Cách thu gom tiền vốn để lập nghiệp

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 2) (Trang 38)

ăn Tân vốn là lái xe chở hàng cho một công ty. Anh ta rất muốn một mình mở công ty vận tải, đáng tiếc là không đủ vốn. Thế là anh ta mời thêm hai người bạn lái xe cùng làm. Số tiền ba người họ cộng lại chỉ đủ mua một chiếc ô tô. Sau khi họ mua ô tô rồi, họ bèn dùng chiếc xe đó để thế chấp ngân hàng vay vốn, mua thêm được một chiếc xe nữa. Họ lại dùng chiếc xe thứ hai để thế chấp vay của một ngân hàng khác, và lại có tiền để mua một chiếc xe khác. Như thế, công ty vận tải của họ đã được thành lập. Vài năm sau, họ đã có mười mấy chiếc xe, hơn nữa còn trả hết nợ. - Muốn kiếm tiền trước tiên cần tiết kiệm tiền Nếu như muốn lập nghiệp, thì cần hình thành thói quen thường xuyên tiết kiệm, cố gắng tăng thêm vốn tự có của mình. Tăng tích lũy của bản thân là con đường quan trọng hàng đầu để gom vốn. Thực tế chứng minh, chỉ có biết tận dụng vốn tự có của mình một cách hết sức hợp lý, làm cho sản xuất không ngừng phát triển, mức độ lãi không ngừng nâng cao, hình thành nên vòng tuần hoàn tích cực “sản xuất – tích lũy- tái sản xuất – tái tích lũy”, thì vốn mới có thể lấy mãi không hết, dùng mãi không kiệt.

- Vay mượn họ hàng, bạn bè

Đây là phương thức mà những người bình thường dễ nghĩ tới nhất khi định lập nghiệp nhưng trên thực tế lại không nên sử dụng một cách sơ suất, xử lý không tốt có thể khiến cho họ hàng, bạn bè kêu ca, oán thán, sau này sẽ khó sống với nhau. Trước khi mở miệng nói, cần để người cho vay biết mục đích dùng tiền, khiến cho họ tin chắc mình có đủ khả năng trả nợ, hơn nữa, bất kể trong trường hợp nào cũng cần phải trả

đủ khoản tiền đó.

- Thu hút người khác đầu tư

Tiền vốn cá nhân thường là có hạn, nếu như biết tập hợp những người khác lại, thì sẽ có thể thu gom được một khoản vốn khá lớn. Góp vốn cổ phần có thể là một số ít

người góp vốn, thường thì là từ hai đến ba người.

- Xin vay vốn ngân hàng

Con người hiện đại cần phá bỏ quan niệm truyền thống kinh doanh dựa vào “vốn tự có”, xây dựng quan niệm tiền tệ vay tiền kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vay vốn ngân hàng kinh doanh là cách bổ sung tốt nhất cho kinh doanh bằng

vốn tự có.

Đến ngân hàng trình bày rõ tình hình liên quan đến việc vay vốn, nhân viên cho vay vốn của ngân hàng sẽ phải tiến hành điều tra đối với người vay vốn, nội dung gồm có:

(1). Tình hình hiện tại của người vay vốn, khả năng trả nợ lớn nhỏ, từ đó quyết định

số vốn cho vay bao nhiêu.

(2). Người vay vốn dùng vốn vay vào việc gì, có dùng vào mục đích chính đáng hay không.

(3). Phạm vi nghiệp vụ của người vay vốn lớn hay nhỏ và dự đoán lời lãi sau này. (4). Vay vốn có phải nhằm chiếm dụng hay không, từ đó quyết định tiếp tục cho vay

hay là từ chối cho vay.

(5). Vay vốn có người bảo đảm hay không, người bảo đảm có khả năng trả nợ hay không.

- Cầm cố vay tiền

Cầm cố là một sự bổ sung cần thiết để vay vốn ngân hàng. Người cầm cố cá nhân thường cho rằng: vay tiền của bạn bè hoàn toàn là nhờ vào quan hệ xa gần thân sơ, xử lý không tốt sẽ khiến cho quan hệ đó trở nên căng thẳng. Vào hàng cầm đồ, ít ra là bớt

đi một món nợ “tình người”.

- Thuê mượn

Thuê mượn là một thỏa thuận mang tính khế ước. Nói chung nó thường chia làm hai loại là thuê mượn kinh doanh và thuê mượn tài chính. Thuê mượn kinh doanh là chỉ việc thuê nhà cửa phòng ốc, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển v.v... Thuê mượn tài chính là việc thuê mượn chuyên để giải quyết vấn đề vốn. Thuê mượn là một con đường để tập trung vốn, cái hay của nó là ở chỗ khi bắt đầu không cần phải bỏ ra một khoản vốn lớn đến mua tài sản cố định, chỉ cần phải trả một khoản tiền thuê không lớn là có thể có được thiết bị cần thiết, vừa sản xuất vừa kiếm lời, vừa trả tiền thuê.

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 2) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w