GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I.Mục tiêu:
- Trình bài được thế nào là quần thể sinh vật và lấy ví dụ minh họa. - Nêu được các quan hệ trong quần thể và lấy ví dụ minh họa.
- Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh khái quát tổng hợp - Bảo vệ các động vật quý hiếm và yêu thiên nhiên
II. Đồ dùng: Hình 36.1, 36.2, 36.3, 36.4, III. Phương pháp: Phát vấn III. Phương pháp: Phát vấn
VI. Tiến trình :
1) Ổn định:
2) Bài cũ: 1/ Môi trường sống là gì? Nhân tố sinh thái là gì?
2/ Giới hạn sinh thái là gì ? Ổ sinh thái ?
3) Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
? Quần thể là gì?
▼ Học sinh trả lời lệnh trang 156 Ví dụ về quần thể- và tập hợp không phải quần thể.
? Quá trình hình thành quần thể mới ntn?
Giữa các cá thể gắn bó chặt chẽ với nhau nhờ các mlh sinh thái
▼ QS hình 36.2, 36.3, 36.4 kết hợp vơi nội dung đã học trả lời lệnh trang 157
(nêu những biểu hiện và ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ trong quần thể)
I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ SINH VẬT QUẦN THỂ SINH VẬT
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời gian nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Quá trình hình thành quần thể mới thường trải qua các giai
đọan sau: Các cá thể cùng loài phán tới một môi trường sống mới, những cá thể thích nghi được với điều kiện sống dần dần hình thành quần thể mới
II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁC THỂ TRONG QUẦN THỂ THỂ
1/ Quan hệ hổ trợ:
- Các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các họat động sống như: lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản... => qt thích nghi tốt hơn, khai thác tối ưu ngồn sống→ tăng khả năng sống sót và sinh sản
Ví dụ:
+ TV sống theo nhóm→ chống chị gió bão, chịu hạn tốt hơn (hạn chế THN, hiện tượng liền rễ...)
+ Chó sói: hõ trợ nhau→ ăn thịt được trâu rừng + Bồ nông: xếp thành hàng→ bắt được nhiều cá ⇒ Hiệu quả nhóm
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
? Khi nào các cá thể trong quần thế xảy ra quan hệ cạnh tranh?
(giữa nhu cầu của QT và khả năng đáp ứng của MT)
Ví dụ?
▼ trả lời lệnh trang 159
? Ý nghĩa của cạnh tranh?
Cân bằng giữa nhu cầu của QT và khả năng đáp ứng của MT
2/ Quan hệ cạnh tranh:
- Khi mật độ cá thể của quần thể quá cao ⇒ tranh dành nhau về nguồn sống: thức ăn, nơi ở, ánh sáng ... , con đực tranh dành con cái.
Ví dụ:
+ TV cạnh tranh về á sáng, dinh dưỡng → tỉa thưa.
+ ĐV (cá, chim, thú...) cạnh tranh dinh dưỡng, nơi ở... → Mỗi nhóm bảo vệ một khu vực sống riêng, một số cá thể bị buộc tách khỏi đàn.
Một số đv ăn thịt lẫn nhau, ăn trứng hoặc cá thể non
⇒ Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các các thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
4 .Củng cố:
1/ Quần thể là gì? Cho ví dụ?
2/ Trình bài các mối quan hệ trong quần thể?
5. Về nhà : - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa- Đọc mục Em có biết
- Chuẩn bị bài mới: Bài 37- Các đặc trưng cơ bản của quần thể.
Tiết 39- Ngày soạn : 17/01/2009
BÀI 37 : CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬTI.Mục tiêu: I.Mục tiêu:
- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, lấy ví vụ minh họa. - Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh khái quát tổng hợp.
- Từ các đặc trưng cơ bản của quần thể học sinh áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống
II. Thiết bị day học: Hình 37.1, 37.2, 37.3, 37.4 SGKIII. Phương pháp: III. Phương pháp:
IV. Tiến trình :
1) Ổn định:
2) Bài cũ: 1/ Quần thể là gì? Cho ví dụ?
2/ Trình bài các mối quan hệ trong quần thể?
3) Bài mới: Mỗi QT có các đtrưng cơ bản- đó là dấu hiệu phân biệt qt này với qt khác
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
▼Học sinh trả lời lệnh trong SGK trang 162.