Đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động của tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong thể chế Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 71)

6. Kết cấu

3.2.4.Đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động của tòa án nhân dân

Nguyên tắc hai cấp xét xử là nguyên tắc nền tảng của mọi nền tƣ pháp dân chủ, đảm bảo xét xử đúng đắn, khách quan, việc xét xử đặt dƣới sự giám sát, kiểm tra nội bộ của ngành tòa án và sự giám sát từ cơ quan kiểm sát, bị cáo, các đƣơng sự, những cá nhân, tổ chức có liên quan thông qua việc thực hiện quyền kháng nghị hoặc kháng cáo. Hệ thống tòa án phải tổ chức sao cho nguyên tắc hai cấp xét xử đƣợc thực hiện đúng đắn và hiệu quả. Việc phân định lại thẩm quyền xét xử giữa tòa án các cấp hiện nay phải tiếp tục theo hƣớng đảm bảo tòa án mỗi cấp chủ yếu thực hiện một thẩm quyền xét xử - sơ thẩm hoặc phúc thẩm, hạn chế đi đến chấm dứt tình trạng một tòa án thực hiện cả thẩm quyền xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, biến giám đốc thẩm từ một thủ tục đặc biệt trở thành nhƣ cấp xét xử thứ ba và thuộc thẩm quyền của nhiều cấp tòa án dẫn đến lòng vòng, không có điểm dừng.

Tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử không phụ thuộc hoàn toàn vào địa giới hành chính đã từng tồn tại trong những năm đầu của lịch sử tòa án nƣớc ta từ năm 1945 đến năm 1959, theo đó, hệ thống tòa án bao gồm: Các Tòa sơ cấp, các Tòa nhị cấp, các tòa thƣợng thẩm và Tòa tối cao. Việc chúng ta cần làm là nghiên cứu tiếp thu những yếu tố hợp lý của mô hình đó để phát triển, áp dụng trong điều kiện mới. Kết hợp với tinh thần phân cấp mạnh mẽ trong cải cách hành chính, thẩm quyền xét xử sơ thẩm cần đƣợc giao chủ yếu cho tòa án cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án; thẩm quyền xét xử phúc thẩm chủ yếu thuộc về tòa án cấp thứ hai.

Có thể, mô hình tổ chức hệ thống tòa án đƣợc thiết kế nhƣ sau:

Trƣớc mắt, theo hƣớng mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện hiện nay:

Tòa án sơ thẩm có thẩm quyền xét xử sơ thẩm hầu hết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động. Các tòa án sơ thẩm đƣợc tổ chức theo khu vực không phụ thuộc vào đơn vị hành chính (cấp huyện). Các tiêu chí làm căn cứ thành lập tòa án sơ thẩm khu vực là địa bàn, dân cƣ, giao thông, số lƣợng các vụ án trong một năm phải xét xử của mỗi tòa án, trong đó, yếu tố số lƣợng vụ án xét xử hàng năm là tiêu chí chính. Sẽ có những tòa án sơ thẩm khu vực đƣợc thành lập trên cơ sở sáp hai hoặc một vài tòa án cấp huyện hiện nay có số lƣợng vụ án trong một năm phải xét xử quá thấp, đồng thời có thể thành lập hơn một tòa án sơ thẩm trên địa bàn một quận nơi có số lƣợng dân và lƣợng án quá lớn.

Căn cứ trên địa bàn có thể phân thành các loại tòa án sơ thẩm khu vực: Tòa án sơ thẩm khu vực các tỉnh miền núi; Tòa án sơ thẩm các tỉnh đồng bằng, trung du; Tòa án sơ thẩm khu vực thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân vùng sẽ tiến hành nghiên cứu, phân loại và đề ra các tiêu chí chuẩn để sáp nhập các tòa án huyện hiện nay thành tòa án sơ thẩm khu vực trên địa bàn trên. Tòa án sơ thẩm khu vực ngang thẩm quyền xét xử đối với tòa án nhân dân cấp huyện (theo quy định hiện hành về thẩm quyền vụ việc) nhƣng hoạt động trên địa bàn hai hay nhiều huyện (thẩm quyền quản hạt rộng hơn tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay).

Tòa phúc thẩm (tƣơng đƣơng tòa án nhân dân cấp tỉnh hiện nay) có thẩm quyền chủ yếu xét xử lần thứ hai các bản án do tòa án sơ thẩm xử lần đầu nhƣng bị kháng cáo, kháng nghị; đồng thời tòa phúc thẩm có thẩm quyền xét xử lần đầu một số ít vụ án đặc biệt phúc tạp, nghiêm trọng.

nhân dân tối cao hiện nay) thực hiện chức năng xét xử phúc thẩm các vụ án do tòa án phúc thẩm xét xử lần đầu nhƣng quyết định, bản án bị kháng cáo, kháng nghị. Các tòa thƣợng thẩm cũng tổ chức theo khu vực, không phục thuộc vào đơn vị hành chính – lãnh thổ, có thể theo hƣớng đƣợc thành lập ở các trung tâm vùng miền nhƣ: Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh hoặc một vài tỉnh khác tùy theo nhu cầu thực tiễn.

Tòa tối cao chỉ thực hiện hƣớng dẫn đƣờng lối xét xử và áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ. Tòa tối cao là tòa duy nhất có thẩm quyền xét xử theo thủ tục đặc biệt giám đốc thẩm, tái thẩm đối với số ít bản án do các tòa án cấp dƣới xử đã có hiệu lực pháp luật nhƣng bị kháng nghị.

Về lâu dài:

Tòa sơ thẩm: xét xử toàn bộ các vụ án.

Tòa phúc thẩm: xét xử phúc thẩm toàn bộ các vụ án.

Tòa thƣợng thẩm: Giám đốc thẩm, tái thẩm, cần thành lập các Hội đồng giám đốc thẩm chuyên ngành (hình sự, dân sự, kinh tế…) do các thẩm phán chuyên sâu về lĩnh vực đảm nhận việc xét xử.

Tòa án tối cao: hƣớng dẫn đƣờng lối xét xử và áp dụng thống nhất pháp luật. Với cách tổ chức tòa án theo hƣớng này sẽ khắc phục đƣợc những bất cập trƣớc mắt nhƣ: Việc đầu tƣ cán bộ, cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc có trọng điểm hơn; điều chỉnh đƣợc sự quá tải của các tòa án quận ở các thành phố lớn hoặc tình trạng quá ít công việc của các tòa án cấp huyện ở những địa bàn nông thôn, miền núi. Mặt khác, xét về lâu dài cách tổ này là một trong những biện pháp quan trọng đảm bảo cho các tòa án độc lập trong hoạt động

xét xử. Tuy nhiên, việc tổ chức sơ thẩm tòa khu vực có thể làm cho tòa án trở nên xa dân hơn về mặt địa lý ở những địa bàn không có trụ sở tòa án, đặc biệt ở miền núi trong điều kiện giao thông đi lại khó khăn. Vì vậy, cần tăng cƣờng hình thức xét xử lƣu động nhằm đáp ứng các yêu cầu về xét xử của nhân dân một cách hiệu quả và thuận tiện hơn.

KẾT LUẬN

Nhƣ vậy, toà án có một vai trò, vị trí quan trọng trong Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, toà án là nơi thực hiện công lý và công bằng xã hội thông qua chức năng xét xử.

Chính vì vậy, vị trí, vai trò của toà án đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta coi trọng và là mục tiêu cần phải cải cách. Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 24/5/2002 của Bộ chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hƣớng năm 2020. Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ nhiều nội dung cụ thể về cải cách tƣ pháp đòi hỏi phải đƣợc thể chế hoá, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức hoạt động của toà án nói chung cũng nhƣ vị trí độc lập của toà án và vai trò bảo vệ công lý nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động và trƣớc những yêu cầu nhiệm vụ mới của việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, vị trí, vai trò của tòa án chƣa xứng tầm với vai trò của một cơ quan xét xử. Do đó, trong quá trình hoạt động của tòa án nhân dân đã bộc lộ những điểm bất cập, chƣa hợp lý, đòi hỏi phải nâng cao vị trí vai trò của tòa án trong tiến trình cải cách tƣ pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ mới và yêu cầu mới.

Qua việc nghiên cứu những lý luận cũng nhƣ thực tiễn về vị trí, vai trò của toà án trong Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể rút ra những kết luận sau:

Trƣớc hết, để đảm bảo xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, toà án phải là một nhánh quyền lực độc lập trong tổ chức quyền lực nhà nƣớc. Việc phân định rõ ràng giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp và tƣ pháp là điều cần thiết đầu tiên cho việc phát huy đƣợc vị trí của toà án trong bộ máy nhà nƣớc.

Hành pháp – Chính phủ phải nhận thức rõ vai trò của mình trong các dự án luật và nhất là phải trả lại những phần việc mang tính tƣ pháp cho toà án, nhƣ việc xét xử những vi phạm hành chính mà lâu nay hành pháp vẫn đang đảm nhiệm. Còn lập pháp cũng phải nhận thức rõ vai trò của mình trong việc phê chuẩn các dự án luật mà Chính phủ chuẩn bị. Tƣ pháp chỉ nên đƣợc hiểu là các hoạt động phán xử của toà án. Hoạt động phán xử này không chỉ dừng lại ở các lĩnh vực dân sự, hình sự, và còn phải đƣợc mở rộng sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Ngoài việc đảm bảo cho toà án là nhánh quyền lực độc lập thực sự trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nƣớc, với mục tiêu thực sự vô tƣ nhân danh công lý trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên; thông qua hoạt động xét xử, toà án phải có khả năng kiểm soát và giới hạn đƣợc quyền lập pháp và hành pháp trên cơ sở Hiến pháp và Luật.

Thứ hai, toà án nƣớc ta không đƣợc thiết kết theo cấp xét xử mà theo các đơn vị hành chính - lãnh thổ. Việc tổ chức nhƣ vậy có rất nhiều hạn chế, trong đó trƣớc hết không đảm bảo nguyên tắc độc lập của toà án với chính quyền các cấp. Nguyên tắc này tạo điều kiện để các cơ quan công quyền có thể tác động hoặc ảnh hƣởng đến các toà án.

Các học giả Việt Nam đã phân tích nhiều về những hạn chế của mô hình tổ chức toà án theo cấp xét xử. Nhiều ngƣời chỉ ra những ƣu điểm của mô hình toà án theo cấp xét xử trong Hiến pháp 1946. Những kiến giải này đã đƣợc Đảng ghi nhận trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị, trong đó việc “tổ chức hệ thống toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính“ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách tƣ pháp trong thời gian tới. Đây có thể coi là một trong những bƣớc đột phá trong chính sách của Đảng nhằm nâng cao hơn tính độc lập của tƣ pháp.

Thứ ba, qua việc phân tích thực trạng giải thích luật trên đây cho thấy, theo các quy định của pháp luật thực định hiện hành chức năng giải thích luật chƣa đƣợc trao đúng chỗ, Tòa án ở Việt Nam có vai trò rất hạn chế trong việc giải thích luật dẫn đến những bất cập nói trên. Vì vậy Pháp luật cần phải dành cho tòa án nhiều quyền, nhiều hình thức giải thích pháp luật hơn bởi các lý do:

- So với các cơ quan nhà nƣớc khác, do cách thành lập và tổ chức tòa án có sự độc lập với đời sống chính trị cao hơn. Sự độc lập này là cần thiết vì pháp luật là gắn liền với công lý. Tòa án với tƣ cách là trọng tài sẽ có sự giải thích pháp luật công bằng, hợp lý nhất;

- Những quy phạm pháp luật cần có sự giải thích là những quy phạm khó hiểu đối với những ngƣời bình thƣờng; muốn làm rõ nội dung, tƣ tƣởng của quy phạm đó phải có chuyên môn. Chỉ có tòa án với các thẩm phán đƣợc đào tạo chuyên nghiệp và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực công tác pháp luật là thích hợp nhất với yêu cầu này;

- Chân lý luôn mang tính cụ thể nên giải thích pháp luật thƣờng phát sinh từ một vụ việc xảy ra trên thực tế mà các quy phạm trƣớc đó chƣa quy định hoặc quy định chƣa rõ, chƣa cụ thể. Chính tòa án là cơ quan thƣờng gặp các vụ việc này nhất. Nếu tòa án không có chức năng giải thích pháp luật trong trƣờng hợp này thì quyền lợi của công dân lại phải chờ đợi lơ lửng từ sự giải thích luật từ Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội và các chủ thể khác.

Từ những nghiên cứu các yêu cầu cải cách tƣ pháp đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành nhu cầu thiết yếu là phải bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật về toà án. Trong phạm vi Luận văn này tác giả đã đƣa ra các kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện vị trí, vai trò của toà án để bảo đảm cho toà án trƣớc hết là một thiết chế độc lập, là cơ quan xét xử để bảo

đảm công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân và tăng thẩm quyền giải thích pháp luật cho ngành toà án.

Do phạm vi nghiên cứu rộng, bản thân tác giả là ngƣời công tác thực tiễn nên đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc các ý kiến phản biện, đóng góp của các chuyên gia, các thầy cô giáo và các bạn để đề tài này có thể đƣợc nghiên cứu chuyên sâu hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chỉ đạo cải cách tƣ pháp (2006), Tài liệu hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết Nghị quyết 08/NQ-TW và triển khai thực hiện Nghị quyết

49/NQ-TW của Bộ chính trị về công tác tư pháp, Hà Nội

2. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới.

3. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 Về chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

4. Lê Cảm (2006), Quyền tư pháp, hệ thống tư pháp, cơ quan tư pháp và

cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb

Công an nhân dân , Hà Nội.

5. Trƣờng Chinh (1981), Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp nước CHXHCN

Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.

6. Ngô Huy Cƣơng (2005), Góp bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.

7. Nguyễn Đăng Dung (2001), Luật hiến pháp đối chiếu, Nxb TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Đăng Dung (2002), Một số vấn đề về hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb Giao thông vận tải , Hà Nội

9. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các nghị quyết trung ương đảng

13. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội.

15. Trần Ngọc Đƣờng (2004), Quyền con người, quyền công dân trong nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội.

16. Nguyễn Duy Gia (1995), Cải cách bộ máy nhà nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội.

17. Tô Văn Hà (2007), Tính độc lập của tòa án, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.

18. Phạm Hồng Hải (2003), Một số biện pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc “ Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập chỉ tuân theo pháp luật”,

Tạp chí nhà nước pháp luật, Hà Nội.

19. Võ Trí Hảo (2004), “Dân chủ và sự độc lập của Tòa án”, Tạp chí

Nghề luật, (7), Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Mai Hiên (2008), Nguyên tắc tổ chức của tòa án và sự độc

lập của hoạt động xét xử, Tham luận hội thảo về sự độc lập trong hoạt

động xét xử của Tòa án tại Việt Nam 2008, Hà Nội.

21. Trần Đức Lƣơng (2002), “Đẩy mạnh cải cách tƣ pháp đáp ứng yêu cầu

Một phần của tài liệu Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong thể chế Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 71)