0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thẩm quyền kiểm tra hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc

Một phần của tài liệu VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Trang 37 -37 )

6. Kết cấu

2.2.1. Thẩm quyền kiểm tra hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc

nhà nước

Theo pháp luật hiện hành, Tòa hành chính Việt Nam chỉ có thẩm quyền xét xử các quyết định hành, hành vi hành chính cá biệt, cụ thể, mà không có quyền xem xét tính hợp hiến, hợp pháp các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Tài phán hành chính có mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trƣớc sự xâm hại của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền trong cơ quan nhà nƣớc. Do vậy, về nguyên tắc, tòa án có quyền xem xét tất cả các quyết định hành chính, kể cả các quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm thể hiện thông qua hình thức văn bản pháp luật chủ đạo và văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, tòa hành chính Việt Nam không có thẩm quyền xét xử các văn bản quy phạm pháp luật. Thay vào đó, tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc đảm bảo thông qua hệ thống kiểm tra, giám sát trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc, mà các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở trung ƣơng có thể kiểm tra bởi cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất – Quốc hội. Nghĩa là, công việc này là công việc của các cơ quan lập pháp và hành pháp, chứ không phải là công việc của tòa án.

thƣờng không đụng chạm trực tiếp đến các quyền lợi của ngƣời dân. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nƣớc ban hành quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm nhằm giải quyết những vấn đề chung theo yêu cầu quản lý Nhà nƣớc và vì lợi ích chung của cộng đồng. Nếu cho phép khiếu kiện cả văn bản pháp quy sẽ dẫn đến nguy cơ làm ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý. Do đó, theo quy định của pháp luật, chỉ quyết định cá biệt mới thuộc thẩm quyền xét xử của toà án. Những lập luận trên đây là rất sai lệch, xuất phát từ những lý do cơ bản sau:

- Sự bất hợp hiến, bất hợp pháp của các quyết định chủ đạo, quy phạm pháp luật còn nguy hại hơn nhiều so với sự sai trái của các quyết định cá biệt, bởi vì các quyết định chủ đạo, quy phạm có giá trị áp dụng nhiều lần và là cơ sở để ban hành các quyết định cá biệt. Nếu các quyết định chủ đạo, quy phạm bất hợp pháp, thì tất cả các quyết định cá biệt đều vô hiệu.

- Việc kiểm tra các quyết định chủ đạo, quy phạm là cơ sở để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật từ Hiến pháp, luật cho tới các văn bản quy phạm pháp luật ở các cấp dƣới. Việc đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật không làm ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động quản lý, mà còn làm cho hoạt động quản lý đƣợc thống nhất hơn, hiệu quả hơn, minh bạch và rõ ràng hơn.

Mặc dù Tòa hành chính đƣợc cải cách nhiều lần theo xu hƣớng có thẩm quyền rộng hơn trong việc xét xử các quyết định hành chính, hành vi hành chính và một số thẩm quyền khác, Tòa hành chính vẫn chƣa có quyền xem xét tính hợp hiến, hợp pháp các văn bản quy phạm pháp luật. Hạn chế này làm ảnh hƣởng trực tiếp đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp hiến và hợp pháp của ngƣời dân.

Một phần của tài liệu VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Trang 37 -37 )

×