6. Kết cấu của báo cáo
1.5. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong phát triển KCN
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển KCN ở tỉnh Bình Dƣơng
Xuất phát điểm là 1 tỉnh thuần nông, công nghiệp và dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp, mặc dù nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng trình độ kinh tế còn hạn chế với số dân chỉ bằng 1 quận của thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên với thế đất cao thoáng và nền xây dựng vững chắc, điều kiện tự nhiên cả tỉnh Bình Dương rất thích hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và đô thị.
Tính đến nay toàn tỉnh Bình Dương đã có 28 KCN được thành lập với tổng diện tích là 8.925,13 ha. Các KCN của tỉnh được phân bố trên địa bàn 4 huyện Dĩ An có 6 KCN với diện tích 713.6 ha, Thuận An có 3 khu với diện tích 654.6 ha, Bếm Cát có 9 khu với diện tích 4.114,4 ha, Tân Uyên có 3 khu với diện tích 1.751,8 ha và 7 KCN thuôc liên hợp công nghiệp - đô thị và dịch vụ Bình Dương với diện tích 1.717,7 ha.
Tổng diện tích đất được phép cho thuê tại các KCN của tỉnh hiện nay là 5.337,5 ha, diện tích đất đã cho thuê là 2.579,6 ha đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân 4.3%. Đã có 23 KCN đi vào hoạt động, số còn lại đang trong giai đoạn xây dựng kỹ thuật trong đó có 11 KCN đạt tỷ lệ lấp đầy trên 90% là Sóng Thần I, II, Đồng An, Việt
25
Hương, Bình Đường, Tân Đông Hiệp A, Việt Nam - Singapore 1, Mỹ Phước 1, 2, Bình An.
Có 1280 dự án đầu tư vào KCN gồm 984 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn 6.434 triệu USD và 296 DN trong nước với vốn đăng kí 7.412 tỷ động. Số dự án đầu tư nước ngoài đã đi vào hoạt động là 592 dự án, đạt 65% tổng số dự án và tổng vốn thực hiên đạt khoảng 41,4%, đầu tư trong nước có 194 dự án đi vào hoạt động, đạt 67% tổng số dự án và tổng vốn thực hiện đạt khoảng 73% tổng vốn đăng kí. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp đóng góp từ 60 - 65% giá trị sản xuất công nghiệp, 34% kim nghạch xuất khẩu, thu hút lao động trong KCN là 222.416 người, chiếm 52% lao động công nghiệp toàn tỉnh.
Với phương châm “trải thảm đỏ đón chào các nhà đầu tư, trải chiếu hoa đón chào các nhà tri thức” cùng với đó là sự quyết liệt trong đổi mới cơ chế quản lý hành chính theo mô hình “một cửa, tại chỗ” trong nhiều năm qua, đến nay tỉnh Bình Dương đã tạo được sức hấp dẫn lớn cho các nhà đầu tư, KCN của tỉnh đã có những bước tiến vượt bậc.
Chiến lược phát triển từ nay đến năm 2020, Bình Dương xác định KCN tiếp tục đóng vai trò quan trọng, tạo động lực tập trung thu hút đầu tư. Vì vậy tỉnh đề ra mục tiêu phát triển các KCN theo hướng hình thành chuỗi các KCN cùng với sự phát triển các khu đô thị, khu dân cư và hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội. Hơn nữa các KCN cần tập trung thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn, ít sử dụng lao động, ưu tiên các dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sach, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
1.5.2. Kinh nghiệm phát triển KCN ở Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giáp với thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi cho việc hình thành, phát triển các KCN nói riêng và phát triển KT - XH nói chung. Trong thời gian qua, các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã trở thành điểm quan trọng thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các KCN trên địa bàn đã góp phần quan trọng vào việc hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút nhiều nguồn lao động, hoàn thành mục tiêu phát triển KT - XH, đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
26
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 KCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết, đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 13 KCN với 14 dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổng vốn đầu tư hơn 860 triệu USD. Các KCN đi vào hoạt động đã đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương. Năm 2011 có 263 dự án đi vào hoạt động tại các KCN, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 142.704 tỷ đồng, tăng 94.354 tỷ đồng so với năm 2010, giá trị nhập khẩu khoảng 5,806 triệu USD, thu hút 87.053 lao động với số lao động địa phương chiếm 41%. Chỉ với 6 tháng đầu năm 2012, ban quản lý KCN tỉnh Bắc Ninh đã thu hút tổng vốn đầu tư đăng kí 172,48 triệu USD, thuê 27,73 ha đất công nghiệp, suất đầu tư 9,18 triệu USD/dự án và 9,19 triệu USD/ha. Các KCN có thêm 15 doanh nghiệp đi vào hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là 278 doanh nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 127.311 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu 5,5 tỷ USD, giá trị nhập khẩu 4,3 tỷ USD, nộp ngân sách 1,315 tỷ đồng, tạo thêm việc làm cho 7,547 lao động.
Với điều kiện phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các chính sách đầu tư của tỉnh, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng…Bắc Ninh đảm bảo đúng kịp thời, với chi phí thấp nhất giúp nhà đầu tư dễ dàng trong việc lựa chọn và quyết định đầu tư vào tỉnh. Đặc biệt với phương châm cởi mở, thông thoáng trong thu hút, cấp phép đầu tư, ban quản lý các KCN đã thực hiện triệt để việc cải cách thủ tục hành chính với cơ chế một cửa giúp các nhà đầu tư rút ngắn thời gian.
Trong chiến lược phát triển KCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn 2020, tỉnh Bắc Ninh xác định việc đầu tư, phát triển mở rộng KCN trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lựa chọn khâu đột phá để tăng trưởng kinh tế đó là đầu tư phát triển các khu công nghiệp tập trung.
1.5.3. Kết luận về kinh nghiệm cho việc phát triển KCN tỉnh Hải Dƣơng
Để hạn chế tác động của các KCN mang lại và dựa trên những mô hình hoạt động KCN của các tỉnh thì Hải Dương có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là thường xuyên nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển KCN. Quy hoạch phát triển KCN được tiến hành theo phương thức “cuốn chiếu, lan tỏa dần”. Đa dạng hóa các loại hình KCN để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của các nhà đầu tư, liên kết giữa doanh nghiệp, giữa các KCN có quan hệ về tổ chức sản xuất nhất là giữa các doanh nghiệp sản xuất chính với sản xuất phụ trợ, giữa các tiểu vùng trong tỉnh. Đặc biệt là thu hút các dự án có chọn lọc theo hướng
27
dự án có trình độ công nghệ cao, tổ chức thành tổ hợp sản xuất hoặc thành cụm công nghiệp chuyên môn hóa trong KCN.
Hai là coi trọng xây dựng quy hoạch, kế hoạch, xác định vị trí, địa điểm xây dựng KCN nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của địa phương, mang lại hiệu quả cao trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp lớn vào doanh thu, giá trị sản xuất của toàn tinh, taoi động lức thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng giá trị XNK và góp phần bảo vệ môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững.
Ba là xây dựng kết cấu hạ tầng KCN có chất lượng và hợp lí, thực hiện chính sách đền bù thỏa đáng đối với người dân bị mất đất, đảm bảo công bằng, công khai. Công ty phát triển hạ tầng KCN phải lo xây dựng kết cấu hạ tầng bao gồm đường sã nội khu, mạng lưới cấp nước, thoát nước, khu vui chơi giải trí, công viên… để đáp ứng nhu cầu của xã hội, của nhân dân.
Bốn là cơ chế chính sách phải phù hợp với mô hình quản lý KCN và được các doanh nghiệp KCN thừa nhận. Để hoàn thiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” ban quản lý KCN phải phối hợp với sở, ban, ngành có liên quan. Bên cạnh đó UBND tỉnh giao một số quyền cho ban quản lý các KCN. Với cơ chế này, các bộ phận của ban quản lý đều công khai hóa quy định, thủ tục và thời gian giải quyết công việc.
28
CHƢƠNG 2: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN TỈNH HẢI DƢƠNG
2.1. Thực trạng phát triển các KCN tỉnh Hải Dƣơng
2.1.1. Sự hình thành và phát triển các KCN tỉnh Hải Dƣơng
Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ ban hành quy chế KCN, KCX, KCNC (nay được thay thế bằng Nghị định 29/CP) và xuất phát từ thực tiễn về việc thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo quy hoạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường… Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương khoá XIII (2001 – 2005) đã chỉ đạo xây dựng Đề án xây dựng cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001 – 2005. Đồng thời, ra Thông báo số 242/TB – TU ngày 06/12/2001 để chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm thống nhất vai trò của các KCN, tác động thúc đẩy quan trọng của KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Trên cơ sở đó UBND tỉnh Hải Dương ban hành quyết định số 15/2003/QĐ - UB ngày 04/01/2002 về việc thành lập Ban quản lý dự án các KCN tỉnh Hải Dương. Đồng thời xúc tiến chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập các KCN, kêu gọi nhà đầu tư hạ tầng KCN. KCN đầu tiên được thành lập tại tỉnh Hải Dương theo quy định của Chính phủ vào tháng 2/2003, đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh hải dương đã có 11 KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng trong đó có 8 KCN có nhà máy hoạt động bao gồm:
KCN Đại An: được thành lập theo Quyết định số 593/2003/QĐ-UB ngày 24/3/2003 của UBND tỉnh Hải Dương.
- Chủ đầu tư hạ tầng: công ty cổ phần Đại An.
- Địa điểm: Thành phố Hải Dương và thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng. - Diện tích quy hoạch: 607,22 ha ( bao gồm cả phần mở rộng)
- Vị trí: nằm cạnh quốc lộ 5 đường Hà Nội - Hải Phòng, cách thủ đô Hà Nội 50 km, cách Hải Phòng 51 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 80 km, cách cảg Cái Lân, Quảng Ninh 108 km.
- Ngành nghề thu hút đầu tư: dệt may, da giầy và sản xuất hàng tiêu dùng; chế biến thực phẩm nông sản; sản xuất phụ tùng và lắp rắp điện tử; sản xuất sành sứ thuỷ tinh; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và một số ngành nghề khác.
29
- Các ngành nghề đầu tư chủ yếu: sản xuất ván sàn tre, vật liệu điện, linh kiện điện tử, dây cáp điện, may mặc sợi, cơ khí nhựa công nghiệp, khuôn mẫu chính xác, gia công chế biến kim cương, sản xuất bào chế thuốc đông dược từ cây lô hội.
KCN Nam Sách: được thành lập theo Quyết định số 539/2003/QĐ-UB ngày 27/02/2003 của UBND tỉnh Hải Dương, đây là KCN đầu tiên được thành lập đầu tiên tại tỉnh Hải Dương.
- Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty CP đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Quang. - Địa điểm: tại Xã Ái Quốc và xã Nam Đồng, huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Cạnh QL 5 và QL 183, cách trung tâm thành phố Hải Dương 3 km, cách Hà Nội 60 km, cách Hải phòng 40 km và cách cảg Cái Lân, Quảng Ninh 76 km.
- Diện tích quy hoạch: 62.42 ha.
- Ngành nghề thu hút đầu tư: dệt may, giầy da, bao bì, giấy, chế biến nông lâm sản, và các ngành nghề khác.
- Các ngành nghề chủ yếu là may mặc xuất khẩu, chế biến nông lâm sản, bao bì, cơ khí.
KCN Phúc Điền: được thành lập theo quyết định số 1305/2003/QĐ - UB ngày 08/05/2003.
- Địa điểm: Xã Cẩm Phúc, Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - Diện tích quy hoạch: 297,45 ha bao gồm cả phần mở rộng.
- Vị trí : Cạnh Quốc lộ 5, cách trung tâm thành phố Hải Dương 16 km, cách Hà Nội 37 km, sân bay Nội Bài 78 km, cách Hải Phòng 65 km và cảng Cái Lân 101 km
- Ngành nghề thu hút đầu tư: gia công, cơ khí, lắp rắp điện tử; dệt may và hàng tiêu dùng, chế biến sản phẩm nông nghiệp; sản xuất hàng thủ công truyền thống của địa phương và các ngành nghề khác.
- Các ngành nghề chủ yếu là điện tử, khuôn chính xác.
KCN Việt Hoà - Kenmark:
- Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty TNHH đẩu tư và phát triển Kenmark. - Địa điểm: Xã Việt Hoà, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. - Diện tích quy hoạch: 46.4 ha.
30
- Vị trí: cạnh quốc lộ 5, cách trung tâm thành phố Hải Dưong 3 km, cách Hà Nội 48 km, cách Hải Phòng 52 km và cảng Cái Lân, Quảng Ninh 88 km.
- Ngành nghề thu hút đầu tư: điện tử, cơ khí; sản xuất hàng tiêu dùng và một số ngành công nghiệp nhẹ khác.
KCN Tàu Thuỷ - Lai Vu:
- Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp Tàu Thuỷ - Lai Vu thuộc tập đoàn tàu thuỷ Việt Nam.
- Địa điểm: Xã Lai vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. - Diện tích quy hoạch: 212,89 ha.
- Ngành nghề thu hút đầu tư: các nhà máy xí ghiệp chuyên ngành phục vụ cho ngành đóng tàu.
KCN Tân Trƣờng: được thành lập theo quyết định số 1454/QĐ-UBND ngày 01/04/2005.
- Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty CP đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Quang. - Địa điểm: Xã Tân Trường và xã Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
- Diện tích quy hoạch: 310.66 ha bao gồm cả phần mở rộng
- Các ngành nghề thu hút đầu tư: công nghuệp cơ khí lắp rắp điện tử, chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng và sản xuất hàng tiêu dùng.
- Các ngành nghề chủ yếu: sản xuất máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, thiết bị cơ khí chính xác, may mặc.
KCN Phú Thái:
- Địa điểm: thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, cạch QL5, cách trung tâm Thành phố Hải Dương 25 km, cách Hà Nội 75 km, sân bay Nội Bài 115 km, cách Hải Phòng 25 km và cảng Cái Lân – Quảng Ninh 64 km (QL188).
- Diện tích quy hoạch: 72 ha.
- Ngành nghề thu hút đầu tư: lắp rắp và chế tạo cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm, các xí nghiệp dệt may và sản xuất hàng tiêu dùng, da giầy và các ngành nghề khác. Ban quản lý đang yêu cầu và hướng dẫn chủ đầu tư hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết KCN theo quy định để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để nhanh chóng triển khai dự án.
31
KCN Cộng Hoà – Chí Linh:
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần phát triển đô thị và KCN cao su Việt Nam (thuộc tập đoàn cao su Việt Nam).
- Địa điểm: Xã Cộng Hoà và Văn Đức, huyện Chí Linh, giáp đường QL18 và dự án đường 398B mới, sông Tiêu và đường sắt, cách Hà Nội 80 km, sân bay Hà Nội 76 km, cách Hải Phòng 64 km và cảng Cái Lân, Quảng Ninh 60 km.
- Diện tích quy hoạch: 357.03 ha.
- Ngành nghề thu hút đầu tư: ngành công nghệ cao, công nghiệp sạch.
KCN Cẩm Điền - Lƣơng Yên: mới được thành lập theo văn bản số 692/TTg-KTN ngày 8/5/2008 của Thủ tướng Chính Phủ.
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Phúc Hưng.