0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Sự thiếu độc lập của thẩm phán trong hoạt động xét xử

Một phần của tài liệu VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Trang 61 -61 )

6. Kết cấu

2.3.2. Sự thiếu độc lập của thẩm phán trong hoạt động xét xử

Theo quy định của Hiến pháp, thẩm phán và hội thẩm dân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Điều đó có nghĩa, không một chủ thể nào, kể cả Đảng đƣợc quyền can thiệp vào các quyết định của thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Nhƣng trên thực tế, các cơ quan Đảng có thể gây ảnh hƣởng lên hoạt động xét xử thông qua một số hình thức. Trong các vụ án đặc biệt nghiêm trọng và nhạy cảm về chính trị liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia; và những ngƣời có chức vụ, quyền hạn, các toà án thƣờng có tập quán xin ý kiến các cấp uỷ Đảng những “gợi ý”, “định hƣớng” xét xử. Một số tổ chức Đảng tiến hành các cuộc họp liên tịch có các bên liên quan (toà án, viện kiểm

sát, chính quyền địa phƣơng…) để lãnh đạo công tác xét xử bảo đảm thực hiện những mục tiêu và lợi ích chính trị. Theo quan điểm của Đảng, sự lãnh đạo đối với toà án chỉ dừng lại ở việc định hƣớng chung về việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, chứ không đƣợc can thiệp trực tiếp vào việc định hƣớng cụ thể việc xét xử. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những chỉ đạo rất cụ thể về việc xét xử của thẩm phán. Hiện nay, không có luật điều chỉnh sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan nhà nƣớc, bao gồm toà án, vì vậy trên thực tế rất khó để phân biệt giữa “lãnh đạo” và “can thiệp”. Lãnh đạo ở mức độ nào thì không bị coi là can thiệp. Việc “gợi ý”, “định hƣớng” xét xử đƣợc coi là lãnh đạo hay đó là sự can thiệp vào hoạt động xét xử.

Ngoài ra sự độc lập của tòa án cũng bị ảnh hƣởng trong cách thức tổ chức của hệ thống tòa án Việt Nam hiện nay. Từ năm 2002 hệ thống tổ chức của tòa án thể hiện nhiều sự cải thiện về khía cạnh tính độc lập. Tuy nhiên, hệ thống này lại đƣợc tổ chức theo mô hình bị hành chính hóa một cách nặng nề. Tòa án nhân dân tối cao có thể đƣợc coi là cơ quan đầu não giống nhƣ các bôi trong cơ quan hành pháp, các tòa án tỉnh thì giống nhƣ các vụ. Vì thế, sự lệ thuộc của tòa án cấp dƣới đối với tòa án cấp trên gần nhƣ là một mặt, không chỉ ở khía cạnh tố tụng mà còn cả về tổ chức hành chính.

Về tố tụng, ngoài quyền hủy những bản án của tòa án cấp dƣới thông qua thủ tục phúc thẩm hay giám đốc thẩm, tái thẩm thì tòa án cấp trên còn có quyền kiểm tra giám sát hoạt động xét xử của tòa án cấp dƣới. Theo đó, tòa án cấp trên có quyền rà soát các bản án của tòa án cấp dƣới để nếu thấy xử sai thì tự mình chủ động kháng án và xử lại bản án đó. Tòa án cấp trên cũng có quyền tự mình lấy những vụ việc mà tòa cấp dƣới đang giải quyết lên để xử, điều đó có nghĩa là tƣớc quyền giải quyết của tòa án cấp dƣới.

cấp trên thể hiện rõ ở tòa án huyện đối với tòa án tỉnh. Tất cả các nhân viên của tòa án cấp huyện đều do chánh án tòa án cấp tỉnh tuyển dụng. Vấn đề bổ nhiệm lại hay không thẩm phán tòa án cấp huyện cũng chủ yếu phụ thuộc vào chánh án tòa án tỉnh.

Với tƣ cách là ngƣời đứng đầu ngành tòa án, chánh án Toà án nhân dân tối cao có những quyền năng tƣơng tự đối với tòa án tỉnh và tòa án huyện. Sự lệ thuộc này cho phép chánh án tòa án cấp trên can thiệp vào hoạt động xét xử của tòa án cấp dƣới.

Nhƣ vậy, sự độc lập của tòa án trong hoạt động xét xử sẽ bị ảnh hƣởng nếu không xây dựng mô hình tòa án độc lập.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỊ TRÍ, VAI TRÒ

Một phần của tài liệu VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Trang 61 -61 )

×