Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư xây

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở tỉnh hải dương đến năm 2020 (Trang 77)

6. Kết cấu của báo cáo

3.2.1. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư xây

và phát triển các KCN

- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp.

Một trong những điều kiện có yếu tố quyết định các nhà đầu tư (đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài) là các điều kiện về cơ sở hạ tầng, trong đó có việc xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp.

Việc đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp đòi hỏi cần một lượng vốn đầu tư ban đầu rất lớn, trong khi điều kiện ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, tỉnh Hải Dương đã lựa chọn phương án tạo điều kiện thuận lợi nhất để huy động tất cả các nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn của các thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh và Trung ương để đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng trong và ngoài các khu công nghiệp.

Để tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư, UBND tỉnh Hải Dương đã sớm ban hành quy chế ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tạo thuận lợi cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, đáp ứng được nguyện vọng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt đối với các nhà đầu tư kinh doanh hạ

70

tầng khu công nghiệp, họ sẵn sàng bỏ vốn để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.

- Thực hiện cơ chế “một cửa tại chỗ” cho các nhà đầu tư.

Sau khi được thành lập, Ban quản lý các khu công nghiệp Hải Dương đã sớm tham mưu cho tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh với các cấp, ngành trong việc quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời thực hiện cơ chế uỷ quyền của Tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương trong việc thực hiện các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư: Cấp phép đầu tư đối với dự án đầu tư trong và ngoài nước; Quản lý và phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu; Cấp phép cho lao động nước ngoài và quản lý lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp...

Các thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư trong thời gian qua luôn được Ban quản lý tập trung giải quyết kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong việc triển khai dự án, sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy đã góp phần rất tích cực trong việc tạo ra bức tranh môi trường đầu tư hấp dẫn của tỉnh Hải Dương trong việc thu hút đầu tư.

- Tổ chức và thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư

Việc xúc tiến kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh nói chung và vào các khu công nghiệp nói riêng cần được lãnh đạo tỉnh Hải Dương coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp, các ngành trong tỉnh. Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư không phải chỉ là nhiệm vụ của các chủ đầu tư hạ tầng, mà phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các cấp, các ngành trong tỉnh; đồng thời cần tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của các Bộ, ngành trung ương. Cần chú trọng những tiêu chí hết sức quan trọng để lựa chọn nhà đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đối với tỉnh Hải Dương, đó là uy tín và khả năng vận động xúc tiến, kêu gọi đầu tư của các chủ đầu tư hạ tầng.

Công tác xúc tiến đầu tư cần được tỉnh xây dựng thành những chương trình cụ thể, đặc biệt là chú trọng vào các tập đoàn đầu tư có thế mạnh trong nước và trên thế giới; các dự án có công nghệ cao từ những nước hoặc những vùng lãnh thổ có thế mạnh về đầu tư, có công nghệ tiên tiến, như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước EU...

71

3.2.2. Giải pháp tạo bƣớc đột phá từ việc phát triển kết cấu hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết đối với việc thu hút đầu tư vào KCN. Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, kĩ thuật đã hạn chế nhiều thu hút đầu từ từ các doanh nghiệp vào KCN tỉnh Hải Dương. Vì vậy trong thời gian trước mắt phải tập trung, quan tâm đặc biệt đến vấn đề này. Tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng như thu hút đầu tư vào KCN.

Tranh thủ tối đa nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, ưu tiên các lĩnh vực cấp thoat nước, vệ sinh môi trường, tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, nước để trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện, nước đối với cơ sở sản xuất

Tăng cường nghiên cứu, xây dựng chính sách và giải pháp khuyến khích sản xuẩt và sử dụng điện tử, các loại năng lượng mới như sức gió, nhiệt năng từ mặt trời.

Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong đó có các công trình giao thông, cảng biển. Cần điều chỉnh chính sách để tạo hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư vào kết cấu hạ tầng cho các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Tập trung thu hút đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng. Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực như văn hóa, y tế, giáo dục, bưu chính – viễn thông, hàng hải… để cam kết gia nhập WTO, xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực mà KCN của tỉnh yêu cầu.

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển KCN

- Giải pháp về nâng cao chất lượng cung lao động

Từ thực tế hiện nay, lao động trong các doanh nghiệp trong KCN có độ tuổi tương đối trẻ, trình độ tay nghề thấp và không đồng đều, số lượng công nhân ở trình độ thấp tương đối nhiều. Với đặc điểm này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp

72

bố trí và sử dụng lao động. Chính vì vậy cần phải đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động.

+ Cần xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực về quy mô, số lượng, chất lượng để cung cấp kịp thời nguồn nhân lực qua đào tạo cho các KCN. Trước mắt ưu tiên đào tạo cho các ngành: Cơ khí lắp ráp, điện, điện tử, công nghệ thông tin, may mặc và chế biến nông sản thực phẩm…

+ Để tạo nguồn nhân lực cho việc phát triển các KCN trong giai đoạn hiên nay và các năm tiếp theo, cần quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí hỗ trợ đào tạo dạy nghề cho công nhân, thông qua các trường đào tạo, các trung tâm đào tạo nghề và các doanh nghiệp tự đào tạo tay nghề tại chỗ. Đề nghị Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội sớm triển khai trung tâm dạy nghề khu vực tại tỉnh, để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho các KCN.

+ Bên cạnh việc đào tạo, công ty cần phải kết hợp với chính sách đề bạt và cất nhắc, tức là việc đào tạo phải mở ra cho họ những cơ hội thăng tiến, phát triển và thực hiện công việc tốt hơn.

+ Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các doanh nghiệp nên có những buổi họp, gặp mặt để nhằm nâng cao trình độ nhận thức, giác ngộ tư tưởng chính trị.

- Các chính sách và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực.

+ Củng cố tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, tạo nền tảng cơ bản vững chắc cho đào tạo nguồn nhân lực ở những giai đoạn, những thang bậc trình độ cao hơn. Tạo ra những chuyển biến cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật, nội dung và phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

+ Tập trung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có trọng tâm, trọng điểm: Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên và giáo viên từ cấp GDPT đến dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, ĐH, đảm bảo về số lượng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, đủ năng lực tạo ra sự chuyển biến tích cực, tiến bộ về chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế. thực hiện các chính sách đãi ngộ tốt để thu hút giáo viên giỏi, đồng thời tạo đội

73

ngũ giáo viên mới: đối với sinh viên khá giỏi có ngành nghề đào tạo phù hợp được ưu tiên xét tuyển thẳng vào các trường dạy nghề

Tập trung xây dựng và phát triển nhanh đội ngũ lao động kỹ thuật, trong đó cần chú trọng đặc biệt đến đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân trình độ cao để nhanh chóng kịp thời đáp ứng yêu cầu của doah nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đón trước các làn sóng mới của vốn FDI vào Việt nam với quy mô ngày càng lớn, trình độ công nhân ngày càng cao. Trước mắt tập trung đào tạo lại nhằm nâng cấp nhanh trình độ lao động kỹ thuật đang làm việc tại KCN Hải Dương, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kiến thức cho lao động đang làm việc tại KCN tỉnh. Bổ sung cải tiến, cập nhật chương trình đào tạo ban đầu cho các khoá đào tạo nghề dài hạn thu hút họ tham gia học nghề.

Phát triển toàn diện thể chất tăng cường thể lực người lao động, hướng tới thực hiện những mục tiêu phát triển toàn diện con người, đáp ứng nhu cầu tính chất lao động khoa học và cường độ làm việc của xã hội công nghiệp văn minh hiện đại và có tinh thần dân tộc, ý chí vươn lên mạnh mẽ.

+ Tạo hành lang pháp lý thuận lợi thông thoáng để huy động rộng rãi tất cả các nguồn lực, lực lượng xã hội trong và ngoài nước cho phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường mời gọi xã hội hoá đào tạo nghề nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phương tiện dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề trong và ngoài công lập thuộc tỉnh.

+ Xây dựng mô hình đào tạo liên kết giữa trường dạy nghề với các trung tâm nghiên cứu khoa học lớn, các tổ chức đào tạo quốc tế, các doanh nghiệp và một số đối tác nước ngoài để nhận được sự hỗ trợ về trang thiết bị, tư vấn dạy nghề và giới thiệu các học sinh đi tu nghiệp ở nước ngoài…Mở rộng hợp tác quốc tế, đa dạng hoá hình thức, phương pháp hợp tác liên doanh, liên kết và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực.

- Nâng cao chất lượng sống cho người lao động.

Giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động trong các KCN không chỉ là vấn đề nhà ở cho công nhân mà bên cạnh đó cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho họ. Tuy nhiên hầu hết các cư dân của các làng công nhân mới hình thành cùng với sự phát triển của các KCN, là những người nhập cư từ địa phương khác mà chủ yếu xuất thân về nông thôn, nên đời sống

74

dân cư có tính đan xen văn hoá giữa nông thôn và thành thị, giữa văn hoá trong nước và văn hoá nước ngoài. Vì vậy việc xây dựng đời sống văn hoá cần chú trọng:

+ Quá trình quy hoạch và phát triển các KCN cần quy hoạch các cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hoá cho công nhân.

+ Đẩy mạnh xã hội hoá kết hợp khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xây dựng các dịch vụ văn hoá lành mạnh, xây dựng công trình văn hoá mới, tu bổ các thiết chế văn hoá truyền thống và tài trợ cho các hoạt động văn hoá thông tin.

+ Động viên hướng dẫn người lao động xây dựng và thực hiện đời sống văn hóa mới do quá trình phát triển kinh tế tính đa dạng của cộng đồng dân cư nảy sinh tất yếu có sự giao lưu và hợp tác giữa cư dân tại chỗ và chủ thể văn hoá địa phương khác với người nước ngoài. Do vậy cần phải tăng cường giáo dục định hướng cho người lao động vừa biết giữ gìn khai thác và nâng cao truyền thống văn hoá tốt đẹp của nền văn hoá dân tộc, vừa biết tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa đô thị và văn hoá nước ngoài nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững

Ưu tiên đào tạo và huy động lực lượng lao động là con em những hộ dân bị thu hồi đất cho KCN vào làm việc tại KCN. Việc làm này vừa cho phép giải quyết vấn đề việc làm, vừa giải quyết được các vấn đề xã hội phát sinh do mất đất. Qua đó tạo thuận lợi cho việc thu hồi đất các KCN sau này, vừa là điều kiện đảm bảo phát triển bền vững KCN trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở cung ứng lao động, đảm bảo việc tuyển dụng lao động tại chỗ, lao động ở những địa phương có nguồn lao động dồi dào và đào tạo để cung cấp cho các doanh nghiệp trong các KCN.

Một việc không thể bỏ qua là phải tổ chức tốt vấn đề nhà ở cho người lao động nhập cư bằng việc hỗ trợ các hộ dân trong việc xây dựng các khu nhà ở đạt tiêu chuẩn với giá thuê hợp lý. Đồng thời đảm bảo an ninh khu vực, tạo tâm lý an tâm cho sự lưu trú lâu dài của ngươì lao động, tránh tình trạng luân chuyển lao động tự do có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển lâu dài của KCN.

Đảm bảo nhu cầu về vật chất, cũng cẩn đảm bảo nhu cầu về tinh thần cho công nhân trong KCN, tỉnh Hải Dương cần kết hợp với các hộ dân xung quanh KCN trong việc cung cấp các dịch vụ văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho công nhân.

75

3.2.4. Giải pháp về quy hoạch

Thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức KCN theo hướng hiện đại, cụ thể là: (1) Chuyển từ KCN thành lập mang tính tận dụng lao động và điều kiện tự nhiên để thu hút các nhà đầu tư thuộc nhiều ngành nghề sản xuất công nghiệp khác nhau với mục tiêu lấp đầy KCN thành những KCN mang tính sản xuất và chế biến chuyên môn hoá ngày càng cao với mục tiêu hiệu quả kinh tế đặt ra là chủ yếu.

(2) Chuyển từ KCN chỉ bao gồm chuyên môn hoá sản xuất công nghiệp, sản xuất cho xuất khẩu sang mô hình KCN tổng hợp, trong đó bao gồm cả sản xuất công nghiệp, thương mại (xuất khẩu và tiêu thụ nội địa), dịch vụ phục vụ hoạt động trong KCN như: ngân hàng, bưu điện, dịch vụ cung ứng thường xuyên và các hoạt động dịch vụ; hoạt động khoa học và công nghệ cao.

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ KCN theo hướng hiệu quả, bền vững và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, có hiệu quả KCN, cần chuyển dịch cơ cấu nội bộ KCN theo những xu thế: (1) Chuyển từ KCN sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, trài nguyên sang KCN sử dụng nhiều vốn và công nghệ cao; (2) Chuyển từ KCN bao gồm các ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang sản phẩm công nghiệp sạch; (3) Chuyển từ KCN sản xuất, kinh doanh đơn thuần sang KCN kết hợp sản xuất kinh doanh với nghiên cứu hoạt động khoa học công nghệ và triển khai kĩ thuật công nghệ cao. Xây dựng tiêu chí thu hút đầu tư theo hướng chỉ thu hút các doanh nghiệp có hàm lượng vốn

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở tỉnh hải dương đến năm 2020 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)