Lâm Huy đầu tiên làm công một năm cho một công ty. Sau đó cùng một vài người bạn hùn vốn mở một công ty thương mại, làm một ông chủ nhỏ. Thế nhưng, trong quá trình lập nghiệp, anh ta không có sự tính toán kỹ càng từ trước, chỉ dựa vào bầu nhiệt huyết muốn kiếm nhiều tiền, thì không thành công được. Nếu luôn thay đổi hôm nay bán quần áo, ngày mai bán sắt thép thì tiền vốn, nhân lực phân tán, khó có thể tập trung lực lượng, không có được khách hàng cố định, vì vậy nên không thu được được gì cả. Cầm cự miễn cưỡng được một năm, kết quả là thua trắng tay, mấy người bạn
làm ăn cũng mỗi người một ngả.
Trước khi lập nghiệp, tốt nhất bạn hãy bình tĩnh phân tích một chút tình hình của bản thân, sau đó sắp đặt một kế hoạch lập nghiệp tỉ mỉ, như thế sẽ giúp cho bạn nắm được phương hướng chính xác trong quá trình lập nghiệp sau này, nhằm nhanh chóng thực
hiện được mục tiêu lập nghiệp.
- Lượng sức mình
Bạn nên lựa chọn nghề nào? Điều này cần phải xem điều kiện hiện nay của bạn. Nếu như tiền vốn không đủ thì lựa chọn nghề có mức đầu tư ít. Có một số loại hình kinh doanh, đặc biệt là ngành dịch vụ, khi mới bắt đầu rất đơn giản. Như công ty môi giới nhà đất, công ty dịch vụ sửa chữa, nhà hàng nhỏ, dịch vụ chuyên môn (như kỹ sư trưởng, quản lý tài vụ, dịch vụ y tế...) đều là những nghề dễ bắt đầu. Tất nhiên, những nghề này đều cần có kỹ năng chuyên môn tương ứng. Nếu như bạn có thế mạnh hết sức độc đáo hoặc điều kiện thuận lợi, vậy thì con đường lập nghiệp sẽ dễ dàng lựa chọn hơn. Điều kiện thuận lợi là có quyền sở hữu bản quyền gì đó, có địa điểm kinh doanh tuyệt vời, hoặc là sẵn có cơ sở khách hàng. Ngoài những cái đó ra, nếu như bạn biết nắm nguồn tài nguyên mà người khác không có, thể hiện tài năng đặc biệt, hoặc có một số mối quan hệ có thể đảm bảo thành công, thì bạn cũng cần tận dụng hết những điều kiện lập nghiệp này.
- Nhìn thẳng vào rủi ro
“Dám theo đuổi thành quả tốt nhất, dám gánh chịu hậu quả xấu nhất”, đây là tố chất tâm lý cần có của người lập nghiệp. “Trong 5 năm, 10 cửa hàng mới mở có 7 cửa hàng đóng cửa”. Con số này có thể khiến cho bạn cảm thấy vô cùng ngạc nhiên? Trên thực tế, nếu một doanh nghiệp có thể cầm cự được trên 5 năm, thì cho thấy sản phẩm, giá cả, địa điểm và phương thức kinh doanh của nó đã được thị trường tiêu dùng khẳng định. Mà những yếu tố cơ bản của sự thành công này đối với các công ty mới thành lập mà nói, vẫn là một ẩn số chưa được khảo nghiệm. Tiền vốn không đủ và thiếu thốn trang thiết bị kỹ thuật là hai nhân tố chủ yếu dẫn đến việc công ty mới hoặc cửa hàng mới phải đóng cửa. Hai nhân tố này đều là sản phẩm của việc leo cao khó vững. Bất kể thế nào, bạn cần có được tố chất tâm lý gánh chịu
rủi ro một cách vững vàng.
- Đích lập nghiệp
Đích lập nghiệp không ở chỗ có mới lạ hay không, cũng không cần phải chỉ riêng mình mới có, thậm chí không cần có đích cao xa gì cả. Điều quan trọng là đích đó cần phải có tiềm năng thị trường. Mấy kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được
“đích” có tốt hay không. Đích đó có phù hợp với nhu cầu thực tế không? Hiện nay hoặc tương lai có thị trường
hay không?
Đích đó có thể chuyển thành việc kinh doanh khả thi hay không? Có kỹ thuật tương quan để phối hợp này không? Giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ có nằm trong phạm vi người tiêu dùng có thể hoặc sẵn sàng chịu được hay không? Cá nhân bạn có kiến thức và kỹ thuật cần thiết không? Đích đó có người từng thử hay
chưa? Kết quả thế nào? Tại sao?
Nếu như bạn biết nghiên cứu kỹ, suy nghĩ thấu đáo những vấn đề trên trước khi thực hiện cái đích của mình, thì bạn sẽ biết được đích đó có thể thực hiện được hay không. Điều này tất nhiên còn cần dựa cả vào trực giác của bạn để phán đoán nữa.
- Lập kế hoạch chu đáo
Sau khi đánh giá đầy đủ rủi ro thị trường rồi, bạn cần bắt tay vào lập một kế hoạch tỉ mỉ thực tế. Dưới đây chính là những nét chính của kế hoạch đó. (1). Trình bày khái niệm tổng thể. Nếu như có người cung cấp vốn hoặc nguồn nhân lực cho bạn, lúc đó bạn cần biết trình bày một cách đơn giản, rõ ràng kế hoạch lập nghiệp của mình, nhằm có được sự hợp tác. Nội dung trình bày khái niệm tổng thể bao gồm giới thiệu đích lập nghiệp và đánh giá khả năng có thể thu lời và rủi ro có thể
gặp phải trong tương lai.
(2). Nội dung sản phẩm hoặc dịch vụ. Trình bày nội dung sản phẩm hoặc dịch vụ bao gồm các loại giá thành, tên gọi hoặc bao bì cần thiết trong quá trình chế tạo, và bất kỳ điều kiện có lợi độc đáo hoặc có sức kinh doanh. Ngoài ra, trong kế hoạch cũng cần ghi cả biện pháp đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ và cả những trở ngại có thể gặp phải
do người khác chen chân giữa chừng.
(3). Thị trường. Thị trường có thể được xác định từ các phân tích như lớn nhỏ, khu vực, tình hình phát triển, lãi suất, địa điểm, chiến tranh và thống kê dân số... Kế hoạch lập nghiệp điển hình cần phân tích: quá trình người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ, và người nào quyết định mua. Sau khi bạn nắm được hoàn cảnh người tiêu dùng tương lai rồi, thì bạn sẽ nắm bắt được việc định giá và hiểu được môi trường kinh doanh. Ngoài ra, nội dung kế hoạch cũng cần trình bày rõ đặc điểm của thị trường, như phương thức tiêu thụ, tính tuần hoàn của thị trường và cả
mức độ ảnh hưởng của chính quyền...
(4). Bảng tiến độ các công việc chuẩn bị. Bảng tiến độ này cần ghi rõ nội dung công việc, thời gian thực hiện. Nếu như khả thi, cũng cần ghi vào thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, và cả người phụ trách các công việc... Bạn có thể căn cứ vào các nội dung dưới đây để thành lập bảng tiến độ: Hoàn thành thiết kế sản phẩm, dịch vụ và đóng gói; lựa chọn hãng cung cấp hàng; thuê mướn nhân công; quyết định địa điểm; làm catalô giới thiệu; lập phương án quảng cáo và marketing; có được giấy phép kinh doanh; sắp đặt thời gian tuyên bố ra mắt; thu xếp thời gian tiếp xúc với khách hàng; bố trí cửa hàng - đồ gia dụng, điện thoại, công cụ, máy tính, văn phòng phẩm...; lựa chọn thứ tự hãng bán lẻ để làm tốt công tác chuẩn bị. Tất nhiên, không có bảng tiến độ
nào là không có điểm khiếm khuyết, tất cả những gì trên đây chỉ là để tham khảo mà thôi.
(5). Dự toán. Bất cứ dự toán lập nghiệp nào cũng đều cần đặc biệt suy xét tới hai trọng điểm: Lượng tiền mặt lưu thông và những dấu hiệu ban đầu của khó khăn tài chính. Lúc này, bạn có thể chuẩn bị một hệ thống sổ sách tốt để giúp bạn hàng tháng đều có thể giám sát kỹ càng hai vấn đề quan trọng này. Bạn là ông chủ, cần phải nhanh chóng biết cách suy đoán bất kỳ tín hiệu nào cảnh báo về khủng hoảng tài chính qua chương
mục hàng ngày hoặc hàng tuần.
- Tự thân vận động
Lúc mới lập nghiệp, vừa không có nhân viên giúp mình, cũng không có ngân hàng, hãng bán lẻ hoặc hãng cung cấp hàng có quan hệ sâu sắc có thể giúp đỡ bạn, lại càng không thể nói đến có khách hàng cố định quan tâm chiếu cố đến bạn! Bản thân ông chủ nhất định cần phải phát triển và xây dựng một bầu nhiệt huyết thu hút người khác đến giúp mình. Trong thời kỳ đầu lập nghiệp, chỉ có bản thân ông chủ mới có lòng tin đối với sự phát triển trong tương lai của mình, cũng chỉ có anh ta mới có thể nắm
quyền quyết định sự thành bại.