Hiện trạng công tác quản lý nƣớc thải y tế tại Bệnh viện

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 75)

Năm 2009, Bệnh viện đã cho xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải nằm ngay trong khuôn viên, cùng với các cơ sở hạ tầng khác. Tuy nhiên, trong những năm qua, theo phản hồi của ngƣời dân sống xung quanh kiến nghị rằng nƣớc thải của Bệnh viện chẩy tràn ra khu vực dân cƣ. Vậy, nguyên nhân là do hệ thống thu gom và xử lý nƣớc

thải gặp sự cố kỹ thuật hay vì vận hành không hiệu quả. Dƣới đây là phần hiện trạng thực tế đƣợc tìm hiểu để giải quyết câu hỏi trên.

a. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện

Theo quy chế quản lý chất thải y tế, các Bệnh viện phải có hệ thống xử lý nƣớc thải y tế trƣớc khi thải ra ngoài môi trƣờng nhằm đảm bảo an toàn cho môi trƣờng nƣớc. Với một cơ sở y tế lớn nhƣ Bệnh viện và lƣợng bệnh nhân điều trị có thể lên tới 1.000 ngƣời/ngày thì lƣợng nƣớc sử dụng cũng nhƣ lƣợng nƣớc thải phát sinh là rất lớn. (theo Bảng 2.3)

Bệnh viện có 2 hệ thống thu gom nƣớc ngầm dùng cho nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải y tế. Nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc mƣa phát sinh trong Bệnh viện sẽ đƣợc thu gom và đƣa vào hệ thống cống thải chung của toàn thành phố. Còn đối với nƣớc thải y tế, Bệnh viện sẽ thu gom và xử lý tại khu xử lý nƣớc thải y tế, nằm trong khuôn viên Bệnh viện, gần lò đốt rác thải y tế và khoa giải phẫu. Nƣớc thải đƣợc xử lý theo phƣơng pháp sinh học kết hợp hóa học.

 Công suất thiết kế

Công suất thiết kế: Q = 500 m3/ngày đêm Lƣu lƣợng trung bình: Q = 20,8 m3/giờ

Hằng ngày, hệ thống vận hành liên tục để xử lý trung bình từ 350 – 450 m3/ngày.đêm, nhằm loại bỏ các chất vô cơ, hữu cơ, vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh có trong nƣớc thải khi đƣa ra ngoài môi trƣờng.

Sơ đồ nguyên lý

(Nguồn: Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, 2009)

Sơ đồ 3.8: Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nƣớc thải y tế tại Bệnh viện

b. Hiện trạng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện

Tại thời điểm khảo sát thực tế hệ thống xử lý nƣớc thải y tế của Bệnh viện, hệ thống vẫn hoạt động bình thƣờng cả ngày và đêm, xử lý toàn bộ nƣớc thải phát sinh từ các hoạt động y tế tại Bệnh viện. Theo nhƣ quan sát, tại các bể xử lý của hệ thống đều không có nắp đậy. Nhƣ thế, rác, lá cây sẽ rớt vào, làm ảnh hƣởng đến hiệu quả xử lý của hệ thống, dễ gây tắt nghẽn đƣờng ống dẫn nƣớc.

Nƣớc thải bệnh viện

Bể điều hòa và xử lý sơ bộ

Thiết bị xử lý nƣớc thải V69

Hố ga

Nguồn tiếp nhận Máy thổi khí

Hình 3.15: Ngăn xử lý sơ bộ của hệ thống xử lý nƣớc thải

Hình 3.16: Các lá nhựa đƣợc đặt trong bể xử lý sơ bộ và thiết bị xử lý V69

Tác giả nhận thấy, lƣợng nƣớc thải y tế sau khi đƣợc xử lý chứa trong hố ga không phát ra mùi hôi thối và cũng không thấy có bất cứ hiện tƣợng nƣớc thải từ các bể xử lý tràn ra ngoài. Đồng thời, từ khi bắt đầu vận hành hệ thống (2009) cho đến nay, Bệnh viện đa vẫn chƣa cho thu gom lƣợng bùn thải trong hệ thống xử lý. Và hiện

tại vẫn chƣa có kế hoạch và phƣơng thức cho việc xử lý lƣợng bùn thải của hệ thống của hệ thống xử lý nƣớc thải y tế nếu đƣợc thu gom.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)