Lệ Bình và Đại Bằng là một đôi trai gái thanh mai trúc mã. Họ yêu nhau nhiều năm, chính vào lúc họ sắp sửa quyết định tiến tới hôn nhân, thì Đại Bằng ở mãi tận Thâm Quyến đột ngột đưa ra lời nói chia tay, đồng thời nói rằng anh ta đã có tình yêu mới. Lệ Bình ruột đau như cắt, trái tim dường như muốn tan vỡ, suốt ngày tinh thần trầm uất, nước mắt ngắn dài, không thể tự gắng gượng lên được... Thất tình là một con dao cùn, nó cứ nhay nghiến trái tim bạn từng chút một, khiến cho bạn như dở sống dở chết. Nên vận dụng biện pháp nào để thoát ra khỏi nó đây?
- Thời gian là bác sĩ tốt nhất
Nói chung, thất tình thường phải trải qua một quá trình cảm giác tựa như sấm sét, cảm giác đốt cháy đau khổ nóng bỏng và nôn nóng bất an cho đến khi xúc động tắt lụi. Hai giai đoạn trước là “thời kỳ nguy hiểm”, có dài có ngắn, nhưng chỉ cần vượt qua được giai đoạn nguy hiểm, thì sau đó sẽ có thể thoát ra khỏi nỗi đau khổ của thất tình, bước vào con người “hồi phục sức khỏe”. Vì vậy, bạn không cần phải tuyệt vọng, không cần phải lo lắng, đau khổ sẽ chầm chậm biến mất một cách không hay biết cùng với thời gian trôi đi. Tất nhiên, có thể một ngày u uất nào đó, trong lòng bạn còn âm thầm đau xót, nhưng suy cho cùng thì thời gian đau khổ nhất đã trôi qua, bạn cần phải vui
lên mới đúng.
- Đối xử tốt với bản thân
Một “bài học” quan trọng sau khi thất tình là suy nghĩ lại, tức đối xử tốt với bản thân mình, đánh giá bản thân, tình yêu và cuộc sống một cách hợp lý. Một số người sau khi thất tình rút ra được một kết luận như sau: (1). Lấy cái phiến diện để nhìn nhận mọi thứ - đàn ông (hoặc phụ nữ) trong thiên hạ đều là những kẻ phụ bạc không thể tin tưởng. (2). Đen đủi đến tột cùng – không có tình yêu, không thể nào sống nổi. (3). Theo đuổi sự hoàn mỹ – mọi sự đau khổ đều không tốt. (4). Quy nạp nguyên nhân – đối phương không cần đến mình đều là lỗi của mình. Còn một số người thì lại rút ra kết luận ngược lại: (1). Cuộc đời còn đẹp chán, chân trời góc biển có nơi nào là không có hoa thơm cỏ lạ.
(2). Thất tình không có nghĩa là toàn bộ con người mình đều là kẻ thất bại. (3). Một người không yêu ta không có nghĩa là những người khác đều không yêu ta.
(4). Mình vẫn còn quyền được yêu.
(5). Nhân gian vẫn có những mối tình chân thật tồn tại. (6). Tình yêu không có nghĩa là toàn bộ cuộc đời. (7). Rất nhiều người từng trải qua thất tình, điều đó không có gì là mất mặt cả. (8). “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, kẻ sĩ ba ngày không gặp, còn cần phải
ngước mắt nhìn nhau.
(9). Đau khổ không phải là không có cái hay, kinh nghiệm đau khổ có thể giúp cho
con người ta chín chắn hơn.
(10). Vấn đề không nhất định là ở nơi mình. Mình không phụ trời, thì hỏi lòng không thẹn.
Trong cuộc sống, bạn tuyệt đối không nên nghĩ theo chiều hướng xấu, tự chuốc lấy đau khổ. Nếu như bạn tự nhận thấy thất tình là một đòn chí mạng, thì không ai có thể cứu bạn được. Nhưng nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác, thì mọi việc tự nhiên sẽ
dễ chịu hơn nhiều.
- Cần có một trái tim khoan dung
Người thất tình thường sẽ thù hận một cách bản năng đối với người gây tổn thương
cho mình.
Cadắc: từng miêu tả tâm trạng điên cuồng cùng cực của Víchto khi thất tình trong cuốn “Sự phiền muộn của Víchto thời niên thiếu”: “Trong trái tim tan nát của tôi thường có một ý nghĩ cứ quấn lấy mãi – giết chết chồng em! Giết chết em!” “Yêu bao nhiêu, thì hận cũng bất nhiêu”. Thậm chí có người dùng cách hủy hoại bản thân để trả thù đối phương, hòng lấy cái đó để khiến cho đối phương cả đời hối hận. Nhiều người thoạt đầu đối xử với tình nhân “ấm áp tựa mùa xuân”, nhưng một khi ham muốn chiếm hữu của mình không được thỏa mãn, thì xoay ngược lại đối xử với “kẻ thù” một cách vô tình tựa như “gió thu quét lá vàng”! Sớm biết như vậy, thì thà đừng có ban đầu, cho dù đối phương có đối xử không phải với bạn trong mặt nào đó nhưng trả thù tàn khốc liệu có thể cứu vãn được tình yêu đã mất hay không? Hủy hoại người khác, đồng thời cũng hủy hoại luôn cả hạnh phúc cả đời của mình. Trả một cái giá lớn như vậy cho người không yêu mình liệu có đáng hay không? Xếchxpia từng nói: “Khi con sóng tình yêu bị lật nhào rồi, chúng ta cần nói một câu thân tình “Tạm biệt”! Nếu như bạn thực sự yêu đối phương, thì cần nghĩ cho đối phương, tôn trọng sự lựa chọn của đối phương. Vả lại, nếu không có được đối phương, thì hãy âm thầm chôn sâu tình yêu đó trong tim, biến nó thành tình bạn chân
thành đi!
- Gửi gắm hy vọng vào tương lai
“Muốn chữa khỏi việc mất đi một cô gái xinh đẹp, liều thuốc tốt nhất là tìm một cô gái xinh đẹp khác...” Trong con mắt của kẻ thất tình, cô ta (anh ta) trước đây tất nhiên là Tây Thi duy nhất trên thế gian này. Thế nhưng, nếu như bạn tìm kiếm, nhìn nhận, so sánh bằng một con mắt khác, có lẽ sẽ kinh ngạc trước những phát hiện của mình. Anh
ta (cô ta) không phải là hoàn mỹ không hề có chút điểm xấu nào như bạn từng nghĩ. Khi bạn một lần nữa đắm chìm trong tình yêu, ngoảnh đầu nhìn lại, có thể sẽ phát hiện thấy: “Tái ông mất ngựa, chưa biết thế nào!” Nhạc sĩ viôlông vĩ đại Lítxtơ khi thất tình ở tuổi 17 thì thấy vô cùng đau khổ, ốm liền hai năm, và từng thề sẽ vào tu viện. Về sau ông làm quen với một nhà văn nữ, được cứu bởi một tình yêu mới. Trong cuốn “Tình yêu và lý trí”, Mariana đau khổ muốn chết sau khi bị thất tình, cô nói với mẹ: “Con càng từng trải nhiều, thì càng cảm thấy cả cuộc đời này cũng sẽ không thể nào gặp được một người đàn ông mà con thật lòng yêu thương”. Cô ta tự dày vò mình, suýt nữa thì mất cả mạng sống. Nhưng tấm gương của chị gái đã làm cho cô ta sáng suốt hơn, dùng hành động để phủ định câu “cách ngôn” của cô ta, cô ta phát hiện thấy mình bị khuất phục trước tình cảm mới, gánh vác những nghĩa vụ mới, dâng hiến toàn bộ trái tim mình cho chồng, sống một cuộc sống hạnh phúc toàn vẹn.
- Biến đau khổ thành sức mạnh
Tình yêu không phải là toàn bộ nội dung của đời người. Con người ta không chỉ có nhu cầu yêu và được yêu, mà còn có nhiều nhu cầu khác cao hơn, đó chính là nhu cầu thể hiện mình! Sự việc hoặc công việc khiến cho bạn cảm thấy hứng thú cũng là phương thuốc tốt để chữa trị thất tình. Bạn đã mất đi một tình yêu, lẽ nào bạn còn muốn vì thế mà mất đi mục đích và ý nghĩa của cuộc sống? Biến đau khổ thành động lực sáng tạo, tác phẩm “Sự phiền muộn của Víchto thời niên thiếu”, cuốn sách từng gây chấn động một thời.
Kinh nghiệm lập nghiệp
Một mình gây dựng sự nghiệp là mơ ước của đa số thanh niên. Đây là một chí hướng đáng được khen ngợi. Trước khi gây dựng sự nghiệp, cần phải nghĩ đến một thực tế là: làm ông chủ không chỉ có nghĩa là kiếm được nhiều tiền, mà còn có nghĩa là mệt óc hơn, mệt nhọc hơn, gặp nhiều phiền phức hơn và gánh chịu nhiều rủi ro thất bại hơn. Nếu như chỉ nghĩ đến một điểm “kiếm nhiều tiền”, thì tốt nhất đừng nên
manh động.
Lập nghiệp cũng có quy luật của nó. Khi nắm bắt được những quy luật đó rồi, thì tỷ lệ thành công sẽ tăng lên rất nhiều. Nếu như người mù cưỡi ngựa đui, đâm quàng đâm
xiên, sẽ rất khó tìm được lối thoát ra.