Hiện trạng công tác quản lý rác thải y tế tai Bệnh viện

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 61)

Vấn đề quản lý rác thải y tế là một chuỗi các hoạt động cần thực hiện liên tiếp và nghiêm ngặt bởi những tính chất nguy hại, dễ dàng lây nhiễm và phát sinh thành dịch bệnh của loại rác thải này. Do đó, với trách nhiệm là nơi chữa trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân toàn tỉnh, Bệnh viện cần thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác quản lý chất thải y tế theo Quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y Tế (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Y Tế). Dƣới đây là những kết quả sau khi khảo sát thực tế về công tác quản lý rác thải y tế tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Nƣớc thải phát sinh Nƣớc thải y tế Hệ thống thu gom riêng từng khoa/phòng Hệ thống xử lý nƣớc thải y tế Nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc mƣa Hệ thống cống thu gom nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc mƣa

Hệ thống cống thải chung của thành phố

a. Công tác phân loại rác thải phát sinh tại Bệnh viện.

Trong quản lý rác thải, để đạt đƣợc hiệu quả, vấn đề đầu tiên cần quan tâm đó là phải phân loại rác thải ngay từ nguồn phát sinh, nếu công tác phân loại đƣợc thực hiện nghiêm thúc thì những bƣớc xử lý tiếp theo sẽ đƣợc tiến hành nhanh chóng, đúng quy cách và an toàn hơn. Đặc biệt là khi rác thải y tế là loại rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao, nếu chỉ lấn một mẫu nhỏ vào rác thải thông thƣờng thì cả khối lƣợng này phải đƣợc xử lý nhƣ rác thải y tế (đốt, chôn lấp, tiêu hủy,...). Do đó, nếu không phân loại rác thải ngay từ nguồn phát sinh thì sẽ gây tiêu hao năng lƣợng khi xử lý, vừa gây nguy hiểm cho ngƣời thu gom và dễ gây lây lan mầm bệnh ra môi trƣờng.

Trong quá trình khảo sát tại Bệnh viện, việc phân loại rác thải tai đây đƣợc thực hiện bởi tất cả các nhân viên trong Bệnh viện, với trách nhiệm quản lý chung thuộc quyền Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Theo số liệu thống kê toàn Bệnh viện, trung bình hằng ngày lƣợng rác thải rắn phát sinh từ 600 – 750kg/ngày. Trong đó, lƣợng rác thải y tế nguy hại từ 130 – 160kg/ngày và rác thải thông thƣờng là 470 – 590kg/ngày. Tại tất cả các khoa/phòng chuyên môn trong Bệnh viện đều thực hiện tốt việc phân loại chất thải theo quy định.

Mỗi phòng đều đặt các thùng nhựa nhỏ (dung tích nhỏ hơn 50 lít), có nắp đậy và đa số là các thùng mở bằng chân đạp (số ít còn lại là thùng không có chân đạp), các thùng này bên trong đƣợc lót những túi nilon có màu sắc phân loại theo quy định. Bên ngoài hành lang Bệnh viện có đặt những thùng đựng rác lớn hơn (loại 240 lít) và cũng đƣợc phân loại bằng màu sắc. Thêm vào đó, trong mỗi khoa/phòng chuyên môn, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn có trang bị một bảng hƣớng dẫn phân loại, để hƣớng dẫn và nhắc nhở nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh làm tốt công tác phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh. Hằng ngày, khi giao ban buổi sáng, Trƣởng khoa của mỗi khoa/phòng sẽ nhắc nhở nhân viên của khoa mình thực hiện tốt việc phân loại trong khi làm việc.

Trong mỗi phòng/khoa chuyên môn đều đƣợc trang bị thùng đựng rác thải y tế, thùng đựng rác thải thông thƣờng và thùng đựng rác thải có thể tái chế. Công tác phân

loại tại đây đƣợc các nhân viên y tế thực hiện tốt, không xảy ra sự nhầm lẫn giữa từng loại rác thải.

Hình 3.1: Các thùng nhựa nhỏ để phân loại rác đặt tại mỗi khoa/ phòng chuyên môn

Các thùng nhựa nhỏ đựng chất thải rắn này đƣợc làm bằng nhựa PE theo quy định, có tỷ trọng cao, có nắp đậy và dễ cọ rửa. Các thùng này tuy không phân theo màu sắc nhƣng đều đƣợc lót bao nilon co màu sắc phân loại.

Đối với những phòng bệnh nội trú, Bệnh viện chỉ đặt một loại thùng đựng nhỏ cho rác thải thông thƣờng, vì phát sinh chủ yếu là rác thải trong quá trình sinh hoạt của bệnh nhân và ngƣời nhà. Lƣợng rác thải y tế phát sinh tại đây là rất ít, chủ yếu là bông băng, gạc có dính máu hay dịch sinh học của bệnh nhân, dƣợc phẩm đƣợc phát vì lý do nào đó mà họ không sử dụng,... Nhƣng đa phần số rác thải này đã đƣợc điều dƣỡng hay hộ lý trực tiếp thu gom vào mỗi buổi sáng khi tiêm và phát thuốc, hoặc hƣớng dẫn bệnh nhân và ngƣời nhà của họ bỏ loại rác này vào các thùng màu vàng trên xe tiêm hoặc các thùng màu vàng ở ngoài hành lang.

Bên ngoài dọc hành lang của Bệnh viện đƣợc trang bị những thùng đựng lớn hơn (loại 240 lít). Các thùng rác này có lót bao nilon cùng màu bên trong, có bánh xe

đẩy để dễ dàng vận chuyển tới nơi xử lý. Sau khi đã vận chuyển rác về nhà lƣu chứa các thùng rác này cũng đƣợc thƣờng xuyên cọ rửa và tẩy trùng.

Hình 3.2: Các thùng rác lớn hơn (loại 240 lít) đƣợc đặt dọc hành lang Bệnh viện

Hiện tại, trên hành lang của Bệnh viện chỉ có 2 loại thùng rác: thùng màu vàng cho rác thải y tế, thùng màu xanh cho rác thải thông thƣờng. Đối với thùng màu vàng, Bệnh viện có dán dòng chữ “THÙNG RÁC Y TẾ, BỆNH NHÂN KHÔNG DƢỢC BỎ”, chỉ dành cho những nhân viên vệ sinh thu gom rác thải y tế từ các khoa/phòng khám – chữa bệnh, nghiêm cấm bệnh nhân và ngƣời nhà bỏ rác thải thông thƣờng vào thùng này. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng những thùng rác màu vàng này lại chứa đầy bao hộp xốp, chai nhựa, lon nƣớc, thức ăn,...

Theo những nhân viên vệ sinh ở đây, việc một số thùng đựng rác thải y tế lại có rác thải thông thƣờng bên trong là do bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân bỏ vào. Mặc dù các nhân viên Bệnh viện đã nhắc nhở và có dán thông báo trên các thùng rác này nhƣng tình trạng bỏ rác không đúng nơi quy định vẫn cứ diễn ra và cũng rất khó quản lý vì những thùng rác này đặt ngoài hành lang, ngƣời dân chỉ biết bỏ rác vào các thùng rác chứ không quan tâm đó là thùng dành riêng cho rác thải y tế hay dành cho rác thông thƣờng.

Trên các xe tiêm và xe làm thủ thuật của Bệnh viện đƣợc trang bị đầy đủ: thùng có túi nilon màu vàng cho rác thải y tế, thùng có lót túi nilon màu xanh cho rác thải thông thƣờng, túi nilon màu trắng cho rác thải tái chế và hộp đựng chất thải sắc nhọn màu vàng. Hiện tại, Bệnh viện sử dụng hộp đựng chất thải sắc nhọn loại 1,5 lít, chỉ sử dụng một lần rồi đem đi tiêu hủy chung với rác y tế.

Hình 3.3: Rác thải thông thƣờng có trong thùng rác y tế tại Bệnh viện.

Hình 3.4: Bảng thông báo trên thùng rác y tế thƣờng xuyên bị hƣ hỏng

Riêng đối với Khoa Ung Bƣớu và các khu vực phòng xét nghiệm, thí nghiệm, công tác phân loại ngay tại nguồn phát sinh đƣợc thực hiện nghiêm ngặt hơn vì nơi đây ngoài chất thải lây nhiễm và chất thải sinh hoạt còn phát sinh thêm một lƣợng lớn chất thải phóng xạ và chất thải hóa học nguy hại. Cho nên, tại các khu vực này sẽ phải đặt nhiều thùng đựng màu đen và có lót túi nilon phục vụ cho công tác thu gom chất thải. Tuy nhiên, vì lý do nội quy của Bệnh viện, tác giả không thể tìm hiểu thực tế công tác phân loại chất thải phóng xạ và các chất hóa học nguy hại. Các thông tin có đƣợc về loại chất thải này chỉ thông qua phỏng vấn bác sĩ phụ trách ở đây, các nhân viên của Khoa trực tiếp thực hiện các công đoạn phân loại, thu gom và vận chuyển loại chất thải này về nơi xử lý.

b. Công tác thu gom rác thải y tế tại Bệnh viện

Từ năm 2010, Bệnh viện đã hợp đồng với Công ty TNHH Hoàn Mỹ thực hiện các công tác vệ sinh trong Bệnh viện và thu gom, vận chuyển rác thải tới nơi xử lý (trƣớc đó, toàn bộ công việc này là do hộ lý của Bệnh viện thực hiện). Hằng ngày, sau khi làm vệ sinh toàn Bệnh viện, nhân viên vệ sinh của Công ty TNHH Hoàn Mỹ trực tại các tầng lầu, thƣờng xuyên thu gom rác thải trong các nhỏ tại mỗi phòng/khoa và

Hình 3.5: Hộp đựng chất thải sắc nhọn tại Bệnh viện

Hình 3.6: Các trang bị để phân loại chất thải trên xe tiêm của Bệnh viện

phòng bệnh nội trú, cho vào những thùng rác lớn hơn có màu sắc phân loại tƣơng ứng đặt ngoài hành lang. Sau khi lƣợng rác thải đầy ¾ túi (lót bên trong thùng đựng 240 lít) theo quy định, nhân viên vệ sinh sẽ cột túi lại và đƣa rác về nơi lƣu trữ; không có tình trạng rác thải quá đầy và rớt ra ngoài, điều đó cho thấy Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi thực hiện tốt công tác này. Cả rác thải y tế và rác thải thông thƣờng điều đƣợc vận chuyển về nhà lƣu trữ, riêng chất thải phóng xạ và chất thải hóa học nguy hại sẽ đƣợc đƣa đi nơi khác.

Có một vấn đề mà trong quá trình tìm hiểu thực tế tại Bệnh viện, tác giả đƣợc biết có tình trạng một số nhân viên vệ sinh của Công ty TNHH Hoàn Mỹ lấy những dây truyền, chai nhựa, lọ thuốc trong các thùng rác y tế để riêng rồi mang ra ngoài; với số rác thải y tế này, họ sẽ đem đi bán ve chai. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, khi mà họ đem rác thải y tế đi bán trong khi không biết chúng có chứa thuốc độc hại hay có dính vi khuẩn gây bệnh hay không. Điều này là cực kỳ nguy hiểm và theo Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, khi phát hiện tình trạng này, Khoa đã nhắc nhở và nghiêm cấm các nhân viên vệ sinh mang rác thải y tế ra ngoài; đồng thời, tuyên truyền cho họ biết về sự nguy hại của loại rác thải này. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để.

Thêm vào đó, trong lần Quan trắc môi trƣờng do Viện Pasteur Nha Trang thực hiện vào năm 2011, khi đo phóng xạ toàn Bệnh viện, nhóm thực hiện phát hiện có phóng xạ tại khu vực cổng phụ 1 của Bệnh viện. Lúc này, Bệnh viện đƣợc báo động rò rỉ phóng xạ, nhƣng sau khi điều tra, nguyên nhân là do bệnh nhân của Khoa Ung Bƣớu khi ra ngoài đã bỏ miếng dán trên tay (có chứa P32) ngay trƣớc cổng mà không bỏ vào thùng rác của Khoa. Có thể thấy, cho dù các nhân viên y tế có thực hiện tốt công tác quản lý chất thải, nhƣng ý thức của bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân đóng một vai trò rất quan trọng để việc quản lý đƣợc thực hiện hiệu quả.

c. Công nghệ vận chuyển rác thải y tế tại Bệnh viện

Sau khi thu gom rác thải từ các phòng/khoa tập trung vào các thùng đựng loại 240 lít đặt ở dọc hành lang của Bệnh viện, nhân viên vệ sinh của Công ty TNHH Hoàn Mỹ sẽ vận chuyển rác thải về nhà lƣu chứa. Bệnh viện không quy định cụ thể về thời

gian vận chuyển, mà cứ khi nào thùng đựng rác đầy khoảng ¾ thùng sẽ đƣợc đƣa đi; các thùng này sẽ đƣợc đậy nắp và đẩy cả thùng về nhà lƣu chứa chứ không dùng xe kéo. Cả rác thải y tế và rác thải sinh hoạt điều tập trung về nhà lƣu chứa, nhƣng đƣợc đặt riêng biệt; vào khoảng thời gian từ 11h – 12h trƣa hằng ngày, Công ty Môi trƣờng đô thị của thành phố sẽ tới và vận chuyển rác thải sinh hoạt đi (đƣợc chôn lấp chung với rác thải sinh hoạt của thành phố tại bãi rác Nghĩa Kỳ, huyện Tƣ Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi). Đối với rác thải y tế sẽ chờ tới giờ tiêu hủy hàng ngày (khoảng 5h – 8h chiều). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Riêng đối với rác thải – chất thải phóng xạ và chất thải hóa học nguy hại của Khoa Ung Bƣớu và các phòng thí nghiệm, xét nghiệm, sẽ đƣợc hộ lý của các khoa này vận chuyển về nơi xử lý riêng, đặt ngay sau khu vực Khoa Ung Bƣớu.

Bệnh viện không có đƣờng vận chuyển riêng cho rác thải, cho nên hiện nay các rác thải khi đƣợc đƣa về nơi lƣu chứa sẽ đi ngang qua các khoa phòng, nơi khám bệnh và phòng ở của bệnh nhân nội trú. Hiện Bệnh viện, chỉ có thang máy dành riêng cho vận chuyển rác và đồ dùng bẩn trong khu nhà 8 tầng, để đƣa rác thải từ các tầng lầu về nơi lƣu chứa và chuyển đồ bẩn về nơi giặt. Riêng chất thải phóng xạ và chất thải hóa học nguy hại của Khoa Ung Bƣớu có đƣờng vận chuyển riêng (vì nơi xử lý loại chất

Hình 3.7: Khu vực điều trị phóng xạ của Khoa Ung Bƣớu tại Bệnh viện

Hình 3.8: Khu vực lƣu chứa và xử lý chất thải phóng xạ và chất thải hóa học của Bệnh viện

thải nằm ngay sau Khoa, có cửa đi riêng, và cách khoảng 5 – 10 m). Các thùng đựng rác thải sau khi vận chuyển rác đi sẽ đƣợc cọ rửa, tẩy uế sạch sẽ rồi mới đƣợc chuyển tiếp. Những nhân viên thực hiện các công tác này điều đƣợc trang bị, phƣơng tiện, bảo hộ chuyên dụng cho việc thu gom và vận chuyển rác thải.

Hình 3.9: Thang máy dành riêng cho việc vận chuyển rác thải và đồ bẩn tại Bệnh viện

Đối với những loại rác thải có thể tái chế trong rác thải sinh hoạt, nhân viên vệ sinh sẽ thu gom và hộ lý tại các phòng khoa sẽ đƣa về Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hằng ngày, Khoa này có nhiệm vụ thống kê lại và xử lý lƣợng chất thải có thể tái chế này.

Bảng 3.6: Thống kê trung bình lƣợng rác thải tái chế đƣợc thu gom từ năm 2009 – 2013 tại Bệnh viện

Năm Giấy Nhựa

(kg/tháng) (tấn/năm) (kg/tháng) (tấn/năm) 2009 1,251 15,012 80 0,960 2010 1,352 16,244 94 1,128 2011 1,515 18,180 187 2,244 2012 1,466 17,592 177 2,124 2013 1,515 18,180 187 2,244

(Nguồn: Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi.)

d. Công tác lưu trữ rác thải y tế tại Bệnh viện

Cả rác thải y tế và rác thải sinh hoạt của Bệnh viện sau khi đƣợc thu gom sẽ vận chuyển về nhà lƣu chứa chờ đƣợc xử lý. Nhà lƣu chứa rác thải nằm phía sau khuôn viên Bệnh viện, sát lò đốt rác thải y tế và hệ thống xử lý nƣớc thải của Bệnh viện, khoảng cách gần nhất với các khoa/phòng là hơn 100m. Nhà lƣu chứa rác thải có diện tích là 4m2, có mái che, rào bảo vệ không cho súc vật, gặm nhấm xâm nhập, có hệ thống cống thoát nƣớc thải, đƣa về hệ thống xử lý nƣớc thải chung của Bệnh viện. Hiện Bệnh viện không có buồng lạnh để lƣu trữ chất thải và cũng không xử lý sơ bộ ban đầu, vì rác thải đƣợc xử lý hằng ngày và thời gian lƣu giữ tại Bệnh viện là dƣới 48h đối với rác thải thông thƣờng và dƣới 24h đối với rác thải y tế và chất thải giải phẫu. Khu vực này có biển cấm ngƣời không phận sự ra vào và đƣợc kiểm soát nghiêm ngặt đối với những ngƣời không có nhiệm vụ. Ngoài ra, tại nhà lƣu chứa rác thải còn có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh và cả xà phòng, nƣớc rửa tay; khu vực này thƣờng xuyên đƣợc vệ sinh, tẩy uế hằng ngày.

Trong thời gian đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát ở đây, tác giả nhận thấy khu vực lƣu chứa rác thải của Bệnh viện không có phát sinh mùi hôi thối, kể cả trong vòng bán kính 50m xung quanh và nơi có nhà dân sống gần nhất với khu vực này (khoảng cách là 16m) vẫn không phát hiện có mùi hôi phát sinh từ nhà lƣu chứa rác thải của Bệnh viện. Tuy nhiên

Riêng đối với chất thải phóng xạ và chất thải hóa học nguy hại từ Khoa Ung Bƣớu và các phòng thí nghiệm, xét nghiệm, nơi lƣu chứa chính là nơi xử lý, bảo quản đợi qua chu kỳ bán rã, rồi mới đƣa đi xử lý nhƣ chất thải thông thƣờng hằm đảm bảo an toàn về phóng xạ.

Hình 3.10: Nhà lƣu chứa rác thải y tế và rác thải sinh hoạt tại Bệnh viện

Hình 3.11: Nơi đặt rác thải y tế chờ xử lý và lò đốt rác thải y tế của Bệnh

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 61)