VỀ TÍNH CHẤT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÒA ÁN NHÂN

Một phần của tài liệu Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong thể chế Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 30)

6. Kết cấu

2.1. VỀ TÍNH CHẤT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÒA ÁN NHÂN

DÂN VỚI ĐẢNG VÀ CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC KHÁC

Vị trí, vai trò thực tế của tòa án thể hiện thông qua tính chất mối quan hệ của tòa án với Đảng và các cơ quan nhà nƣớc khác.

Về mối quan hệ giữa tòa án và Đảng

Điều 4 Hiến pháp năm 1992 quy định: “ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong

khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.” Vai trò lãnh đạo của Đảng là sự lãnh đạo

toàn diện thông qua đƣờng lối, chủ trƣơng và công tác nhân sự. Đảng ta ra nhiều nghị quyết quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng xét xử, ví dụ nhƣ Nghị quyết 08 – NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tƣ pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị liên quan đến nhiệm vụ cấp bách và chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020. Vai trò lãnh đạo của Đảng thông qua các nghị quyết của Đảng chứng minh sự lãnh đạo về chủ trƣơng và đƣờng lối của Đảng đối với hoạt động xét xử là rất cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả xét xử đáp ứng đòi hỏi của xã hội và bảo đảm công lý.

Vai trò lãnh đạo của Đảng còn đƣợc thực hiện thông qua công tác tổ chức cán bộ ngành tòa án. Ý kiến của cấp ủy Đảng đối với việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán, đề bạt thẩm phán vào vị trí lãnh đạo tòa án đƣợc coi là một trong

những yếu tố quan trọng nhất để đƣa ra quyết định về công tác cán bộ của tòa án. Tuy vậy, trong một số trƣờng hợp cụ thể, các cơ quan Đảng có thể nghe tòa án báo cáo cụ thể về tình tiết của vụ án, cho chỉ thị định hƣớng đƣờng lối xét xử chung. Cho dù tổ chức Đảng có đƣa ra sự chỉ đạo mang tính chất đƣờng lối về việc xét xử các vụ án đó và yêu cầu tòa án chỉ tham khảo nhƣng nó có thể ảnh hƣởng đến phán quyết của tòa án, bởi vì vai trò lãnh đạo và kỷ luật trong Đảng, lãnh đạo các tòa án khó có thể thoát ly hoặc không tuân thủ các ý kiến chỉ đạo đó. Nếu điều này xảy ra thì ảnh hƣởng đến sự độc lập của tòa án.

Về mối quan hệ giữa Tòa án và Quốc hội

Hiến pháp 1992 quy định “ Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân

độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” [32]. Theo quy định nêu trên, tính độc lập

của tòa án Việt Nam thƣờng đƣợc hiểu là sự độc lập của các cá nhân thẩm phán và hội thẩm nhân dân, với ý nghĩa là các thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân phải độc lập với nhau và độc lập với các yếu tố tác động từ bên ngoài. Sự độc lập của thiết chế tòa án không những không đƣợc nhắc đến mà còn không đƣợc đảm bảo, thể hiện rất rõ qua nhận thức về các nguyên tắc hiến định: nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân và Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất.

Trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc, nguyên tắc quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân có nghĩa là không có sự phân chia cứng nhắc giữa quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp theo mô hình của Mỹ hay phân tách giữa hệ thống tòa án với hai nhánh quyền lực còn lại giống nhƣ mô hình ở Pháp. Về cơ bản, ba nhánh quyền lực này đều bắt nguồn từ nhân dân và đƣợc nhân dân trao quyền cho cơ quan đại diện của mình ở cấp trung ƣơng - tức là Quốc hội. Tuy nhiên, Quốc hội trao quyền hành pháp cho Chính phủ và quyền tƣ pháp cho tòa án và viện kiểm sát. Do vậy, những cơ quan này tƣơng đối tách biệt và độc lập với nhau. Tuy

vậy, chúng cũng không độc lập hoàn toàn vơi nhau mà luôn có sự phối hợp và tƣơng tác trong cơ cấu quyền lực nhà nƣớc ở trung ƣơng, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất. Quốc hội giữ lại cho mình quyền lập pháp và quyền giám sát hai nhánh quyền lực kia.

Nguyên tắc Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất đƣợc xem nhƣ cụ thể hóa nguyên tắc “quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân”, bởi vì nhân dân là ngƣời chủ của quyền lực nhà nƣớc, và Quốc hội chính là cơ quan nhà nƣớc đƣợc nhân dân ủy quyền thực hiện các quyền lực nhà nƣớc đó. Theo nguyên tắc này, Quốc hội có quyền làm luật, và mặc dù không trực tiếp thực hiện quyền hành pháp và tƣ pháp nhƣng nó vẫn giữ quyền bầu ra các chức vụ cao nhất của hai nhánh quyền lực này và ngƣời đứng đầu nhà nƣớc… Với tƣ cách là “cơ quan mẹ” của các cơ quan nhà nƣớc khác, phạm vi làm luật của Quốc hội không chỉ giới hạn trong những đạo luật thông thƣờng mà còn có thể ban hành các đạo luật về mặt tổ chức của các cơ quan nhà nƣớc, ví dụ nhƣ luật tổ chức của chính mình - Quốc hội, của Chính phủ, của hệ thống tòa án, viện kiểm sát và các cơ quan địa phƣơng. Quốc hội cũng có thể ban hành các luật tố tụng để điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc nhƣ: Luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng dân sự...

Theo nguyên tắc trên, bộ máy nhà nƣớc ta có hình chóp, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, giám sát tất cả các hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nƣớc khác. Mặc dù Hiến pháp quy định việc xét xử là độc lập, nhƣng cũng khẳng định quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với tất cả các hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, kể cả hoạt động của tòa án. Tính nƣớc đôi và không rõ ràng của quy định này khiến cho một số ngƣời vẫn cho rằng Quốc hội có quyền giám sát hoạt động xét xử cụ thể. Nhận thức đó là hoàn toàn đi ngƣợc lại với nguyên tắc độc lập tƣ pháp – một trong những nền tảng của Nhà

nƣớc pháp quyền. Quốc hội chỉ giám sát mang tính chính trị các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng thông qua cơ chế miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc bỏ phiếu tín nhiệm. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, Quốc hội có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm Chánh án tòa án nhân dân tối cao.

Nhƣ vậy, Hiến pháp quy định Chánh án tòa án nhân dân phải chịu trách nhiệm trƣớc Quốc hội, hay nói một cách cụ thể hơn, Chánh án có thể bị Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc bỏ phiếu tín nhiệm. Quy định này thể hiện sự phụ thuộc của ngành tòa án vào Quốc hội.

Về mối quan hệ giữa Tòa án và Chính phủ

Về mặt pháp lý, Chính phủ không thể can thiệp vào hoạt động xét xử của tòa án. Tuy nhiên, Chính phủ có thể tác động tới tính độc lập của tòa án thông qua việc quản lý ngân sách của ngành tòa án.

Trƣớc đây, Chính phủ có quyền quản lý nhân sự, cơ sở vật chất, chính sách đối với cán bộ toà án. Tuy nhiên, việc quản lý ngân sách nhƣ trên đƣợc cải cách trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001), cụ thể hóa trong Luật tổ chức tòa án năm 2002, theo đó, ngân sách hoạt động của tòa án nhân dân tối cao cũng nhƣ các tòa án nhân dân địa phƣơng hợp thành ngân sách chung của ngành tòa án, sẽ do Tòa án nhân dân tối cao lập dự toán về đề nghị Chính phủ trình quốc hội quyết định. Điều đó có nghĩa là sự tham gia của cơ quan hành chính vào quá trình này là rất hạn chế. Nếu nhƣ trƣớc năm 2002, ngân sách tòa án địa phƣơng do Bộ tƣ pháp dự toán và xin Chính phủ cấp thì giờ đây Bộ tƣ pháp không tham gia vào quá trình này nữa. Tòa án nhân dân tối cao thông qua tham mƣu là Vụ kế hoạch tài chính mới đƣợc thành lập, tự dự thảo ngân sách cho tòa án mình cũng nhƣ các tòa án địa phƣơng. Thông thƣờng, Vụ kế hoạch tài chính sẽ làm đầu mối liên lạc với các tòa án địa phƣơng để lên ngân sách cho năm tiếp theo. Sau đó,

các tòa án địa phƣơng sẽ gửi dự toán lên Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao sẽ tổng hợp lại rồi gửi sang cho Văn phòng Chính phủ và Bộ tài chính để cơ quan này nhập phần ngân sách này vào ngân sách trung ƣơng để Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn. Ngân sách của ngành tòa án nằm trong ngân sách trung ƣơng chứ không đƣợc cấp từ địa phƣơng.

Theo quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao không trực tiếp trình dự thảo ngân sách lên Quốc hội phê chuẩn mà qua Chính phủ. Cụ thể, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn. Tuy nhiên, ở đây không thể hiện rõ mức độ tham gia của Chính phủ trong việc dự thảo ngân sách của tòa án đến đâu, liệu Chính phủ có quyền yêu cầu thay đổi các khoản ngân sách đã dự toán hay không? Luật cũng không có quy định cụ thể vai trò và thẩm quyền của Chính phủ khi nhận đƣợc dự toán ngân sách đề nghị của Tòa án nhân dân tối cao, liệu Chính phủ có đƣợc thảo luận điều chỉnh khoản ngân sách đó với Tòa án nhân dân tối cao hay không hay chỉ đơn giản gộp phần đó vào ngân sách nhà nƣớc đã dự toán sẵn của mình để Quốc hội phê chuẩn? Cả hai câu hỏi này đều không đƣợc trả lời một cách cụ thể từ quy định hiện hành của pháp luật. Chính vì thế, trên thực tế Chính phủ thông qua Bộ tài chính hoàn toàn có thể tạo sức ép lên Tòa án nhân dân tối cao để thay đổi các khoản dự toán trong ngân sách bởi vì Chính phủ là đầu mối duy nhất trình dự toán lên Quốc hội. Thực tiễn này rõ ràng là đem lại cho các cơ quan hành chính những ảnh hƣởng nhất định tới hệ thống tòa án.

Nhìn một cách khái quát, ngành tòa án Việt Nam hiện nay đã có đƣợc mức độ độc lập đáng kế đối với vấn đề quản lý ngân sách. Sự phụ thuộc của tòa án, đặc biệt là các tòa án địa phƣơng, vào các cơ quan hành chính địa phƣơng và trung ƣơng không còn lớn nhƣ trƣớc đây nữa. Tuy nhiên, sự kiểm soát của tòa án đối với lĩnh vực này cũng không phải là tuyệt đối. Nhƣ đã biết, Tòa án nhân dân

tối cao vẫn phải thông qua Chính phủ thì mới nộp đƣợc ngân sách lên Quốc hội để phê duyệt. Các bộ trong Chính phủ cũng có những áp lực nhất định trong việc giải ngân, nhƣng những khả năng cho phép các bộ đã làm đƣợc điều đó mang tính kỹ thuật và vì thế không có nhiều khả năng gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng đến sự độc lập của tòa án. Sự lệ thuộc này sẽ rõ hơn khi Tòa án nhân dân tối cao xin cấp ngân sách bổ sung do kinh phí đã đƣợc duyệt từ đầu năm không đủ, việc này có đƣợc đáp ứng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào Chính phủ mà trƣớc hết là Bộ tài chính, pháp luật hiện hành cũng không có quy định cụ thể có chế xin cấp ngân sách bổ sung của tòa án.[32]

Về mối quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát

Theo Điều 126 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), để đảm bảo tốt công tác xét xử của toà án, Viện kiểm sát nhân dân đƣợc Quốc hội trao cho chức năng thực hành quyền công tố và quyền kiểm sát các hoạt động tƣ pháp (trong đó có hoạt động xét xử của toà án nhân dân). Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động…, Viện kiểm sát có quyền tham gia vào bất kỳ giai đoạn tố tụng nào nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, kịp thời. Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và ngƣời phạm tội; kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định của toà án nhân dân theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng; kiến nghị với toà án nhân dân cùng cấp và cấp dƣới khắc phục những vi phạm pháp luật trong việc giải quyết các vụ án.

kiểm sát hoạt động xét xử của tòa án. Vì thế, Viện kiểm sát có quyền có mặt tại phiên tòa và trình bày ý kiến của mình về vụ việc và hƣớng dẫn áp dụng pháp luật đối với vụ việc. Những ý kiến này tất nhiên không có giá trị bắt buộc nhƣng tòa án cũng thƣờng xem trọng các ý kiến này vì viện kiểm sát có quyền kháng nghị đối với bản án của tòa án ngay cả khi bản án đã có hiệu lực, nếu kháng nghị xảy ra thì hiệu lực của bản án sẽ bị xem xét qua thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Qua đó, bản án có thể bị sẽ bị sửa hoặc bị hủy.

Xuất phát những quy định pháp luật trên, nhiều ngƣời cho rằng việc trao quyền kiểm sát hoạt động xét xử cho Viện kiểm sát là vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án. Trên thực tế, Việc kiểm sát tƣ pháp cũng dẫn đến sự tác động rất lớn của Viện kiểm sát đến phán quyết của tòa án. Chính vì lý do này, nhiều ngƣời đề xuất bỏ chức năng kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát.

Những ngƣời lập luận ủng hộ cho quy định hiện hành lại cho rằng kiểm sát tƣ pháp (trong đó có xét xử) là cần thiết, bởi vì thực tiễn xét xử hiện nay có nhiều oan sai xuất phát từ những điều kiện khác nhau, trong đó đặc biệt là ta vẫn chƣa áp dụng đầy đủ nguyên tắc tranh tụng tại tòa. Nếu còn có nhiều oan sai xảy ra, tức ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của ngƣời dân, thì Viện kiểm sát cần thể hiện vai trò giám sát các hoạt động này. Còn chức năng kháng nghị thì còn kiểm sát xét xử. Theo quan điểm của tôi, lập luận này không thuyết phục, bởi vì cần phải khẳng định trƣớc hết nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án. Không một tổ chức, cá nhân nào có quyền can thiệp vào hoạt động xét xử của tòa án. Tiếp theo, việc sai sót trong ngành tòa án cần phải đƣợc giải quyết từ việc tìm ra nguyên nhân để tháo gỡ (thiếu tranh tụng; thiếu công khai, minh bạch; sự yếu kém của luật sƣ; sự thiếu độc lập của thẩm phán…), chứ không nên tìm các giải pháp “thay thế” cho những vấn đề đang đặt ra.

Một phần của tài liệu Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong thể chế Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)