Đối với hệ thống quản lý kỹ thuật tại Bệnh viện

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 87)

3.2.2.1. Hệ thống quản lý rác thải y tế

Đối với công tác phân loại rác thải tại Bệnh viện.

Việc phân loại rác thải y tế ngay tại nguồn phát sinh của Bệnh viện đƣợc thực hiện khá tốt, từ các quy định về phân loại rác thải đến những quy định về các loại túi, thùng đựng rác thải. Tuy nhiên, vẫn chƣa đồng bộ về thùng đựng và màu sắc của túi nilon. Điều này có thể gây nhầm lẫn cho bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân, do đó, Bệnh viện cần nhanh chóng khắc phục vấn đề này.

Có một vấn đề nữa cần quan tâm đối với công tác phân loại chất thải tại đây là ý thức của bệnh nhân và thân nhân. Trong khi các hộ lý và nhân viên vệ sinh phân từng loại rác thải để riêng từng thùng đựng quy định, thì ngƣời dân vẫn ngang nhiên bỏ rác thải sinh hoạt lẫn vào thùng đựng rác thải y tế, dù trên thân thùng đựng màu vàng này có dán bảng “CHẤT THẢI Y TẾ. BỆNH NHÂN KHÔNG ĐƢỢC BỎ VÀO”. Trong khi hằng ngày, Bệnh viện có cho phát thanh hƣớng dẫn phân loại rác thải theo quy định. Các hộ lý và điều dƣỡng viên phụ trách các phòng nội trú đều hƣớng dẫn và nhắc nhở cho bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân hằng ngày, nhƣng dƣờng nhƣ sự phân loại từ phía bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân vẫn chƣa đạt hiệu quả. Theo các dƣỡng viên, nguyên nhân cho dù Bệnh viện hực hiện tốt công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn phân loại rác thải tại nguồn cho ngƣời dân khi đến Bệnh viện, nhƣng vẫn không đạt hiệu quả triệt để là do:

-Thứ nhất, hằng ngày lƣợng ngƣời đến Bệnh viện rất đông, có thể lên tới 1.000 ngƣời, cả điều trị nội trú và ngoại trú và thân nhân. Nên sẽ rất khó để hƣớng dẫn cho toàn bộ lƣợng ngƣời đến đây trong suốt 1 ngày. Dẫn tới tình trạng họ không biết và cứ thấy thùng rác là bỏ vào.

-Thứ hai, một số lƣợng bệnh nhân và ngƣời nhà dù có đƣợc hƣớng dẫn cụ thể, nhƣng nếu thùng đựng rác màu vàng đƣợc đặt gần với họ hơn là thùng màu xanh, thì họ vẫn sẵn sàng bỏ rác thải sinh hoạt vào những thùng màu vàng dành riêng cho rác thải y tế.

Hay ngƣợc lại, với những bông băng dính máu, hay dịch cơ thể của ngƣời bệnh, họ ngang nhiên bỏ vào thùng màu xanh dành cho rác thải sinh hoạt.

-Thêm vào đó, các bảng hƣớng dẫn đƣợc dán trên các thùng đựng màu xanh hay màu vàng thƣờng xuyên bị hƣ hỏng vì các nguyên nhân vân chuyển hàng ngày, ƣớt hay bị xé bỏ,...

Chính vì những lý do nhƣ thế này khiến cho việc phân loại rác thải tại Bệnh viện gặp nhiều khó khăn, khi mà chỉ cần lẫn một mẫu nhỏ rác thải y tế vào thùng đựng rác thải sinh hoạt, hay rác thải sinh hoạt bị bỏ lẫn vào thùng đựng rác thải y tế thì đều phải đem đi tiêu hủy nhƣ rác thải y tế.

Riêng đối với việc phân loại chất thải phóng xạ và chất thải hóa học nguy hại đƣợc các hộ lý và điều dƣỡng viên trực tiếp thu gom và đƣa đi xử lý riêng, cho nên đạt đƣợc sự phân loại hiệu quả, ít có nguy cơ phát sinh ra bên ngoài.

Có thể thấy, trong công tác phân loại rác thải y tế tại Bệnh viện, việc tuyên truyền và hƣớng dẫn thực hiện phân loại ngay tại nguồn phát sinh đƣợc tổ chức rất tích cực và thƣờng xuyên. Tuy nhiên, vì đón tiếp lực lƣợng bệnh nhân tới khám chữa bệnh rất đông, nên công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn cho nhân viên Bệnh viện cũng nhu ngƣời dân về trách nhiệm phân loại rác thải tại nguồn phát sinh, nhằm đạt đƣợc hiệu quả quản lý cao nhất.

Đối với công tác thu gom rác thải y tế tại Bệnh viện.

Công tác thu gom rác thải y tế của Bệnh viện đạt đƣợc hiệu quả rất tốt trong thời gian qua. Trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2013, kể cả khi các hộ lý Bệnh viện trực tiếp thu gom, cho tới khi Bệnh viện thuê Công ty TNHH Hoàn Mỹ thực hiện các công tác này, việc thu gom vẫn đƣợc thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định. Bệnh viện không quy định thời gian thu gom đối với rác thải từ các phòng/khoa, mà nó thuộc trách nhiệm của các nhân viên thu gom. Việc thu gom sẽ đƣợc thực hiện khi các thùng đựng rác thải đầy khoảng ¾ thùng, thì nhân viên vệ sinh trực tại khu vực đó phải có nhiệm vụ vận chuyển đi, không để rác thải quá vạch hay đầy tràn. Bên cạnh đó, các

nhân viên của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thƣờng xuyên đi kiểm tra, giám sát và nhắc nhở. Kể cả đối với chất thải phóng xạ và chất thải hóa học nguy hại cũng đƣợc thực hiện nghiêm túc hơn. Và trong thời gian khảo sát tại đây, tác giả nhận thấy Bệnh viện quản lý và chỉ đạo thực hiện rất tốt công tác này.

Tuy nhiên, Bệnh viện cần xem xét việc không có khu vực riêng cho công tác thu gom, công tác này diễn ra ngay trên hành lang của Bệnh viện và đƣợc vận chuyển đi qua các khoa phòng. Điều này cũng sẽ gây ảnh hƣởng ít nhiều tới môi trƣờng trong Bệnh viện.

Đối với công tác thu gom chất thải phóng xạ và chất thải hóa học nguy hại của Bệnh viện luôn đƣợc thực hiện chặt chẽ. Chất phóng xạ đƣợc sử dụng hiện nay tại Bệnh viện là I131

và P32, có trong thuốc và miếng dán chuyên dụng. Công tác này đƣợc thực hiện trực tiếp bởi điều dƣỡng và hộ lý của Khoa nên rất khó khi loại chất thải phát sinh ra ngoài khu vực điều trị. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng ngƣời bệnh bỏ những miếng dán có chứa chất phóng xạ này ra môi trƣờng ngoài, sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng. Điều này cho thấy, công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện muốn đạt hiệu quả thật sự cần phải có sự hợp tác của bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân.

Đối với công tác vận chuyển rác thải y tế tại Bệnh viện.

Khi xây dựng cơ sở hạ tầng mới Bệnh viện đã không chú ý tới việc quy định đƣờng đi riêng cho vận chuyển rác thải về nhà lƣu chứa, nên đã gây khó khăn và ảnh hƣởng cho công tác vận chuyển rác thải (sinh hoạt và y tế) đi qua các khoa phòng khám bệnh và phòng ở nội trú, có thể đi ngang qua lúc đang khám bệnh hay giờ ăn của nhân viên Bệnh viện và bệnh nhân (vì cứ khi nào thùng đựng đầy sẽ phải vận chuyển đi). Vì khi xây dựng Bệnh viện không quy hoạch nên hiện tại bây giờ rất khó khăn cho việc đƣa ra hƣớng đi riêng cho rác thải. Hiện tại, Bệnh viện chỉ có phân đƣờng đi riêng cho bệnh nhân bị nhiễm bệnh tay-chân-miệng và có 2 thang máy dành riêng cho vận chuyển chất thải và đồ bẩn trong khu nhà 8 tầng. Tuy nhiên, các bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân vẫn không tuân thủ quy định mà đi thang máy này. Điều này sẽ làm

tăng nguy cơ lây lan các loại dịch bệnh trong Bệnh viện. Cho nên, Bệnh viện cần có hƣớng khắc phục tình trạng này, nhằm hạn chế đến mức tối đa nguy cơ Bệnh viện phát sinh thành một ổ dịch bệnh nguy hiểm.

Hằng ngày, sau khi tập trung rác thải về nhà lƣu chứa, từ 11h – 12h trƣa, là thời gian nghĩ trƣa và ít xe cộ lƣu thông, xe vận chuyển của chất thải môi trƣờng đô thị thành phố sẽ tới thu gom rác thải sinh hoạt cho tới nơi xử lý, tránh đƣợc tình trạng vận chuyển rác thải từ Bệnh viện tới nơi xử lý sẽ ảnh hƣởng tới mỹ quan thành phố.

Chỉ riêng có chất thải phóng xạ và chất thải hóa học nguy hại của Khoa Ung Bƣớu và các phòng thí nghiệm, xét nghiệm là có đƣờng vận chuyển riêng. Bệnh viện đã cho xây dựng hầm chứa và xử lý loại chất thải này ngay sau lƣng Khoa Ung Bƣớu. Tuy không phải vận chuyển đi xa, qua những nơi đông ngƣời nhƣng khu vực lƣu chứa, xử lý chất thải phóng xạ và chất thải hóa học nguy hại rất gần với khu vực điều trị. Cùng với việc hàng rào bỏa vệ xung quanh khu vực này không thực hiện đúng trách nhiệm bảo vệ và ngăn chặn ngƣời không phận sự tiếp cận. Điều này cũng sẽ gây ảnh hƣởng đến an toàn phóng xạ trong khu vực Bệnh viện.

Trong thời gian săp tới, Bệnh viện cần xây dựng kế hoạch cho công tác vận chuyển rác thải đƣợc an toàn và đảm bảo hơn, nhằm xây dựng một môi trƣờng tốt hơn cho Bệnh viện.

Đối với công tác lưu chứa rác thải y tế tại Bệnh viện.

Vì rác thải phát sinh đƣợc nhân viên xử lý hằng ngày, cho nên Bệnh viện không xây dựng buồng lạnh để lƣu chứa rác thải. Xây dựng đúng theo quy định, có mái che, có tƣờng rào bao quanh. Tuy nhiên, Bệnh viện cũng nên thƣờng xuyên tu bổ, cải thiện lại khu vực lƣu chứa để đảm bảo cho công tác lƣu trữ rác thải.

Mặc dù, khu vực này nằm cách xa các khoa/phòng, nhƣng lại nằm khá gần khu dân cƣ. Khoảng cách gần nhất tới nhà dân là 16m, nguyên nhân do sự quy hoạch lúc đầu của địa phƣơng chƣa hợp lý. Tuy không phát sinh mùi hôi thối, nhƣng Bệnh viện

cũng gần thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh nhiễm khuẩn ở khu vực này, tránh gây ra những ảnh hƣởng tới môi trƣờng xung quanh.

Đồng thời, Bệnh viện cần thƣờng xuyên kiểm tra nơi lƣu trữ chất thải phóng xạ và chất thải hóa học nguy hại. Khi mà nơi lƣu trữ loại chất thải này đã quá gần với khu điều trị nội trú và ngƣời nhà bệnh nhân vẫn tiếp cận để phơi quần áo nhƣ hiện nay, sẽ ảnh hƣởng tới an toàn phóng xạ cho Bệnh viện và ngƣời dân. Do đó, Khoa Ung Bƣớu cần có biện pháp quản lý chặt chẽ khu vực nguy hiểm này.

Đối với công tác xử lý rác thải y tế tại Bệnh viện.

Công tác này đƣợc Bệnh viện thực hiện đúng quy định, rác thải sinh hoạt đƣợc hợp đồng với chất thải môi trƣờng đô thị xử lý, rác thải y tế đƣợc tiêu hủy hoàn toàn bằng phƣơng pháp đốt, chất thải phóng xạ và chất thải hóa học nguy hại đƣợc xử lý bằng cách chờ qua thời gian bán rã mới đƣợc đƣa ra ngoài xử lý nhƣ chất thải thông thƣờng, bình áp suất đƣợc gởi trả về nơi sản xuất.

Các phƣơng thức xử lý từng loại rác thải phù hợp với yêu cầu của Bệnh viện. Quá trình xử lý đƣợc thực hiện triệt để, hoàn toàn, không làm phát sinh các loại chất thải gây nguy hiểm cho môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Riêng đối với việc đốt rác thải y tế tại Bệnh viện, có phát sinh 1 lƣợng chất thải rắn (tro, xỉ), lƣợng chất thải này đƣợc Bệnh viện hợp đồng với Công ty môi trƣờng đô thị thu gom và chôn lấp nhƣ chất thải sinh hoạt của thành phố, nhƣng phải có kết quả kiểm tra không gây ô nhiễm tới môi trƣờng. Tuy nhiên, theo ý kiến chủ quan, lƣợng chất thải rắn này tuy đã đƣợc tiêu diệt hết vi khuẩn gây bệnh và an toàn cho môi trƣờng, nhƣng vì trong rác thải y tế có kim loại, cho nên dù có đốt hoàn toàn thì trong chất thải rắn này vẫn chứa 1 lƣợng kim loại tƣơng ứng. Nếu chôn lấp cùng rác thải sinh hoạt sẽ vẫn gây ô nhiễm cho môi trƣờng, do đó, Bệnh viện cần có cách xử lý an toàn hơn. Chẳng hạn nhƣ quy hoạch một vị trí riêng trong khuôn viên Bệnh viện dành cho việc chôn lấp lƣợng chất thải nguy hại trong tƣơng lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nói chung, công tác quản lý rác thải tại Bệnh viện đã thực hiện khá tốt, tuân thủ các quy định hiện hành. Tuy nhiên, Bệnh viện cần cố gắng khắc phục những vấn đề đã và đang gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng hiện nay, nhằm nâng cao công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn, tập huấn cho cán bộ nhân viên, bệnh nhân, ngƣời dân đến Bệnh viện về cách phân loại và các quy định quản lý rác thải y tế hiện nay. Từ đó, tạo đƣợc sự hợp tác toàn diện giữa Bệnh viện và ngƣời dân cho việc thực hiện tốt công tác quản lý loại rác thải nguy hại này.

3.2.2.2. Hệ thống quản lý nƣớc thải y tế tại Bệnh viện

Cơ sở hạ tầng mới (hoạt động từ năm 2009) của Bệnh viện đáp ứng đầy đủ nhu cầu cấp nƣớc sử dụng cho các hoạt động trong Bệnh viện, đồng thời hệ thống thoát nƣớc luôn làm việc hiệu quả, cả hệ thống thoát nƣớc thải sinh hoạt và hệ thống nƣớc thải y tế. Hệ thống này hoạt động từ năm 2009 cho đến nay và không gây ngập úng cũng nhƣ tràn nƣớc ra khu vực xung quanh. Nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc mƣa đƣợc thu gom và đƣa đi xử lý riêng, Bệnh viện chỉ có trách nhiệm xử lý nƣớc thải y tế phát sinh. Nghĩa là Bệnh viện vừa tự xử lý nƣớc thải y tế, vừa đóng phí xả thải cho nƣớc thải sinh hoạt. Hiện Bệnh viện không có hệ thống thu gom để tái sử dụng nƣớc mƣa mà sử dụng hoàn toàn nƣớc sạch từ hệ thống cấp nƣớc của thành phố.

Hệ thống xử lý nƣớc thải này hoạt động từ năm 2009, trong thời gian đầu, hiệu quả xử lý chƣa cao, vẫn còn một số chỉ tiêu vƣợt mức cho phép và có tình trạng bị nhiễm khuẩn, vẫn đƣợc xả thải ra môi trƣờng. Qua từng năm, hệ thống đã từng bƣớc đi vào ổn định, dần đạt các tiêu chuẩn quy định, đảm bảo an toàn nƣớc thải ra môi trƣờng. Tuy nhiên, Bệnh viện cần xem xét và cải tạo lại hệ thống xử lý nƣớc thải y tế của mình đạt mức tiêu chuẩn cho phép quy định hiện hành. Thêm vào đó, Bệnh viện cần giải thích rõ cho những hộ dân xung quanh, tránh gây hiểu lầm cho ngƣời dân về việc nƣớc thải y tế tràn ra khu vực xung quanh khi có trời mƣa. Đồng thời, Bệnh viện cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải đúng quy định.

Hiện tại, cho đến thời điểm này, Bệnh viện vẫn chƣa có phƣơng thức xử lý lƣợng bùn thải này nếu có nạo vét, thu gom trong thời gian tới. Do đó, cần sớm đƣa ra

phƣơng thức xử lý lƣợng bùn thải này trƣớc, chứ không nên để thực hiện thu gom rồi mới nghĩ cách xử lý, nhƣ thế sẽ tại thêm một mối nguy hiểm cho môi trƣờng.

3.2.2.3. Hệ thống quản lý khí thải của lò đốt rác thải y tế tại Bệnh viện

Khí thải phát sinh trong quá trình đốt rác thải y tế đã đƣợc xử lý ngay trong buồng đốt, tại lò đốt thứ cấp ở nhiệt độ 1.000 – 1.200oC, xử lý hoàn toàn lƣợng khí thải độc hại ảnh hƣởng tới môi trƣờng không khí và sức khỏe của ngƣời dân sống gần lò đốt rác thải y tế (giữa chu kỳ hoạt động của 1 mẻ đốt) theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của cả lò đốt rác thải y tế cũ tại cơ sở cũ và lò đốt rác thải mới tại cơ sở mới, các chỉ tiêu điều đạt mức cho phép ra môi trƣờng.

Tuy nhiên, lại có rất nhiều phản hồi của ngƣời dân sống xung quanh Bệnh viện về khí thải ra từ lò đốt rác mới nằm tại cơ sở mới của Bệnh viện gây ô nhiễm môi trƣờng không khí, trong khi các kết quả quan trắc thì điều đạt tiêu chuẩn. Cho tới hiện nay, phía ngƣời dân vẫn liên tục phản ánh đến Bệnh viện và các cấp chính quyền yêu cầu có biện pháp giải quyết thỏa đáng cho những kiến nghị của họ. Nhƣ vậy, vấn đề bất cập hiện nay trong quản lý khí thải phát sinh từ lò đốt rác thải y tế tại Bệnh viện chủ yếu là do sự quy hoạch chƣa hợp lý của chính quyền địa phƣơng (Phƣờng Nghĩa Lộ, thành phố Quảng Ngãi). Khi bắt đầu có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng mới cho Bệnh viện, tỉnh đã cho phép Bệnh viện lắp đặt hệ thống lò đốt rác thải y tế và xử lý rác thải y tế ngay trong khuôn viên Bệnh viện. Do vậy, đáng lẽ ra khi chính quyền Phƣờng

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 87)