0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thẩm quyền xét xử bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân

Một phần của tài liệu VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Trang 39 -39 )

6. Kết cấu

2.2.2. Thẩm quyền xét xử bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân

Với vị trí là cơ quan xét xử duy nhất của Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tòa án đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân. Tòa án đã xét xử hàng trăm nghìn vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, trong đó có nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng các quyền của ngƣời dân. Số lƣợng án đƣợc giải quyết ngày càng nhiều, chất lƣợng xét xử ngày một đƣợc nâng lên. Ngoài xét xử tại trụ sở, tòa án nhân dân các cấp cũng mở các phiên tòa xét xử lƣu động, xét xử các bị cáo ngay tại nơi xảy ra vụ án, có tác dụng tốt trong đấu tranh phòng chống tội phạm và giáo dục ý thức pháp luật. Thực trạng tòa án xét xử trong ba năm gần đây đƣợc thể hiện qua tỷ lệ số án đã xét xử trên tổng số vụ án thụ lý hàng năm.

Về hình sự:

Năm Thụ lý/giải quyết (số vụ) (số vụ/bị cáo) Sơ thẩm (số vụ/bị cáo) Phúc thẩm

Giám đốc thẩm, tái thẩm (số vụ/bị cáo) 2009 80.104/78343 65.461/114.344 12.687/20.079 194/294 2010 71.680/68.381 55.221/95.241 12.971/19417 189/330 2011 77.344/75014 60.925/107.000 13.896/19.989 193/258

(Báo cáo tổng kết ngành toà án các năm 2009, 2010, 2011)

Về dân sự:

Năm Thụ lý/giải quyết (số vụ) Sơ thẩm (số vụ) Phúc thẩm (số vụ)

Giám đốc thẩm, tái thẩm (số vụ) 2009 214.174/194.358 177.417 15893 1.048 2010 215.741/194.372 180.022 13.032 1.318 2011 247.095/222.386 207.230 13.730 1.426

Về hành chính:

Năm Thụ lý/giải quyết Sơ thẩm (số vụ) Phúc thẩm (số vụ)

Giám đốc thẩm, tái thẩm (số vụ) 2009 1.577/1.299 869 403 27 2010 1.651/1.398 976 402 20 2011 2325/1.790 1236 535 19

(Báo cáo tổng kết ngành toà án các năm 2009, 2010, 2011)

Qua những con số trên, có thể thấy tỷ lệ xét xử các vụ án trong ba năm gần đây là rất lớn, chứng tỏ tiến độ xét xử ngày càng đƣợc đảm bảo. Xét về tỷ lệ các án đƣợc giải quyết trên tổng số thẩm phán của cả nƣớc thì không cao nhƣng tỷ lệ này ở một số thành phố lớn cho thấy thẩm phán đang bị quá tải, khó hoàn thành chỉ tiêu xét xử về số lƣợng.

Theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành thì việc xét xử của tòa án đƣợc tiến hành công khai, mọi ngƣời đều có quyền tham dự, trừ các trƣờng hợp pháp luật quy định phải xử kín để giữ bí mật nhà nƣớc, bí mật của đƣơng sự theo yêu cầu chính đáng của họ nhƣng phải tuyên án công khai.

Thực tế cho thấy việc thực hiện nguyên tắc xét xử công khai đã đạt đƣợc những tiến bộ quan trọng. Nhiều phiên tòa đã thu hút đƣợc sự tham dự, quan sát của công chúng, nhất là các phiên tòa xét xử lƣu động, thông báo kết quả trên nhiều phƣơng tiện thông tin đại chúng, phát huy tốt tác dụng giáo dục của các phiên tòa. Tuy nhiên, việc công khai các bản án vẫn còn chƣa đƣợc thực hiện tích cực. Trừ các phiên tòa mẫu, nhiều phiên tòa tổ chức chƣa chặt chẽ, nhiều ngƣời vi phạm nội quy phiên tòa. Sự điều hành của Hội đồng xét xử kém, phòng xử án chật chội, chƣa tạo đƣợc sự uy nghiêm của phiên tòa.

Trong công tác xét xử các vụ án hình sự: “thẩm vấn tranh tụng tại phiên tòa chưa đầy đủ, đánh giá thiếu khách quan, toàn diện dẫn đến xác

đinh tội danh không chính xác”[40], thủ tục tố tụng vẫn còn nặng nề về

thẩm vấn coi nhẹ tranh tụng, quyền bào chữa của bị can, bị cáo, đƣơng sự chƣa thực sự chú trọng. Thực tiễn cũng cho thấy thủ tục xét xử chủ yếu vẫn là xét hỏi; thủ tục này đã làm cho tòa án có xu hƣớng lệ thuộc vào các kết quả điều tra, bản cáo trạng của viện kiểm sát trong xét xử các vụ án hình sự. Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, điều tra là một giai đoạn tố tụng nhằm chứng minh tội phạm nhƣng đƣợc tiến hành một cách bán công khai. Nhƣng giai đoạn xét xử là giai đoạn công khai hóa các kết quả điều tra, kiểm tra đánh giá kết quả điều tra, trực tiếp nghe những ngƣời tham gia tranh tụng, bảo vệ hoặc phản đối những kết quả điều tra. Nhƣng thực tế cho thấy còn có hiện tƣợng là “án bỏ túi” xuất hiện ở tòa án nƣớc ta, theo đó tòa án thƣờng coi những kết quả điều tra là kết quả cuối cùng của các vụ án, tức là khi đƣa ra vụ án ra xét xử thì phán quyết đã đƣợc định sẵn. Vì thế cho nên thực tế xét xử chứng minh rằng đáng lẽ kiểm sát viên phải là ngƣời bảo vệ cáo trạng tại phiên tòa thì lại là ngƣời chứng kiến chủ tọa phiên tòa và Hội động xét xử ra sức bảo vệ cáo trạng cho viện kiểm sát, còn kiểm sát viên thì ngồi chứng kiến sự việc đó. Thậm chí có tình trạng kiểm sát viên tham gia phiên tòa trong suốt thời gian xét hỏi không hỏi một câu nào mà chỉ đọc bản cáo trạng rồi ngồi xem Hội đồng xét xử hỏi, đến khi nào kết thúc phần xét hỏi thì đọc bản luận tội.

Đa phần các vụ án hình sự hiện nay vẫn chƣa xem xét thực sự đã đầy đủ và toàn diện, việc xem xét đánh giá vẫn chủ yếu dựa vào chứng cứ, kết quả điều tra của cơ quan công an, viện kiểm sát mà chƣa thực sự lấy hoạt động tranh tụng, thẩm vấn tại phiên tòa làm căn cứ chủ yếu. Nhiều nơi thẩm vấn còn sơ sài, chủ yếu theo hƣớng buộc tội, chứ không phải theo hƣớng không

buộc tội, gần nhƣ các thẩm phán ít quan tâm đến lời khai của bị cáo, ngƣời làm chứng tại phiên tòa, cũng nhƣ lời kiến nghị của luật sƣ.

Đối với những vụ án phức tạp, hoặc giáp ranh về mặt tội danh các thẩm phán lại có ý kiến xin thỉnh án, họp liên ngành để xác định tội danh hoặc là xây dựng án điểm. Đây cũng là vấn đề ảnh hƣởng đến quyền lợi của bị cáo và các đƣơng sự. Có chế duyệt án, thỉnh án vẫn còn tồn tại nhƣ một luận bất thành văn, cho nên việc phản ánh là án bỏ túi hoặc biết trƣớc mức án phạt đối với bị cáo là khó tránh khỏi.

Thậm chí có những vụ án mà tòa án đã xét xử nhiều năm và khi bản án đã có hiệu lực pháp luật nhƣng đến khi bị giám đốc thẩm và tái thẩm thì mới phát hiện là không phạm tội: “… Trong năm 2009, đã phát hiện và xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm phúc thẩm tuyên bố 03 trường hợp không phạm

tội mà Tòa án các cấp đã xét xử kết án từ những năm trước”[40, tr15]. Điều

đó đã ảnh hƣởng rất lớn đến việc bảo đảm quyền và lợi ích của công dân. Trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự: “Việc chấp hành quy định của pháp luật về thời hạn giải quyết, xét xử các vụ án, đặc biệt là án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại chưa thật tốt. Còn trên 1000 vụ

án (chiếm 0,3%) để quá thời hạn xét xử”[40, tr15]. Một khi con ngƣời đã bị

rơi vào vòng lao lý, bất kỳ ai cũng muốn đƣợc xét xử nhanh, tránh sự chậm chễ. Việc xét xử đúng thời hạn không chỉ bao gồm thời hạn xét xử, mà còn cả thời hạn của nhiều giai đoạn khác trong quá trình tố tụng, từ điều tra, truy tố, chuẩn bị xét xử cho đến giai đoạn kháng cáo, kháng nghị lên tòa án cấp xét xử cao hơn. Hơn nữa, việc xét xử không đúng thời hạn cũng ảnh hƣởng đến thời gian, công sức và vật chất của những ngƣời tham gia tố tụng.

định hành chính bị hủy, bị sửa còn cao… Bên cạnh đó, còn có những thẩm

phán chưa vững vàng và bản lĩnh hoặc có tâm lý ngại va chạm..” [41, tr17].

Đối tƣợng bị kiện trong vụ án hành chính cũng chính là các cá nhân cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, do đó, việc tòa án triệu tập và đƣa ra xét xử gặp rất nhiều khó khăn. Ít nhiều bản thân các thẩm phán đều có quan hệ với các cá nhân cơ quan này trong cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nhƣ: thƣờng trực cấp ủy, đảng… Điều này sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng xét xử cũng nhƣ ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của công dân.

Hoạt động xét xử là một dạng bảo vệ pháp luật, bảo vệ các quan hệ xã hội và chính là bảo vệ quyền con ngƣời. Hoạt động xét xử tại phiên tòa tác động trực tiếp lên ý thức và hành vi của những ngƣời tham dự phiên tòa, đặc biệt là của những ngƣời liên quan trực tiếp đến vụ án. Do đó, để phát huy tác động tích cực của hoạt động xét xử, quá trình xét xử tại phiên tòa có định hƣớng trƣớc nhằm góp phần nâng cao kiến thức pháp luật, bồi dƣỡng giá trị đạo đức, pháp luật, chính trị của công dân. Ở mức độ nào đó, hoạt động xét xử của tòa án cũng góp phần tạo niềm tin cho công chúng trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm để bảo vệ xã hội.

Vai trò của tòa án trong hoạt động bảo vệ quyền công dân còn đƣợc thể hiện ở chất lƣợng xét xử của tòa án. Chất lƣợng xét xử đƣợc thể hiện không chỉ thông qua số lƣợng án bị sửa, bị hủy mà còn ở mức độ và khả năng sai sót của các cấp tòa án. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đƣợc phân công xét xử vụ án phải đƣợc kiểm tra hồ sơ của cơ quan điều tra, viện kiểm sát trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố về các vấn đề cần chứng minh trong vụ án. Việc hoàn trả hồ sơ cho viện kiểm sát để điều tra bổ sung là nhằm hạn chế việc đƣa ra xét xử vụ án mà bỏ sót tội phạm hoặc định tội danh không phù hợp với mức độ nghiêm trọng của tội phạm hoặc xét xử oan sai, gây khiếu nại kéo dài

ảnh hƣởng đến hoạt động chung của toàn ngành tƣ pháp. Theo số liệu thống kê của ngành tòa án:

Trong lĩnh vực hình sự:

Năm 2009: Tòa án nhân dân thụ lý 80.104 và đã giải quyết, xét xử 78.343 vụ án, đạt 97,8%, trong đó số án bị giám đốc thẩm và tái thẩm là 194 vụ. Tỷ lệ án bị hủy chiếm 0,71% và bị sửa là 4,21%.[40, tr2]

Năm 2010: Ngành tòa án thụ lý 71.680 và đƣa ra giải quyết, xét xử đƣợc 68.381 vụ án, đạt 95%, số án giám đốc thẩm 189 vụ. Tỷ lệ án bị hủy chiếm 0,75% và bị sửa là 5,1%.[41, tr2]

Năm 2011: Tòa án đã đƣa ra giải quyết, xét xử 75.014 vụ án, đạt 97%, theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm là 193 vụ, tỷ lệ án bị hủy chiếm 0,5% và bị sửa chiếm 4,8%.[42, tr2]

Trong lĩnh vực dân sự:

Năm 2009: Tòa án đã đƣa ra giải quyết và xét xử 194.358 vụ việc, đạt 90,7%, trong đó thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là 1.048 vụ, tỷ lệ án bị hủy chiếm 1,55%, bị sửa 2,64%.[40, tr2]

Năm 2010: Tòa án đƣa ra giải quyết, xét xử đạt 90%, số án bị giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm là 1.318 vụ. Tỷ lệ án bị hủy chiếm 1,6%, bị hủy chiếm 2%.[41, tr3]

Năm 2011: Tòa án chỉ đƣa ra giải quyết, xét xử đạt 90%, số án bị kháng án theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm là 1.426 vụ, tỷ lệ bản án bị hủy chiếm 1,5%, bị hủy chiếm 1,9%.[42, tr2]

từng năm đạt: 2009 là 83,4%, số án bị hủy chiếm 6,92%, bị sửa chiếm 4,77%; 2010 đạt 85%, án bị hủy là 6,15%, bị sửa 6,22%; 2011 đạt 77%, bị hủy 4,5%, bị sửa 8,5%.

Theo số liệu thống kê tỷ lệ các vụ án bị hủy, bị sửa đã giảm dần theo từng năm. Điều đó chứng tỏ chất lƣợng xét xử đã ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, chất lƣợng xét xử còn phụ thuộc vào tính khả thi của các bản án của Tòa án nhân dân các cấp mặc dù đã có hiệu lực pháp luật nhƣng vẫn không thể đem thi hành đƣợc vì nội dung bản án không đƣợc rõ ràng.

Ngoài ra, trong hoạt động xét xử bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, hoạt động xét xử của toà án còn những vấn đề hạn chế trong việc thực hiện các nguyên tắc của pháp luật.

Cụ thể, pháp luật quy định “Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa

số” và “Khi xét xử có hội thẩm tham gia”. Hai nguyên tắc này đòi hỏi Hội

đồng xét xử phải là một tập thể, có thể là các thẩm phán hoặc có thể gồm thẩm phán và các hội thẩm nhân dân, hội đồng xét xử có ít nhất 3 thành viên trở lên (phải là số lẻ) do hành án quyết định. Hội đồng xét xử làm việc tập thể, cùng nghiên cứu hồ sơ vụ việc, cùng tham gia thẩm vấn xác minh chứng cứ tại phiên toà, cùng bàn bạc và quyết định theo đa số.

Trên thực tế, nguyên tắc này đã đƣợc thực hiện một cách đầy đủ theo quy định về thành phần xét xử tại các cấp tòa án cũng nhƣ phạm vi và chế độ tham gia của hội thẩm nhân dân. Tuy nhiên, có nhiều trƣờng hợp thành phần hội đồng xét xử trong quyết định đƣa vụ án ra xét xử lại khác với thành phần hội đồng xét xử thực tế. Đặc biệt là những phiên tòa bị hoãn nhiều lần.

Nguyên tắc xét xử tập thể biểu quyết theo đa số ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động của thẩm phán và hội thẩm, đặc biệt trong việc nghị án.

Về mặt lý thuyết thì thủ tục nghị án đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Chỉ có hội đồng xét xử mới có quyền đƣợc nghị án. Trong quá trình nghị án không ai đƣợc vào phòng nghị án.

- Khi bắt đầu nghị án, chủ toạ phiên toà phổ biến nội dung nghị án. Đối với mỗi vấn đề thẩm phán nêu vấn đề nội dung cần thảo luận để hội thẩm cho ý kiến trƣớc, thẩm phán mới nêu quan điểm của mình. Sau khi đã thảo luận dân chủ, hội đồng xét xử quyết định bằng biểu quyết về tất cả các vấn đề thảo luận.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng đúng trình tự này chƣa đƣợc tuân thủ một cách đầy đủ. Qua nghiên cứu bản nghị án trong các hồ sơ đã xét xử đặc biệt trong lĩnh vực hình sự, có thể nhận thấy thông thƣờng các biên bản này chỉ ghi rất đơn giản và chú trọng tới vấn đề tội danh và hình phạt. Các vấn đề nhƣ án phí hay vật trứng bị bỏ sót. Đa số các biên bản nghị án không ghi ý kiến thảo luận của hội đồng xét xử mà chỉ ghi “ Sau khi thảo luận hội đồng xét xử nhất trí”, có những vụ án bị cáo không nhận tội nhƣng cũng không ghi ý kiến của từng thành viên hội đồng xét xử thảo luận về căn cứ buộc tội bị cáo. Có bản án không thảo luận về tội danh nhƣ bản án số 416/HĐST ngày 21/10/2004 của Toà án Quận Đống Đa, nhiều bản án không thảo luận về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhƣ án số 236/HSST ngày 12/7/2004 của Toà án Quận Đống Đa.. Nhƣ vậy, việc nghị án đƣợc thể hiện qua các biên bản nghị án còn nhiều thiếu sót. Cũng có trƣờng hợp biên bản nghị án khác với quyết định trong bản án.

Một vấn đề nữa trong việc áp dụng nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm ngang quyền với nhau trong xét xử. Trên thực tế, việc ngang quyền chƣa thể thực hiện theo đúng bản chất của nó. Hiện nay, do trình độ nhận thức của hội

thẩm chƣa cao, hơn nữa dù thế nào thì trình độ chuyên môn xét xử của hội thẩm chƣa thể tƣơng xứng với trình độ xét xử của thẩm phán. Đối với một vụ án, khi nhận đƣợc hồ sơ, thẩm phán có một thời gian nhất định để nghiên cứu hồ sơ. Sau khi nghiên cứu xong vụ án, nếu đủ điều kiện xét xử, thẩm phán chủ toạ phiên toà sẽ quyết định đƣa vụ án ra xét xử. Trong 15 ngày kể từ ngày ra quyết định toà án sẽ phải mở phiên toà và đây là thời gian hội thẩm nghiên

Một phần của tài liệu VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Trang 39 -39 )

×