- Chi phí thuê nhà xưởng 192.113.343 43.333.342 19.000
1 Phải trả dài hạn khác 780.000.000 2.870.000.000 7.000
Tổng cộng 31.358.076208 39.074.275964 13.417921662
(Nguồn:Phòng kế toán công ty)
Biểu đồ 5 : Các khoản phải trả .
( Nguồn : công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á )
Nhìn vào bảng số liệu thì các khoản phải trả của công ty cao nhất là năm 2010 là: 39.074.275.964 đồng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn 36.204.275.964 đồng chiếm 92,6% tổng số nợ phải trả của năm 2010. Nhưng sang năm 2011 tổng nợ phải trả của công ty giảm đáng kể xuoongs còn 13.417.921.662 đồng, trong đó nợ ngắn hạn vẫn là chủ yếu. Đây là một áp lực với bất kỳ một doanh nghiệp nào bởi vì nó là nợ ngắn hạn. Vì vậy, nợ phải trả càng thấp càng tốt.
Tín dụng thương mại và các khoản phải thu phải trả khác
Đây cũng là nguồn vốn ngắn hạn và phổ biến đối với mọi doanh nghiệp cũng như công ty sơn Đông Á. Nguồn vốn này thường được tự động tạo ra trong quá trình kinh doanh và là một phần quan trọng tài trợ cho tài sản lưu động.
Nguồn vốn này phát sinh do (i) chậm thanh toán các khoản nợ đối với nhà cung cấp theo thời hạn thanh toán quy định trong hợp đồng , hoặc do thông lệ kéo dài thời hạn trả nợ hơn so với quy định, (ii) các nghĩa vụ thanh toán đối với một số khoản chi phí thường mang tính định kỳ tháng, quý, năm như lương, điện, nước, thuế, tiền thuê …nên công ty đương nhiên được sử dụng nguồn vốn này khi hạn thanh toán chưa tới.
2.2.2.Thực trạng nguồn vốn của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á a. Mức độ và sự thay đổi của tỷ lệ vốn vay / Tổng nguồn vốn qua các năm .
Biểu đồ 6 : Tài sản và cơ cấu nguồn tài trợ .
( Nguồn : Công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á .)
+ Tỷ số nợ biểu hiện mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, chỉ số này đo lường tỷ lệ % nguồn vốn do vay nợ mà có.
Tỷ số nợ = Tổng số nợ / Tổng nguồn vốn ( Để đơn giản cho phân tích tổng số nợ sẽ không bao gồm nguồn vốn tín dụng nhà cung cấp vì nó được coi là bộ phận làm giảm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Tỷ số nợ của công ty Cp HSDA năm 2011 đạt 46,5% chứng tỏ công ty hoạt động đa phần bằng vốn CSH. Chỉ số nợ cũng cho biết rằng trong một đồng vốn khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp. Tỷ số nợ của công ty CP HSDA thấp nhất năm 2011 là 46,5%, mức cao nhất năm 2009 là 83,2%. Đây là
mức vay nợ khá cao đối với một doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu sản xuất kinh doanh năm 2008.
+ Mức độ vay nợ cao một mặt nói lên mức độ uy tín của công ty CP HSDA và sự tin cậy cao của các ngân hàng và các chủ nợ của công ty, mặt khác nói lên mức độ rủi ro mà công ty CP HSDA phải đối mặt. Thực tế cho thấy trong điều kiện một doanh nghiệp như công ty CP HSDA mới bước vào thị trường và đang hoạt động lỗ thì cho dù có độ tin cậy hơn do uy tín cao của chủ sở hữu, các ngân hàng tài trợ cũng luôn quan tâm đến sự gia tăng của tỷ lệ nợ do số lỗ mang lại.
+ Năm 2009 mức độ vay nợ của công ty CP HSDA ở mức 83,2% đã làm cho các ngân hàng tài trợ lo ngại về khả năng rủi ro tài chính làm công ty CP HSDA phá sản. Do vậy, chủ đầu tư đã quyết định bổ sung vốn góp để cải thiện tỷ lệ nợ vay, làm cho các ngân hàng yên tâm và đảm bảo nguồn tài trợ để công ty CP HSDA tiếp tục hoạt động và tăng trưởng.
+ Xu hướng giảm tỷ lệ vay nợ năm 2010 là 74,3% giảm so với năm 2009 là 8,9% năm 2011 giảm so với 2010 là 27,8% cho thấy công ty CP HSDA đã và đang rất thành công trong việc giảm tỷ lệ nợ vay. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm tỷ lệ nợ vay là năm 2009 công ty bị lỗ 797 triệu đồng nhưng sang năm 2010 và năm 2011 công ty đã làm ăn đã có lãi lần lượt là 2 tỷ 434 triệu đồng và 8 tỷ 101 triệu đồng, nguyên nhân nữa là vốn chủ sở hữu của công ty đều được bổ sung và cũng đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 là 9 tỷ 170 triệu đồng năm 2010 tăng lên 15 tỷ 103 triệu đồng và năm 2011 là 29 tỷ 542 triệu đồng. Đây là một tín hiệu tốt đối với các nhà đầu tư và các nhà tài trợ của công ty.