tế thị trường. Điều này gây khó khăn trong cạnh tranh với các KCN ở các tỉnh khác.

3.1.2.2. Triển vọng phát triển KCN ở tỉnh Hải Dương

- Cơ hội phát triển KCN

Là tỉnh có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế, Hải Dương nừm trong khu vực tam giác phát triển kinh tế phía Bắc (Hà Nội – Hải Dương – Quảng Ninh), thuộc vào vùng kinh tế trọng điểm phía bắc nên tạo nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế Hải Dương, nằm ven tuyến đường huyết mạch phát triển kinh tế phía Bắc đã tạo không ít thuận lợi cho phát triển kinh tế Hải Dương như giao thông thuận lợi, nối

61

liền kinh tế Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, đầy là cơ hội rất tốt để tỉnh có thể phát triển KCN.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới. Việc tham gia đầy đủ vào AFTA, gia nhập WTO là cơ sở để cải thiện môi trường đầu tư nước ta nói chung và khả năng thu hút đầu tư với các KCN Hải Dương nói riêng.

Môi trường đầu tư ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp trong nước ra đời sẽ tạo ra nhu cầu về đất đai cho sản xuất kinh doanh ngày càng lớn. Đây sẽ cơ hội tốt để phát triển các KCN.

Trong tình hình kinh tế và chính trị thế giới hiện nay, Việt Nam được coi là điểm đầu tư khá an toàn so với các nước trong khu vực. Điều này đã góp phần tạo ra xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng vào Việt Nam, và qua đó đầu tư các ngành sản xuất vào các KCN cả nước. Đặc biệt Hải Dương là tỉnh gần đây đã có những chính sách ưu đãi đầu tư như: miễn tiền thuê đất trong các KCN những năm đầu, giảm thuế, đơn giản hoá thủ tục đầu tư…đã làm cho tình hình thu hút đầu tư vào các KCN ngày càng triển vọng.

Các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động kinh doanh đang xây dựng và ngày càng hoàn chỉnh cũng là một yếu tố góp phần thúc đẩy môi trường đầu tư trong các KCN. Tăng sức cạnh tranh của các KCN so với môi trường đầu tư bên ngoài.

- Thách thức cần vƣợt qua để phát triển bền vững KCN

Kinh tế thế giới biến đổi nhanh, phức tạp, khó lường, nguy cơ xảy ra bất ổn chính trị, xung đột quân sự ở mốt số nước và những vấn đề hậu khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của các nước đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Từ năm 2011 trở đi, cam kết gia nhập WTO đến thời hạn thực thi trên nhiều lĩnh vực nhất là các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, bán lẻ…tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt đối với các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước, trong tỉnh.

Suy thoái kinh tế sâu trong năm 2009 gây khó khăn, thách thức cho cả nước cũng như cho tỉnh. Khả năng phục hồi phụ thuộc rất lớn vào sự phục hồi của nền kinh tế lớn trên thế giới : Mỹ, các nước EU, Nhật Bản.

62

Nền kinh tế của tỉnh còn tồn tại nhiều yếu kém, quy mô nhỏ, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội của tỉnh chưa đồng bộ, trình độ nguồn nhân lực thấp, lao động thiếu việc làm, một số vấn đề xã hội chưa được giải quyết triệt để…đang là những trở ngại lớn cho quá trình phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh.

Tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương trong thu hút vốn đầu tư xây dựng và phát triển các KCN.

Ở Hải Dương hiện nay, mặc dù nhu cầu thuê đất KCN của các doanh nghiệp và giá thuê đất thấp, nhưng do quĩ đất cho phát triển KCN ngày càng cạn kiệt nên khó khăn trong việc phát triển và mở rộng thêm trong tương lai. Điều này đặt ra yêu cầu cần tiết kiệm đất cho thuê ngay ở thời điểm hiện tại.

Mức độ ô nhiễm môi trường từ các KCN hiện đã ở mức rất cao. Nếu không có những giải pháp chính sách phù hợp nhằm kiểm soát vấn đề môi trường, thì việc phát triển các KCN sẽ dẫn đến sự suy thoái môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của các KCN.

3.1.3. Quan điểm và phƣơng hƣớng phát triển

3.1.3.1. Quan điểm

a. Quan điểm phát triển bền vững của khu công nghiệp

Quy hoạch phát triển KCN phải được đặt trong quy hoạch tổng thể phất triển kinh tế xã hội của vùng trước mắt cũng như lâu dài, phải tận dụng và phát huy được thể mạnh và khắc phục những điểm yếu của vùng.

Quy hoạch xây dựng phát triển từng KCN phải gắn liền với quy hoạch xây dựng phát triển địa phương. Phải xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và bên ngoài KCN góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương

Qúa trình phát triển KCN phải đảm bảo công bằng về lợi ích của nhà nước, của DN và của người lao động. Phải nhanh chóng giải quyết kịp thời nhưng mâu thuẫn tiềm ẩn giữa chủ doanh nghiệp và người lao động.

b. Quan điểm phát triển KCN của tỉnh Hải Dƣơng

- Tập trung các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ cho các KCN nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất để khuyến khích và thu hút đầu tư.

Nếu ở Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII của tỉnh Hải Dương đã xác định: “Cần tập trung các nguồn vốn, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư để hình

63

thành các KCN, các cụm công nghiệp theo quy hoạch được duyệt …” thì đến giai đoạn này quan điểm là : “các nguồn vốn được tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ đi kèm trong các KCN đã quy hoạch”.

Quan điểm này thể hiện cụ thể như sau:

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các KCN, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.

Chú trọng đến hệ thống dịch vụ: điện, nước, bưu chính, ngân hàng…, các dịch vụ bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân: nhà ở, chợ, trung tâm giải trí…

Bởi vì có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, các dịch vụ đi kèm phát triển đảm bảo yêu cầu sản xuất thì mới đạt năng suất, hiệu quả cao. Có như vậy mới thu hút các nhà đầu tư thuê đất, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các KCN. Đó là cơ sở để phát triển các KCN cả về chiều rộng và chiều sâu.

- Phát triển KCN tạo động lực, phát huy mọi nguồn lực trong nước đồng thời tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Quan điểm này được thể hiện cụ thể bởi một số nội dung:

Phát triển các khu công nghiệp phải gắn liền với đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời phải gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cụ thể được xác định cho mỗi giai đoạn phát triển.

Phát triển các KCN phải gắn liền với tận dụng những lợi thế về nguồn lực của địa phương, như: nhân lực, tài nguyên,… đồng thời chú trọng kế thừa, tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý của thế giới, đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá sản xuất công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu công nghiêp theo hướng phát triển.

Phát triển các khu công nghiệp phải chú trọng tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ mới nhằm từng bước đưa công nghiêp phát triển theo hướng hiện

- Đảm bảo vệ sinh môi trường và phát triển công nghiệp bền vững.

Phát triển KCN bảo đảm phát triển bền vững cả bản thân KCN và toàn bộ nền kinh tế. Quan điểm này được thể hiện trên các mặt như sau :

Đảm bảo phát triển cả bên trong và bên ngoài KCN, gắn liền sự phát triển cơ sở hạ tầng bên trong doanh nghiệp với việc phát triển hạ tầng đô thị của khu vực

64

xung quanh, đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu tại chỗ của các doanh nghiệp trong KCN cũng như của dân cư trên địa bàn có khu công nghiệp.

Phát triển các KCN không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên và sinh thái tại địa bàn có khu công nghiệp;

Phát triển các khu công nghiệp phải đi đôi với việc cải thiện môi trường xã hội (việc làm, đời sống, v.v…) cho địa phương có khu công nghiệp, đặc biệt là đối với những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự hình thành của khu công nghiệp.

3.1.3.2. Mục tiêu phát triển

Trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2020, tiếp tục hoàn thiện việc san lấp, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng (đường điện, cấp thoát nước, xử lý rác thải, khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên, y tế…) đồng bộ cả trong và ngoài hàng rào cho các KCN theo diện tích đã được phê duyệt trong quy hoạch. Tăng cường thu hút đầu tư để lấp đầy các KCN đã có và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết cho giai đoạn mở rộng.

Khảo sát lập quy hoạch chi tiết một số KCN mới: Quốc Tuấn, Hưng Đạo, Tuấn Hưng, Đoàn Thắng, Nghĩa An, Cẩm Điền- Lương Điền.Tiếp tục mở rộng một số khu, cụm công nghiệp hiện có tiềm năng phát triển như KCN Nam Sách, Đại An.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở tỉnh hải dương đến năm 2020 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)