MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

Một phần của tài liệu vận tải đa phương thức quốc tế, thực trạng và hướng phát triển ở khu vực phía bắc (Trang 67)

ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ

I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC THỨC

1. Đối với Nhà nước

1.1 Giải pháp về hội nhập và cạnh tranh quốc tế

phát triển cở sở hạ tầng giao thông đối ngoại (Sân bay, cảng biển quốc tế, các trục đường sắt, đường bộ xuyên Á) với các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ tiên tiến ngang tầm với các nước trong khu vực, có khả năng tiếp nhận được các cỡ tàu, máy bay lớn.

Nhà nước ưu tiên vốn và nguồn lực phát triển đội tàu biển và máy bay Việt nam hiện đại, tăng sức cạnh tranh quốc tế.

Phát triển phương tiện vận tải và công nghệ xếp dỡ đồng bộ, có tiêu chuẩn phù hợp với các nước trong khu vực và quốc tế.

Nâng cao chất lượng dịch vụ, tiêu chuẩn phục vụ, giảm thời gian vận chuyển tối đa, các chỉ tiêu kỹ thuật của phương tiện phải đạt mức nh các nước khu vực.

Giảm giá thành vận tải, đảm bảo mức cước cạnh tranh với thị thường khu vực và thế giới.

Tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị tham gia vận tải, hình thành các tập đoàn đủ mạnh để có thể hội nhập và cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Đa dạnh hoá các hình thức liên doanh các đơn vị Giao thông vận tải với

doanh nghiệp nước ngoài với tỷ lệ vốn góp thuận lợi cho phía Việt Nam về lâu dài.

Sử dụng các dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ công nhân lành nghề, cán bộ quản lý trong sản xuất công nghiệp Giao thông vận tải.

Áp dụng các luật lệ, chính sách khuyến khích vận tải đến và qua Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.

Xây dùng lộ trình hội nhập cụ thể.

1.2 Tăng cường liên hiệp các Vận tải đa phương thức

Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, không cần phải tất cả các phương thức vận tải tham gia phục vụ chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế phải mạnh mới thực hiện quyền vận chuyển hàng hoá, mà trong quá trình mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, phải coi trọng việc tăng cường liên kết các công ty vận tải giữa trong nước và quốc tế để cho thị trường vận tải được thông suốt. Việc liên kết các công ty vận tải lại giúp cho việc khai thác phương tiện vận tải đi về nhiều chiều trên các đại dương theo những tuyến đường phù hợp và ổn định thông qua các công ty vận tải hoặc trung tâm giao nhận - vận chuyển đặt ở một số nước. Việc liên kết các Vận tải đa phương thức giúp cho người kinh doanh Vận tải đa phưong thức thâu tóm được tất cả mọi khâu của quá trình đưa hàng xuất nhập khẩu từ nơi sản xuất đến cở sở của người mua.

1.3 Cần có chính sách bảo hộ ngành vận tải trong nước

Trong lĩnh vực vận tải quốc tế, nhiều nước đã có những quy định rất cụ thể nhằm khuyến khích việc chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đội tàu của quốc gia đó. Sự khuyến khích đó được thể hiện qua chính sách kinh tế,

tài chính như: ưu đãi về thuế, tài trợ đầu tư tàu, quản lý chặt sự tham gia thị trường vận tải của các hãng tàu nước ngoài.

Để hướng tới mục tiêu tăng thị phần hàng hoá xuất nhập khẩu cho đội tàu biển quốc gia, Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp thiết thực để điều tiết thị trường vận tải, bảo hộ đội tàu nước ngoài mở thêm tuyến, đưa thêm tàu về khai thác thị trường Việt nam khi mà đội tàu Việt Nam có đủ năng lực đảm nhận; đặc biệt là vận tải Container và Vận tải nội địa. Ngoài ra để đảm bảo môi trương kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước một cách chủ động, Nhà nước của nước ta đối với những trường hợp các hãng tàu nước ngoài vi phạm các quy định về mở tuyến vận tải, đăng ký mức cước hoặc có những hành động cạnh tranh không lành mạnh khác để tranh giảm thuế, áp dụng một số biện pháp khuyến khích các chủ hàng Việt Nam sử dụng đội tàu nước mình là điều cần thiết giúp cho đội tàu quốc gia giành lại thị phần ngay trên sân nhà.

Nói về chính sách bảo hộ, không thể chỉ hiểu đó là những quy định luật plháp về giành quyền vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu cho đội tàu biển, mà còn cả những biện pháp khuyến khích ưu đãi tạo nguồn vốn thuận lợi, thậm chí còn có chính sách miễn giảm thuế cho đội tàu...

Theo các chuyên gia ngành hàng hải, hiện nay trên thế giới và các nước trong khu vực đều áp dụng một chính sách bảo hộ rất rõ ràng cho đội tàu biển quốc gia của mình thông qua chính sách ưu đãi về thuế, giữ độc quyền vận tải nội địa, trợ giá, giành quyền vận tải cho đội tàu biển quốc gia ở một tỷ lệ phù hợp theo quy định, hoặc phải có biện pháp, cơ chế để điều tiết sự cạnh tranh của các hãng tàu biển nước ngoài. Thiết nghĩ đây là vấn đề cần phải nghiên cứu, tham khảo để vận dụng trong hoàn cảnh nước ta. Nếu các chính sách bảo vệ thị trường hàng hải được thực thi thì chắc chắn đội tàu

biển quốc gia có nhiều khả năng phát triển và thị trường hàng hải Việt Nam sẽ sớm lập lại trật tự, góp phần đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá của cả nước.

1.3 Đầu tư để phát triển Vận tải đa phương thức.

Mặc dù trong những năm gần đây, Nhà nước đã nâng cấp hệ thống cở sở hạ tầng - Giao thông hiện có kết hợp với xây dựng mới các công trình quan trọng khác để hình thành mạng lưới giao thông vận tải hiện đại, liên hoàn, liên kết được các phương thức vận tải, đảm bảo giao thông thông suốt, nhưng nó cũng mới chỉ thông suốt trong nội địa. Bởi vì vận tải chủ đạo trong Vận tải đa phương thức quốc tế thì phải nói đến vận tải đường biển. Trong khi đó tuổi tàu ở nước ta khá cao - 20 tuổi, thậm chí có tầu trên 30 tuổi, cơ cấu của đội tàu biển Việt Nam cũng chưa phù hợp trong một thời gian dài, thiếu tàu chở Container để chở hàng bách hoá, thiếu những tàu chuyên dụng, thiếu tàu có trọng tải lớn... Cho nên chúng ta cần thay đổi cơ cấu các đội tàu cho thích hợp theo hướng "trẻ hoá, chuyên dụng hoá". Cần có quy định cấm mua những tàu có tuổi trên 10 năm. Đầu tư để phát triển đội tàu Việt Nam lớn mạnh, với những tàu có trọng tải lớn, trang thiết bị hiện đại để đáp ứng được nhu cầu chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu, giảm giá cước so với các hãng tàu nước ngoài. Trong đó ưu tiên phát triển các loại tàu chuyên dụng như: tàu Container, tàu chở dầu thô, tàu chở hàng rời cỡ từ 20.000 DWT trở lên, tàu chở ô tô, tàu chở khí ga, tàu chở xi-măng rời...

Xu hướng vận tải đường biển trên thế giới hiện nay là dùng những tàu có sức chuyên chở lớn để giảm bớt chi phí khai thác, tăng hiệu quả kinh tế, cũng như các chủ tàu yêu cầu các cảng trang bị những thiết bị hiện đại để giải phóng tàu nhanh; xu thế Container hoá ngày càng cao trên phạm vi toàn cầu.

Để khắc phục những yếu kém, tăng khả năng hội nhập của ngành vận tải biển thì chúng ta cần đạt được mục tiêu phát triển cân đối cơ cấu đội tàu biển Việt Nam một cách thích hợp trong từng giai đoạn. Trước mắt, phát triển một đội tàu Container có trọng tải thích hợp để khai thác có hiệu quả loại hình vận tải này. Đây là xu hướng vận tải mang tính toàn cầu nên nếu chúng ta không đáp ứng kịp thời loại hình vận tải này thì ngành vận tải biển của ta sẽ bị tụt hậu.

Ngoài việc mua sắm thêm các phương tiện vận tải cũng cần đầu tư phát triển ngành công nghiệp tàu biển Việt Nam. Đầu tư vào việc đóng tàu mới trong nước là một chủ trương sáng suốt nhưng cần phải có những chính sách ưu đãi về tài chính, về thủ tục hỗ trợ cho các nhà máy đóng tàu và khuyến khích các nhà máy này cải tiến đổi mới công nghệ và kỹ thuật, liên doanh liên kết với các xưởng đóng tàu nước ngoài để chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhằm nâng cao năng suất đóng tàu của cac nhà máy, rút ngắn thời gian đóng tàu.

Song song với việc đó, cần cải tạo và nâng cấp hệ thống cảng biển, kho bãi để nâng cao khả năng cạnh tranh, nhằm từng bước giành lại và tăng thêm thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam, tiến tới tham gia chia sẻ thị phần khu vực. Đối với các cảng trọng điểm, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cải tạo mở rộng, nâng cấp hệ thống cầu cảng, kho bãi chuyên dụng và hiện đại hoá trang thiết bị, công nghệ bốc xếp, nhằm đạt năng suất tương đương với các nước khác trong khu vưc. Xây dựng một số cảng trung chuyển cho Container.

Một phần của tài liệu vận tải đa phương thức quốc tế, thực trạng và hướng phát triển ở khu vực phía bắc (Trang 67)