Đẩy mạnh hoạt động Trọng tài ở Việt Nam

Một phần của tài liệu “Những bất cập của pháp luật về TTTM hiện nay và kiến nghị”. (Trang 44 - 48)

Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật về TT một cách hoàn thiện, đồng bộ và phù hợp hơn với pháp luật TT quốc tế, đặc biệt là Luật Mẫu. Luật Mẫu được coi là "tiêu chuẩn vàng" về TTTM. Mặt khác, Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích sử dụng TT, tạo điều kiện cho

TT như cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ TTV v.v Nếu TT phát triển sẽ góp phần giảm áp lực cho TA vốn đang bị quá tải trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại.

Đồng thời, cần tăng cường công tác tuyên truyền về TT. Trên thực tế, phương thức TT có nhiều ưu điểm là đơn giản, linh hoạt và nhanh chóng vì vậy rất phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua, do công tác tuyên truyền còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa hiểu hết các ưu thế của TT nên vẫn có thói quen lựa chọn TA để giải quyết tranh chấp. Trong điều kiện doanh nghiệp chưa biết nhiều về phương thức giải quyết tranh chấp này, các TrTTT nên có các chương trình xúc tiến, thậm chí tự tiếp thị, và chủ động học hỏi cách làm của TT các nước, thay vì thụ động hoặc chờ sự hỗ trợ bao cấp của Nhà nước như lâu nay.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ trong việc quảng bá, tuyên truyền đến các khu chế xuất, khu công nghiệp, các Hiệp hội doanh nghiệp... để doanh nghiệp hiểu rõ về chức năng của TTTM.

Mặt khác, hiện nay việc các TrTTT chỉ có trụ sở tại các thành phố lớn cũng tạo không ít khó khăn trong việc tuyên truyền, quảng bá về các TrTTT tới các doanh nghiệp. TrTTT nên đặt thêm các văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố khác, không chỉ tạo điều kiện cho các đương sự dễ dàng khởi kiện và đưa đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà còn tăng cường quảng bá TT tới các doanh nghiệp, tăng tính linh hoạt của TT- một ưu thế của phương thức giải quyết tranh chấp này,

Và điều quan trọng nhất là phải xây dựng danh tiếng và sự tin cậy của xã hội đối với TT với tư cách là một thiết chế tự do do các bên tạo ra.

Kết luận

Tóm lại, PLTTTM 2003 ra đời, so với các văn bản trước đã tạo ra mặt bằng pháp lý chung cho hoạt động của TTTM ở nước ta. So với Pháp luật về TT của các nước trên thế giới cũng như của Luật Mẫu, pháp luật TTTM Việt Nam cũng có nhiều quy định tiến bộ, nhưng nhìn chung vẫn chưa thực sự thông thoáng. Sau 5 năm ban hành, PLTTTM 2003 đã bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập cần được sửa đổi bổ sung.

Trong điều kiện tăng cường hội nhập quốc tế, cần tiếp tục hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này để TT có thể thực sự phát huy được vai trò, vị thế của mình- vốn là phương thức giải quyết tranh chấp hữu hiệu, được các nhà kinh doanh trên thế giới tin dùng.

Trên đây là một số ý kiến của em về pháp luật TTTM, trong thời điểm Quốc hội đang trong công tác dự thảo văn bản pháp luật mới về TT. Hy vọng, Luật TT được ban hành sắp tới sẽ tránh được những hạn chế, bất cập và phát huy những điểm tích cực trong các văn bản trước, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn kinh doanh đa dạng và phức tạp.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo- Th.s Vũ Văn Ngọc đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Luật Thương mại II – Đại học Luật Hà Nội.

2. Hoàn thiện pháp luật về TTTM của Việt Nam trong điều kiện hội nhập Quốc tế (Luận án tiến sỹ Luật học- 2007), Nguyễn Đình Thơ, Đại học Luật Hà Nội.

3. Báo cáo kết quả hoạt động nhiệm kỳ II (1998- 2001) và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ III (2002- 2005), Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (2005), Hà Nội.

4. Báo cáo hoạt động năm 2005 và phương hướng hoạt động năm 2006, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (2006), Hà Nội.

5. Sổ tay Trọng tài viên (2007), Nguyễn Minh Trí (chủ biên), Hà Nội. 6. Báo Pháp luật và Đời sống các số tháng 7, 8/2008.

MỤC LỤC

Trang

Nội dung...2 Kết luận...46

Một phần của tài liệu “Những bất cập của pháp luật về TTTM hiện nay và kiến nghị”. (Trang 44 - 48)