II. VẬN TẢI CONTAINER TRONG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
2. Vận tải nội địa và Container
3.2.2 Cơ sở hạ tầng phát triển giao thông đường bộ
Những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ mở cửa, việc đầu tư của Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng nói chung và ngành giao thông vận tải nói riêng hàng năm tăng mạnh. Điều này thể hiện rõ ở việc đầu tư cho ngành giao thông vận tải, nếu như trong các năm trước 1991 đầu tư cho ngành giao thông vận tải chỉ chiếm từ 10-15% tổng số đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội trong số vốn đầu tư của Nhà nước thì sau năm 1997 đến nay tỷ lệ % của vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không ngừng nâng cao, đến năm 1997 đã lên tới 41,5%, thể hiện ở các công trình lớn về đường bộ. Cải tạo nâng cấp đường 1 từ Lạng Sơn đến thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng đường cao tốc số 5 từ Hà Nội đến Hải Phòng, đường 18 từ Hải Dương đến Quảng Ninh, đường Láng - Hoà Lạc, đường 14 từ Đắc Lắc - Lâm Đồng, xây dựng hơn 100 cầu trên các tuyến đường. Hàng năm
riêng việc duy tu bảo dưỡng đường xá, cảng bình quân là 265 tỷ đến 300 tỷ đồng một năm.
Cụ thể trong bốn năm qua 1996 - 2000, thực hiện đúng theo nghị quyết đại hội đại biểu của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI là công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, xây dựng nước Việt Nam dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
Để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 8-10% mỗi năm, một trong những công việc cần làm ngay là phải phát triển và hiện đại hoá ngành giao thông vận tải, thực hiện giao thông phải đi trước một bước.
Theo kế hoạch dài hạn 1996 - 2000 thì nhà nước đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nh sau:
Tổng mức đầu tư toàn xã hội : 42 tỷ USD
Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước: 8,820 tỷ USD tương đương 21%
Vốn nhà nước đầu tư : 6,048 tỷ USD tương đương 14,4%
Vốn tư nhân : 7,140 tỷ USD tương đương 17%
Vốn tín dụng nhà nước : 7,140 tỷ USD tương đương 17%
Vốn đầu tư nước ngoài : 13,02 tỷ USD tương đương 31,6 %
Trong sè 8,820 tỷ USD vốn ngân sách chi cho phát triển hạ tầng cơ sở ngành giao thông vận tải là 18% tương đương 1,587 tỷ USD chưa kể các nguồn vốn khác.
Về đường bộ giai đoạn trước đã tập trung các tuyến quốc lộ quan trọng đưa đường vào đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp đường cải thiện một bước giao thông vận tải đô thị, xây dựng một phần đường đến các xã, cụm xã và hiện đại hoá một bước duy tu bảo dưỡng đường bộ.
- Đường quốc lộ 1A đã được phục hồi toàn bộ từ Lạng Sơn đến Cà Mau xây dựng các cầu lớn cầu Gianh Ninh Thuận, xây dựng các đường hỗ trợ quốc lộ1: đường 5 Hà Nội - Hải Phòng, đường 14 Pleiku - Lâm Đồng.
- Mạng lưới đường bộ cho tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã được nâng cấp nh đường18, đường 10 cùng với các cầu Quý Cao, Tân đệ.
- Khu đầu mối và các đường vành đai Hà Nội đi các thành phố vệ tinh đường 2, 3, 6, 328, Láng Hạ - Hoà Lạc, bước đầu hiện đại hoá ngành giao thông thủ đô.
- Phát triển giao thông khu vực kinh tế trọng điểm công nghiệp du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu và các quốc lộ 51, 52.
- Quốc lộ 22 đi Campuchia, quốc lộ đi miền Đông miền Tây.
- Các quốc lộ ngang nối từ biên giới Lào Việt về các tỉnh Bắc Trung Bộ, từ Thanh Hoá - Quảng Bình, nâng cấp quốc lộ 9 - Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia.
- Để hỗ trợ đường bộ, đường sắt Bắc Nam cũng được gia cố nâng cao năng lực vận tải.
- Đường bộ, đường biển hệ thống cụm cảng lớn phát triển, khai thông luồng lạch đáp ứng được nhu cầu XK kinh tế làm động lực bổ sung cho ngành vận tải bộ.
Trong những năm 1996 - 2000 vừa qua bình quân 1 năm là 12 tỷ đồng và vốn sự nghiệp kinh tế để duy trì cơ sở hạ tầng là 2900 tỷ đồng.
Giai đoạn 2000-2005 còn lớn hơn, dự tính 18000 tỷ đồng/năm và vốn sự nghiệp kinh tế là 31000 tỷ đồng.
Đầu tư vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong giai đoạn 1993-1997 bình quân 1,5-2,5% tổng thu nhập quốc gia cả nước GDP và trong giai đoạn tới xây dựng ngành giao thông vận tải đưọc ưu tiên vốn 3% GDP.