MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.

Một phần của tài liệu vận tải đa phương thức quốc tế, thực trạng và hướng phát triển ở khu vực phía bắc (Trang 71)

- Phát triển đội tàu Container theo các phương thức vay - mua, thuê - mua và đặt đóng mới. Trong giai đoạn đầu cần ưu tiên trên 2 phương thức

đầu vì chỉ có thể đặt đóng mới sau khi đã tích luỹ một phần vốn đầu tư từ việc khai thác các tàu vay - mua, thuê mua và các tàu hiện có.

- Ưu tiên cho Tổng công ty sử dụng 1 phần các nguồn vốn ODA để phát triển đội tàu chuyên dụng cho Container có trọng tải lớn mà Việt Nam chưa đóng mới được, coi đó nh là cơ sở hạ tầng đặc thù của ngành vận tải biển.

- Cho phép Tổng công ty được hưởng ưu đãi thuế theo luật thuế doanh thu, luật thuế lợi tức, luật thuế khuyến khích đầu tư trong nước.

- Cần chấn chỉnh và tổ chức hoạt động vận chuyển hàng hóa trên các tuyến nội địa, ngăn chặn sự xâm nhập của các hãng tàu nước ngoài và các tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài tại Việt Nam làm tăng sự cạnh tranh gây lấn áp khó khăn các hãng tàu trong nước.

- Cho phép Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam tổ chức vận chuyển số lượng lớn hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng Container.

- Muốn giành lại thị trường, trong giai đoạn trước mắt (từ nay đến năm 2010) cần phải tập chung cao nhất cho hoạt động Container đường ngắn (Việt Nam - khu vực Châu Á) trên cơ sở liên kết hợp tác với các hãng teeder đã và đang hoạt động tại nước ta và để đảm bảo hệ số hoạt động này, nhất thiết phải cân nhắc kỹ đối với các hãng xin mở tuyến hoặc tăng thêm số chuyến tàu.

- Cần xây dựng và cải tạo "cảng cạn" tạo điều kiện áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến trong việc đa phương thức bằng Container ở Việt Nam, mở rộng quy mô của các cảng cạn hiện có, xây mới các cầu cảng, bãi Container chuyên dụng, xây dựng thêm các cảng cạn mới tại các địa điểm cần thiết, phục vụ cho việc phát triển kinh tế.

Đồng thời áp dụng chính sách hỗ trợ giá đối với vận tải Container của Nhà nước bằng cách.

+ Miến giảm thuế doanh thu. Áp dụng biểu cước xếp dỡ ưu tiên.

Một phần của tài liệu vận tải đa phương thức quốc tế, thực trạng và hướng phát triển ở khu vực phía bắc (Trang 71)