Lựa chọn địa điểm kinh doanh thích hợp

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 2) (Trang 39)

Viên Phương đã đi làm được vài năm và tích lũy được một chút vốn liếng, định mở một cửa hàng bán quần áo. Cô thuê một cửa hàng mặt phố ở trung tâm thành phố và trang trí rất đẹp; quần áo cô nhập vào cũng khá đúng kiểu, thế nhưng công việc kinh doanh lại không được tốt như cô tưởng tượng, hàng ngày chỉ có lèo tèo vài khách đến cửa hàng, người mua lại càng ít hơn. Viên Phương cảm thấy lạ, bèn đi hỏi những người thạo nghề. Họ nói: “Cô chọn chỗ không đúng, xung quanh không có cửa hàng bán quần áo nào cả. Một cửa hàng nhỏ của cô, màu sắc chủng loại ít, khách hàng không có sự lựa chọn, cũng không thể so sánh được giá cả, đương nhiên là họ không

muốn tới”. Viên Phương vốn cho rằng cửa hàng của mình là độc nhất ở khu vực đó, không có ai cạnh tranh, việc kinh doanh sẽ tốt hơn, không ngờ lại có kết quả này. Cô lập tức quyết định rời cửa hàng đến một nơi có khá nhiều cửa hàng bán quần áo, công việc kinh doanh quả nhiên ngày càng khá lên. Cũng giống như đánh trận cần chiếm lĩnh lấy địa hình có lợi vậy, lựa chọn địa điểm kinh doanh thích hợp nhất có nghĩa là công việc kinh doanh thành công được một nửa rồi. Nói chung, mỗi một thành phố đều có 5 loại khu vực cơ bản:

- Khu buôn bán trung tâm

Đó là khu vực trung tâm thành phố, là điểm tập trung các hoạt động buôn bán chính. Chủ lực của khu vực này là các cửa hàng cửa hiệu cỡ lớn như cửa hàng bách hóa, cửa hàng tự chọn, chủng loại hàng hóa nhiều, đầy đủ mọi quy cách, lưu lượng khách lớn, hơn nữa đều là những khách hàng rủng rỉnh túi tiền và có ý mua hàng. Nếu khu vực này cho thuê cửa hàng với diện tích khá nhỏ, cho dù là rất nhỏ thì cũng nên giành lấy – chỉ cần túi bạn có đủ tiền. Sau đó bạn có thể dụng vào mở cửa hàng chuyên bán trang phục cao cấp hoặc thức ăn nhanh..., là những loại hình kinh doanh có hiệu quả cao.

- Khu buôn bán cấp hai

Là chỉ khu vực vòng ngoài hoặc vùng biên của khu thương mại trung tâm. Tiền thuê và giá bất động sản của khu vực này rẻ hơn so với khu buôn bán trung tâm, giao thông cũng không đông đúc. Vì vậy những dịch vụ mang tính vui chơi giải trí và có bầu không khí nhẹ nhàng rất được khách hàng ưa chuộng. Như khu vui chơi giải trí, quán cà phê, sàn nhảy, phòng thể thao, cửa hàng đồ gia dụng..., sẽ rất có sức hấp dẫn đối

với khách hàng.

- Khu cửa hàng cùng loại trên phố

Thường là bán cùng một loại sản phẩm, phục vụ cùng một tầng lớp khách hàng, như vàng bạc, tạp hóa, sửa chữa, chim thú cảnh...

- Khu phố phường

Là khu vực buôn bán trung tâm của một khu vực dân cư. Nó có thể thu hút người dân đi bộ hoặc đi xe gần đấy. Những cửa hàng này phần lớn là cung cấp các hàng hóa tiện lợi hoặc phục vụ cá nhân. Khu phố phường thường thích hợp để mở các cửa hàng như nhà hàng, cửa hàng sửa chữa, cửa hàng hoa, hoa quả, rau xanh, cắt tóc, giặt khô, rượu

thuốc lá, bách hóa nhỏ...

- Khu ngoại ô

Đối với một số doanh nghiệp mà nói, vị trí không liên quan mấy đến số lượng hợp đồng, vì họ có thể thông qua cách dịch vụ như mua hàng qua bưu điện, có xe đưa hàng riêng để cung cấp hàng hóa cho khách hàng. Vì vậy, nếu như bạn mở một xưởng sản xuất nhỏ, tốt nhất hãy tìm một khu ngoại ô tiền thuê rẻ, yên tĩnh rộng rãi.

- Vị trí của cửa hàng rất quan trọng

Một khi bạn quyết định mở nhà xưởng hoặc cửa hàng, thì cần phải tiến hành khảo sát toàn diện đối với địa điểm đã lựa chọn, tìm hiểu số lượng và cơ cấu dân số của khu vực dân cư quanh đó, tình hình phát triển kinh tế, mức sống, thói quen tiêu dùng, tình

hình của các cửa hàng khác, thậm chí cả các yếu tố khác như trường học, công ăn việc làm, giao thông, địa hình..., đánh giá chi tiết mức độ lợi hại của các nơi, lựa chọn địa điểm tốt nhất. Như thế, bạn mới có thể có được nhiều khách hàng hơn, khiến cho công việc kinh doanh của bạn phát đạt, tiền vào như nước. 65. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ ĐƯỢC CÁI TÊN CỬA HÀNG HAY VÀ ĐẦY SỨC

HẤP DẪN

Lý Hỏa Quân có biệt danh là “Hỏa Hỏa”. Anh ta mở một cửa hàng giải khát, lấy tên của mình đặt cho cửa hàng “Cửa hàng giải khát Hỏa Hỏa”, ý là việc kinh doanh phát đạt. Không ngờ sau khi khai trương cửa hàng, công việc kinh doanh lại vô cùng lạnh lẽo. Bạn bè khuyên anh ta: “Mọi người phải khát lắm mới vào uống giải khát, vừa mới trông thấy chữ “hỏa” đã thấy ngán, chi bằng anh hãy thay tên cửa hàng khác. “ Hỏa Hỏa cho là có lý, đổi tên thành “Cửa hàng giải khát mát lạnh”, kinh doanh quả nhiên

có chuyển biến tốt hẳn.

Đặt tên cho cửa hàng về nguyên tắc là phải hữu danh hữu thực, đặt một cái tên nhã nhặn, dễ gần, khiến cho khách hàng có cảm tình sẽ giúp cho công việc kinh doanh. Nó có tầm quan trọng không kém gì so với lựa chọn một địa điểm tốt. Làm thế nào để có được một cái tên hay đầy sức hấp dẫn đây? - Thể hiện tính chất và phạm vi kinh doanh của cửa hàng Như “cửa hàng chuyên bán đồ lót nữ”, “đồ lót nữ” là chỉ hạng mục kinh doanh, “chuyên bán” là tính chất; “cửa hàng sửa chữa đồng hồ”, “đồng hồ” là phạm vi, “sửa

chữa” là tính chất.

- Thể hiện đối tượng phục vụ

Như “cửa hàng đồ dùng phụ nữ trẻ em”, “cửa hàng đồ dùng danh cho người mù”, “hiệu sách sinh viên”..., thể hiện đối tượng phục vụ lần lượt là “phụ nữ trẻ em”, “người mù”, “sinh viên”. Tất nhiên, nếu như một phụ nữ mắt mũi thanh tú đến cửa hàng đồ dùng dành cho người mù để chọn mua kính đen, bạn không nên từ chối ngay

ngoài cửa, mà cần ân cần phục vụ.

- Thể hiện đặc điểm và phong cách phục vụ Một cửa hàng ăn nhanh với tên gọi “ăn ngấu ăn nghiến” có nghĩa là ăn uống tốc độ nhanh khác với truyền thống; còn có tên là quán cà phê “Tầm mộng viên”, hoặc “Ngọt ngào đêm sao” thì có nghĩa là phục vụ cao cấp và phong cách lịch sự. Tất nhiên bạn sẽ hiểu rằng “ăn ngấu ăn nghiến” không phù hợp với quý bà và quý ông, với như bạn nhiệt tình bước tới chào mời, thì anh ta tất sẽ dễ dàng mở hầu bao ra, vui vẻ ăn uống.

- Thể hiện thời gian kinh doanh

Như “Nhà hàng không kể ngày đêm”, “Cửa hàng sửa chữa đồ điện gia dụng trong ngày” cho thấy thời gian phục vụ của bạn là 24 tiếng đồng hồ, 12 tiếng đồng hồ. - Thể hiện độ lớn nhỏ, phương vị của cửa hàng Như “Nhỏ mà đáng yêu”, “cửa hàng xăng dầu góc phố”, cửa hàng “nhỏ mà đáng yêu” cho thấy cửa hàng tuy nhỏ nhưng khách hàng trông thấy rồi sẽ có cảm giác “nhỏ mà đáng yêu”; “góc phố” khiến cho lái xe mỗi lần đi qua lối rẽ sẽ liên tưởng đến cửa hàng xăng dầu phục vụ chu đáo, từ đó dừng xe lại mua xăng một cách không do dự.

- Ngầm ám chỉ mức giá Như “Cửa hàng một ngàn”, ngầm ám chỉ những mặt hàng mà cửa hàng kinh doanh đều là những mặt hàng nhỏ giá chỉ có một ngàn đồng, như cúc áo xinh xinh, văn phòng phẩm, bưu thiếp...; “cửa hàng thời trang chín chín” ngầm ám chỉ giá trang phục

đều từ một trăm ngàn trở xuống.

Một phần của tài liệu 101 kinh nghiệm thành đạt trong cuộc sống (tập 2) (Trang 39)