QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG GIẢI QUYẾT TỐT MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và tục Êđê - liên hệ vào thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tỉnh Đaklak (Trang 90)

GIẢI QUYẾT TỐT MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT

GIẢI QUYẾT TỐT MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT LUẬT VÀ LUẬT TỤC ÊĐÊ - YÊU CẦU CẤP BÁCH HIỆN NAY

3.1.1. Yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền

Về lý luận: Nhà nước pháp quyền được hiểu là một nhà nước đặt dưới sự quản lý của pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật đứng trên nhà nước để điều tiết nhà nước. Muốn điều tiết được Nhà nước thì pháp luật phải thực sự dân chủ, phải phản ánh được tâm tư nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước pháp quyền không phải là nhà nước pháp trị, nghĩa là Nhà nước không thể chỉ dùng pháp luật để áp đặt một cách duy ý chí đối với các chủ thể trong toàn xã hội - mà Nhà nước pháp quyền phải được xây dựng trên cơ sở xã hội công dân. Trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng một xã hội công dân tốt đẹp, Nhà nước ta phải giải quyết tốt các mối quan hệ: nhà nước và công dân, mối quan hệ giữa pháp luật và đới sống, mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, phong tục tập quán của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê.

Nhà nước ta không thể xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, không thể xây dựng thành công một xã hội công dân lành mạnh khi còn một bộ phận công dân người dân tộc thiểu số ÊĐê còn phải chịu sự ràng buộc của những phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; Nhà nước ta cũng không thể kiểm soát xã hội bằng pháp luật khi còn có một nhóm công dân người dân tộc thiểu số ÊĐê chưa nhận thức một cách đầy đủ, thấu

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và tục Êđê - liên hệ vào thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tỉnh Đaklak (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)