TRONG KINH DOANH?
Lưu Minh làm việc cho một công ty nọ, anh ta tận dụng thời gian ngoài giờ để mua bán cổ phiếu. Lúc mới đầu chỉ là chơi nhỏ cho vui thôi, cứ chơi mãi, dần dần có được một chút kinh nghiệm, trở thành nghiện, bèn bỏ việc, chuyên mua bán cổ phiếu, chưa đầy một năm đã kiếm được 50, 60 ngàn Nhân Dân tệ. Lưu Minh càng ngày càng ham, vay của bạn bè 100 ngàn Nhân Dân tệ với lãi suất cao, đầu tư vào thị trường cổ phiếu, không ngờ vận số không may, bị mắc kẹt lại. Sau khi khoản vay đến hạn, chủ nợ ra sức kiếm Lưu Minh đòi tiền. Lưu Minh làm gì có tiền trả nợ, đành phải ẩn náu chỗ này chỗ nọ cứ như là tội phạm vậy, tránh không gặp mặt, khiến cho thanh danh bị hủy hoại, hết sức bi đát. Đối với mỗi một người kinh doanh mà nói, cho dù có bao nhiêu nơi có thể vay được tiền, bất kể là bạn có thể vay được bao nhiêu tiền, cũng không trở thành nô lệ của nợ nần.
Trong thời đại phát triển nhanh như vũ bão ngày nay, quan điểm có bao nhiêu tiền đầu tư kinh doanh lớn bấy nhiêu có thể bị coi là bảo thủ và cũ rích, nhưng là một người kinh doanh, cần phải có ý thức này thì mới có thể làm ăn chắc chắn, không bị thất bại
trong sự cạnh tranh khốc liệt được.
Có một câu tục ngữ hình dung về việc vay tiền ngân hàng thế này: “Ngày nắng cho mượn ô, ngày mưa đòi ô về” đã thể hiện đầy đủ bản chất của việc vay mượn. Rất nhiều người kinh doanh tự mình đắm chìm vào trong sự khích lệ của vay mượn, không đối mặt với hiện thực, thay đổi kinh doanh, mở rộng kinh doanh một cách mù quáng, vung vãi tiền bạc một cách vô nguyên tắc nhưng lại quên mất một sự thực: Tiền đi vay rốt cuộc vẫn cứ phải trả. Đầu tư quá lớn vượt quá nhu cầu thực tế thì lợi ích thu được chắc chắn sẽ không tỷ lệ thuận. Nếu như vậy, tình hình kinh doanh sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Lúc này áp lực của vay mượn bắt đầu xuất hiện, người kinh doanh phải ứng phó vất vả, khi hoang mang không biết làm thế nào thì tìm sự giúp đỡ ở các khoản vay lãi suất cao. Và như vậy, người kinh doanh phải cảm ơn những cơ quan tài chính kẹt xỉn kia, vì họ có thể dạy cho họ biết nhìn nhận kỹ càng về mình từ một góc độ khác, kết hợp với thực tế để xem lại bản thân, sử dụng tiền vốn một cách khoa học, tìm kiếm sự phát triển qua vòng tuần hoàn tích cực.
- Dùng tiền nhỏ để kéo tiền to về
Trong thị trường kinh tế hàng hóa, không có chỗ nào là không cần tiền, nhất là kinh doanh, không có tiền vốn có thể nói là không làm được việc gì cả. Có tiền rồi thì có
thể muốn làm gì thì làm, mặc sức phát huy tài trí. Thế nhưng, sự sáng suốt của người kinh doanh là ở chỗ vận dụng vốn nhỏ một cách hữu hiệu, dùng tiền nhỏ để kéo tiền
lớn về.
Đầu tư một lượng vốn lớn, mua vào một lượng hàng lớn, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, ôm cây đợi thỏ, ngồi đợi khách đến nhà. Kiểu kinh doanh cứng nhắc ấy thì ai cũng làm được. Những người không có vốn hoặc tiền vốn ít không cần phải lo lắng sầu muộn, chỉ cần bạn tuân thủ nguyên tắc không ngừng nâng cao tỷ lệ chu chuyển vốn, đưa ra những sách lược tiêu thụ hàng hóa tương ứng. Thì bạn sẽ tìm ra được bí quyết thành công trong kinh doanh.
- Tích lũy phát triển tiền vốn
Người kinh doanh đều có thể gặp phải vấn đề chu chuyển tiền vốn trong các hoạt động kinh doanh, vay mượn là chuyện bình thường. Người ta thường nói: “Dùng tiền vốn của mình để kinh doanh là hạ sách, dùng tiền vốn của người khác để kinh doanh mới là thượng sách”. Vay được tiền mà đã dương dương tự đắc, khoe khoang mình có bản lĩnh thì đâu đâu cũng có, vay được tiền, tiền vốn dư dật, thì ra sức mở rộng đầu tư. Thế nhưng hễ gặp khi khan hiếm tiền vốn thì lại thu gom khắp nơi giống như một người khùng, suốt ngày lo lắng hoảng hốt. Vì vậy, người kinh doanh cần tìm cách tích lũy tiền vốn, nhằm tránh rơi vào cảnh bị động trong kinh doanh. Vậy thì nên làm thế nào mới có thể tích lũy phát triển được tiền vốn đây? Người kinh doanh có kinh nghiệm sử dụng tiền vốn cho rằng: Khi tình hình kinh doanh kém, cần luôn luôn tích lũy vốn, không nên mở rộng đầu tư một cách miễn cưỡng. Tích lũy giống như là “hồ chứa nước” vậy, âm thầm tích lũy năng lượng cho bạn. Sau khi có được tích lũy rồi, có thể tích cực đầu tư vào bất động sản, chuyên tâm vào kinh doanh ổn định. Nói chung, quy mô kinh doanh đều không lớn lắm. Vì vậy, bất kể là áp dụng hình thức tiết kiệm ngân hàng, hay là đầu tư vào bất động sản, đều có thể chuyển thành tiền vốn để sử dụng vào bất cứ lúc nào. Dù là áp dụng biện pháp nào, đầu tư hay tích lũy, để phòng khi bất ngờ cần đến, đây là bước đầu tiên trong đối
sách chu chuyển tiền vốn.
- Thận trọng về số tiền xin vay
Sau khi người kinh doanh làm ăn được một thời gian nhất định rồi, nếu quả thực có nhu cầu mở rộng kinh doanh nhưng tiền vốn của mình lại không thể đáp ứng được, thì vay vốn chắc chắn là một biện pháp tương đối tốt. Chẳng hạn, cửa hàng quần áo chú trọng mốt, vì vậy yêu cầu đối với chu chuyển tiền vốn rất cao. Khi việc chu chuyển vốn gặp khó khăn, chỉ cần có một phần ba là tiền vốn tự có, thì có thể xin vay vốn của ngân hàng. Nhưng người kinh doanh cần có sự nhận thức rõ ràng về con số “một phần ba” này. Chẳng hạn, cửa hàng cần tiền vốn chu chuyển là 100 ngàn Nhân dân tệ, vậy thì mình cần có ít nhất 30 ngàn Nhân dân tệ, đồng thời, cần vạch kế hoạch rõ ràng mình có thể vay được 70 ngàn Nhân dân tệ kia ở đâu, lãi suất bao nhiêu? Điều quan trọng là đề ra kế hoạch hoàn trả vốn, đây vốn dĩ là một chuyện đương nhiên, nhưng nhiều người thường coi nhẹ điểm này, từ đó dẫn đến tổn thất nghiêm trọng. Vì vậy, khi vay vốn, cần tính toán kỹ xem liệu mình có thể
gánh được lãi suất vay hay không? Liệu có cần lập hợp đồng tính toán lãi hàng tháng để rồi mình trả lãi hàng tháng không? Tính toán và phân tích kỹ là công việc cần làm trước khi vay vốn. Căn cứ vào phán đoán thông thường, số tiền vay không vượt quá tiền vốn tự có là an toàn, nó vừa không gây áp lực cho người kinh doanh, lại đảm bảo số tiền vốn hữu hiệu cho việc mở rộng kinh doanh.