Một người lập nghiệp sáng suốt thường có thể nhìn thấy trước những rủi ro

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 2) (Trang 47)

Chu Minh làm việc tại một nhà máy quốc doanh ở một huyện miền núi. Anh ta thấy số người bỏ cơ quan ra ngoài làm ngày một nhiều, bèn từ chức ra ngoài làm, mở một cửa hàng trang trí, chuyên làm biển hiệu, kiếm được một số tiền. Về sau, anh ta thấy ngày càng có nhiều cửa hàng trang trí, dự đoán sau này công việc làm ăn sẽ ngày càng khó khăn hơn, bèn chuyển sang làm lẵng hoa, đây là cửa hàng lẵng hoa đầu tiên ở huyện đó, vì vậy công việc làm ăn rất phát đạt. Người khác thấy làm lẵng hoa dễ kiếm tiền nên cũng đổ xô vào. Chu Minh lập tức chuyển hướng, mở một công ty trang trí nội thất. Do thời điểm đó có nhiều nhà mới xây, nên Chu Minh kiếm được khá nhiều tiền. Hiện nay, tuy có rất nhiều công ty trang trí nội thất mới mở ra, nhưng Chu Minh đã gây dựng được vốn và uy tín lớn, chuyên bao thầu những công trình lớn nên những ông chủ nhỏ kia đã không phải là đối thủ của anh ta nữa rồi. “Không rủi ro không phải kinh doanh”. Rủi ro trong làm ăn là vấn đề mà một người lập nghiệp đều tập trung tính đến. Cái gọi là rủi ro là chỉ khi tiến hành một hoạt động nào đó trong công ty, không thể hoàn toàn khẳng định trước được sẽ có hậu quả gì, chỉ có thể biết được có thể xảy ra một số hậu quả nào đó và tần số xảy ra của từng hậu quả. Tần số chính là một lượng để thể hiện khả năng xảy ra sự việc nào đó lớn hay nhỏ.

Rủi ro và lợi ích tồn tại song song với nhau. Trong trường hợp thông thường, rủi ro và lời lãi trong kinh doanh của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với nhau. Né tránh rủi ro có nghĩa là né tránh lời lãi. Còn phát hiện ra rủi ro, né tránh sự tổn thất của rủi ro, tìm được lợi ích nấp đằng sau rủi ro chính là con đường tất yếu để đi tới thành công. Dưới đây là những rủi ro thông thường mà những người lập nghiệp thường gặp phải:

- Rủi ro của bên bán hoặc bên mua

rủi ro. Đối với bên bán mà nói, sau khi họ ký kết hợp đồng rồi, bèn bắt tay vào sản xuất hàng hóa theo như hợp đồng. Bắt đầu từ lúc đó, họ phải đứng trước rủi ro bên mua không thực hiện hợp đồng theo đúng thời hạn hoặc không thực hiện hợp đồng và không thanh toán tiền hàng, từ đó gây ra tổn thất do hàng hóa ứ đọng. Đối với bên mua mà nói, họ cũng phải đứng trước rủi ro bên bán không giao hàng phù hợp với quy định hợp đồng về chất lượng, số lượng, thời gian, từ đó làm đảo lộn kế hoạch, phải

gánh chịu rủi ro tổn thất kinh tế.

- Rủi ro của bản thân bên bán hoặc bên mua Kiểu rủi ro này là chỉ sau khi ký xong hợp đồng giao dịch rồi, do sai lầm về quyết sách của bản thân doanh nghiệp như điều tra thị trường chưa kỹ, kế hoạch sắp xếp không chu đáo, quản lý kinh doanh kém, tiền vốn thiếu hoặc các nguyên nhân khác, dẫn đến bên mua hoặc bên bán không thể thực hiện hợp đồng đúng thời hạn hoặc không có cách nào thực hiện hợp đồng, từ đó dẫn đến rủi ro đối phương đưa ra đòi bồi thường.

Bất kể là rủi ro đến từ phía nào, đối với những doanh nghiệp mới bắt đầu đều có thể gây ra thảm họa sụp đổ. Điều này đòi hỏi chúng ta cần mở to con mắt, học thêm những kinh nghiệm nhận biết rủi ro trong lập nghiệp, giảm đến mức thấp nhất những rủi ro có thể gặp phải, đồng thời đề phòng việc nó xảy ra.

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 2) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w