Những kiến nghị cụ thể đưa vào Luật Trọng tài 1 Chế định Thỏa thuận Trọng tà

Một phần của tài liệu “Những bất cập của pháp luật về TTTM hiện nay và kiến nghị”. (Trang 41 - 44)

1. Chế định Thỏa thuận Trọng tài

Định nghĩa về “ThTTT” tại Điều 2.2 PL: ”Thoả thuận TT là thoả thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng TT các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại” chưa trực tiếp khẳng định những tranh chấp đã phát sinh từ quan hệ thương mại có hợp đồng hay không có hợp đồng đếu có thể được giải quyết bằng TT, nếu các bên có thoả thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại TT. Do đó, một định 3 Báo Pháp luật và Đời sống số ra ngày 14/08/2008, tr2.

nghĩa rõ ràng, cụ thể như trong Luật Mẫu của UNCITRAL là phù hợp. Khoản 1 Điều 7 của Luật Mẫu: "Thoả thuận TT là thoả thuận mà các bên đưa ra TT mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận TT có thể dưới hình thức điều khoản TT trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng".

Bên cạnh quy định về khái niệm “ThTTT”, khái niệm “văn bản” trong chế định ThTTT cũng cần được chú ý. TS. LS Nguyễn Đình Thơ - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hoà, TTV TrTTT Quốc tế Việt Nam đề xuất ý kiến sửa đổi về hình thức thoả thuận TT nên xây dựng theo hướng tiếp nhận quy định trong Luật Mẫu UNCITRAL. Theo đó, các quy định về hình thức ThTTT cần tiếp nhận theo hướng mở, tôn trọng ý chí thực của các bên, Như trường hợp “nếu trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện ThTTT như vận đơn đường biển, hợp đồng thuê tàu, điều lệ công ty... và những tài liệu tương tự khác, (chẳng hạn vận đơn) tham chiếu tới các điều khoản của hợp đồng thuê tàu bao gồm một sự tham chiếu riêng biệt tới điều khoản TT, điều khoản TT sẽ có tính ràng buộc”4.

Ngoài ra, cần có quy định theo hướng xác định phạm vi ThTTT rộng hơn, khi các bên đã có ThTTT thì không bắt buộc phải chỉ rõ tên tổ chức TT như PL. Khi tranh chấp phát sinh, một bên khởi kiện ra TT mà bên kia không phản đối về thẩm quyền của TT hoặc hiệu lực của ThTTT thì được coi là chấp nhận thẩm quyền của TT.

Được biết, pháp luật TT nhiều nước như Anh, CHLB Đức, Nhật Bản, Singapore... đã tiếp nhận Luật Mẫu vào Luật TTTM của nước mình. Hy vọng, tới đây Ban soạn thảo Luật TTTM sẽ lưu tâm vấn đề này và mở rộng nội hàm khái niệm văn bản trong thoả thuận TT.

2. Thẩm quyền của HĐTT áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Hiện nay, pháp luật và thực tiễn TT quốc tế như Luật Mẫu về TTTM 4 Th.s Nguyễn Vũ Hoàng- Báo Pháp luật và Đời sống, số tháng 7/2008.

Quốc tế của UNCITRAL (Luật Mẫu), Luật TT Đức, Luật TT Singapore... đang có xu thế trao thẩm quyền cho HĐTT được ban hành một số biện pháp khẩn cấp tạm thời. Điều này sẽ đảm bảo TT phát huy được hiệu quả cao hơn. Vì vậy, Dự thảo cần có quy định cho phép HĐTT được áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời.

3. Nguyên tắc ra quyết định của Trọng tài

Hiện tại PLTTTM 2003 chưa có quy định về việc ba TT của HĐTT có ba ý kiến khác nhau khi giải quyết một tranh chấp.

Trong việc giải quyết được vấn đề này, quy tắc của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã dành quyền quyết định cuối cùng vào Chủ tịch HĐTT (Điều 25 khoản 1 Quy tắc TT của ICC). Luật TT của Anh năm 1996 cũng có cách quy định tương tự ở Điều 20 khoản 4. Ngoài ra còn có Luật TT của Thuỵ sỹ năm 1989, Quy tắc TT LCIA. Tuy nhiên, cách quy định như vậy vẫn chưa thoả đáng. Bởi vì quyền quyết định cuối cùng lại rơi vào người mà các bên không trực tiếp lựa chọn.

Luật Mẫu của UNCITRAL về TT trao cách giải quyết tình huống trên

cho Chủ tịch HĐTT (Điều 29 Luật Mẫu của UNCITRAL về TT). Theo đó,

trong trường hợp không đạt được đa số phiếu, Chủ tịch HĐTT sẽ không trực tiếp ra phán quyết cuối cùng mà chỉ đề ra phương pháp giải quyết tình huống. Cách làm này có thể dẫn đến một kết quả ít công bằng hơn hơn là khi phán quyết do chỉ riêng Chủ tịch HĐTT tuyên.

Như vậy là có nhiều cách tiếp cận để HĐTT gồm 3 thành viên có thể ra được phán quyết mà trên đây là 2 cách điển hình. Phán quyết đó có thể được tuyên trên sự thống nhất hoàn toàn ý kiến của 3 thành viên, hoặc theo đa số, hoặc nếu cần thiết, thì do chủ tịch HĐTT tự quyết định theo ý kiến của riêng mình, theo pháp luật về tố tụng TT.

4. Đối với cơ chế hủy Quyết định Trọng tài

Pháp luật về TTTM cần xác định rõ điều kiện yêu cầu hủy, căn cứ để hủy quyết định TT cụ thể và chặt chẽ hơn. Cụ thể, các bên tranh chấp dựa

trên những điều kiện nào thì có quyền yêu cầu hủy, TA dựa trên căn cứ nào để hủy Quyết định TT.

Bên cạnh đó, cũng cần xem xét bổ sung quy định về trường hợp các bên cùng huỷ thoả thuận TT, cân nhắc làm rõ hơn khái niệm tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng và quan hệ ngoài hợp đồng.

Một phần của tài liệu “Những bất cập của pháp luật về TTTM hiện nay và kiến nghị”. (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w