Chi phí vốn đối với việc xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu

Một phần của tài liệu Xây dựng Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á (Trang 25)

Chi phí vốn bình quân phụ thuộc vào ( i ) chi phí của từng nguồn vốn và ( ii ) tỷ trọng tương ứng của mỗi nguồn, tức cơ cấu vốn. Một doanh nghiệp có số tài sản và tổng nguồn vốn không đổi nhưng có các phương thức tài trợ

khác nhau thì sẽ có chi phí vốn bình quân khác nhau.

Trong hai yếu tố trên ảnh hưởng đến chi phí vốn bình quân thì bản thân yếu tố cơ cấu vốn lại có tác động rất quan trọng đến chi phí riêng của từng nguồn vốn. Như trong phần phân tích rủi ro tài chính chúng ta lý giải cơ cấu vốn có tác động trở lại rất quan trọng đến chi phí riêng của từng nguồn vốn , một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao, tức rủi ro tài chính cao thì chi phí riêng của từng nguồn vốn cũng cao.

Như vậy, cơ cấu vốn tác động đến chi phí vốn trên hai mặt trực tiếp và gián tiếp:

•Trực tiếp: Cơ cấu vốn thay đổi, chi phí riêng của mỗi nguồn vốn giữ nguyên thì chi phí trung bình vốn cũng thay đổi. Do chi phí nợ vay sau thuế thấp hơn chi phí lợi nhuận giữ lại và vốn chủ huy động mới nên tăng cường sử dụng vay nợ sẽ làm giảm chi phí vốn bình quân.

•Gián tiếp: Khi cơ cấu vốn thay đổi thì rủi ro của doanh nghiệp cũng thay đổi làm cho chi phí riêng của từng nguồn vốn thay đổi theo vì rủi ro luôn tỷ lệ thuận với chi phí vốn. Doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay thì người cho vay và nhà đầu tư sẽ nhìn nhận mức độ rủi ro cao mà họ phải gánh chịu nên để bù lại họ đòi hỏi mức lãi suất cao hơn, tức chi phí vốn bình quân cũng cao hơn.

Chi phí vốn đối với việc xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu

Cơ cấu nguồn vốn tối ưu là cơ cấu nguồn vốn làm cân bằng giữa rủi ro và thấp nhất.

Vay nợ với chi phí nợ vay sau thuế thấp nên sẽ làm cho chi phí trung bình vốn giảm xuống. Những doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả thì việc vay nợ để mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ là đòn bẩy tăng tỷ lệ hoàn vốn ROE. Qua đó làm tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy vậy, nếu tỷ lệ nợ vay càng tăng lên thì mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng tăng theo làm cho lãi suất nợ vay tăng và tỷ lệ hoàn vốn của nhà đầu tư cũng tăng. Đến một lúc nào đó sự giảm xuống của chi phí vốn do vay nợ không đủ bù lại sự tăng lên của chi

phí vốn do rủi ro tăng thì tại đó chi phí vốn bắt đầu tăng lên sau khi vượt qua ngưỡng tối thiểu. Nhà quản lý tài chính phải xác định được mức độ tối đa của vay nợ trong cơ cấu nguồn vốn mục tiêu ( tối ưu ) mà doanh nghiệp hướng tới.

1.3.4. Quản lý nguồn vốn tối ưu với tỷ lệ hoàn vốn chủ ROE hay lãi cổ phần ( EPS) cổ phần ( EPS)

Khi các yếu tố không đổi thì cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được coi là tốt nhất khi nó đảm bảo đem lại cho chủ đầu tư ROE, hay EPS cao nhất. Điều này có liên quan chặt chẽ với mức độ vay nợ. Doanh nghiệp đang có mức ROE cao hơn lãi suất nợ vay, khi cần tài trợ cho đầu tư mới mà chắc chắn đem lại tỷ lệ hoàn vốn chủ như mức ROE hiện tại, thì vay nợ sẽ đem lại lợi ích cho chủ sở hữu hiện tại vì tỷ lệ hoàn vốn của đầu tư mới không chỉ đảm bảo trả lãi vay mà còn đem lại cho chủ sở hữu thêm lợi nhuận và làm cho ROE hay EPS tăng lên. Tuy vậy, khi điều ngược lại xảy – tỷ lệ hoàn vốn thấp hơn mức ROE hiện tại thì vay nợ sẽ phóng đại thiệt hại cho chủ sở hữu. Nhưng kể cả trường hợp đầu tư mới đem lại tỷ lệ hoàn vốn cao thì không phải cứ tiếp tục vay nợ thì ROE sẽ liên tiếp tăng vì cũng như chủ đầu tư, người cho vay sẽ tăng lãi suất khi thấy rủi ro cao do tỷ lệ vay nợ quá cao. Đến khi lãi suất vay nợ cao hơn ROE hiện tại thì vay nợ sẽ mất tác dụng làm tăng ROE hay EPS. Như vậy nhà quản lý tài chính phải biết ngưỡng tối đa của vay nợ để đảm bảo ROE hay EPS cao nhất.

Kết luận, do không thể xem xét ba yếu tố trên tách rời nhau do trong thực tế cả ba yếu tố này đều là yếu tố động và có tác động ảnh hưởng lẫn nhau: Vay nợ cao làm chi phí vốn giảm nhưng vay nợ cũng làm rủi ro tăng lên chi phí vốn cũng tăng sau khi qua ngưỡng thấp nhất; vay nợ nói chung làm ROE hay EPS tăng nhưng do rủi ro khi vay nợ mà chi phí lãi vay có thể tăng vượt qua mức ROE làm ROE hay EPS giảm sau khi qua ngưỡng tối đa nên có thể kết luận quản lý nguồn vốn tối ưu là quản lý nguồn vốn làm cân bằng rủi ro và lãi suất làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và tại đó chi phí vốn

là thấp nhất.

Tóm lại, phần một của đồ án đã khái quát các vấn đề lý thuyết về nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp và đồ án cũng làm sáng tỏ các khái niệm căn bản như: Nguồn vốn, quản lý nguồn vốn, quản lý nguồn vốn tối ưu… Đồ án cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như các tiêu thức trực tiếp để đánh giá một cơ cấu nguồn vốn tối ưu… Các vấn đề lý thuyết này sẽ được vận dụng trong phần hai để làm sáng tỏ thực trạng quản lý nguồn vốn của Công ty Cổ Phần Hãng Sơn Đông Á, làm cơ sở của đồ án đề xuất biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại Công ty Cổ Phần Hãng Sơn Đông Á.

PHẦN 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÃNG SƠN ĐÔNG Á

Một phần của tài liệu Xây dựng Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á (Trang 25)