Thực trạng hoạt động Trọng tài ở Việt Nam và nguyên nhân 1 Thực trạng

Một phần của tài liệu “Những bất cập của pháp luật về TTTM hiện nay và kiến nghị”. (Trang 29 - 31)

1. Thực trạng

Trước khi có PLTTTM 2003, cả nước có 6 TrTTT kinh tế được thành lập theo NĐ 116/CP về TT kinh tế phi chính phủ. Sau khi PLTTTM 2003 có hiệu lực, cho đến tháng 8/2006 mới có 1 TrTTT mới được thành lập thêm (TrTTT quốc tế Thái Bình Dương), nhưng đồng thời có một TrTTT đã giải thể (TrTTT kinh tế Bắc Giang).

Nhìn chung, hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh tại các TrTTTTM Việt Nam là rất hạn chế. Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Tiến Liên: TrTTT Quốc tế Việt Nam (VIAC) mỗi năm chỉ xử lý được 20- 25 vụ. Các trung tâm khác khoảng năm đến bảy vụ, thậm chí có trung tâm không có vụ nào.

Có thể nói, hình thức giải quyết tranh chấp bằng TT hiện nay chưa nhận được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp, mà phần lớn các vụ tranh chấp thương mại đều được doanh nghiệp đưa ra TA. Trong điều kiện đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, hoạt động thương mại sôi động thì tranh chấp thương mại giữa các nhà đầu tư và thương gia ngày càng nhiều hơn. Trên thế giới, giải quyết tranh chấp thương mại thông qua TT là phương thức được các doanh nghiệp tin dùng nhất. Tuy nhiên ở Việt Nam, rất ít doanh nghiệp biết đến TTTM. Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Phó chủ tịch TrTTT quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, trung bình mỗi năm, VIAC chỉ giải quyết 25 vụ kiện liên quan đến tranh chấp thương mại, đầu tư. Trong khi đó, chỉ tính riêng số vụ kiện tại toà án Hà Nội trong năm 2007 đã là 226 vụ.

Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại cho sự phát triển của TTTM ở nước ta, đòi hỏi cần phải tháo gỡ từ trong quy định của PL cũng như các giải pháp có liên quan khác.

2. Nguyên nhân

Nhìn chung, nguyên nhân của tình trạng trên là tập hợp của nhiều yếu tố, trong đó có nguyên nhân từ ngay trong các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật TTTM nói riêng, về tổ chức của các TT TTTM, về chất lượng đội ngũ TTV… Theo PL Trọng tài Thương mại, TT chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong phạm vi hoạt động thương mại. Điều này đã làm các TrTTT mất đi một lượng khách đáng kể trong các lĩnh vực ngoài hoạt động thương mại

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam chưa quen với phương thức giải quyết tranh chấp bằng TT. Có thể dễ dàng nhận thấy, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có kinh nghiệm hoạt động thương mại quốc tế, không hiểu biết sâu sắc về pháp luật kinh doanh thế giới. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có truyền thống sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp lý.

Biểu hiện rõ nhất là trên hợp đồng kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam thường tỏ ra thiếu chặt chẽ, cơ sở pháp lý còn đơn giản. Do vậy, khi xảy ra tranh chấp kinh tế thì ưu tiên số một vẫn được các doanh nghiệp lựa chọn là thương lượng chứ không phải là lựa chọn TT hay ra toà án. Doanh nghiệp không tin tưởng vào tính công minh của pháp luật, thi hành án, tố tụng công khai, kéo dài vụ kiện… khiến cho doanh nghiệp mệt mỏi.

Trong khi đó, khâu tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực TTTM còn yếu. các TrTTT lại chưa có các hình thức phù hợp để giới thiệu, quảng bá về mình nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, dẫn đến giữa các doanh nghiệp và TT ở nước ta vẫn tồn tại một khoảng cách đáng ngại. Phải thu hẹp dần dần xóa bỏ khoảng cách này là công việc có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, càng cấp thiết hơn khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại quốc tế WTO.

Một phần của tài liệu “Những bất cập của pháp luật về TTTM hiện nay và kiến nghị”. (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w