THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ LUẬT TỤC ÊĐÊ TRONG HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG LUẬT TỤC ÊĐÊ LIÊN HỆ VÀO THỰC

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và tục Êđê - liên hệ vào thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tỉnh Đaklak (Trang 62)

ÊĐÊ TRONG HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG LUẬT TỤC ÊĐÊ- LIÊN HỆ VÀO THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐAKLAK

2.2.1. Những ƣu điểm

Trong các năm gần đây Nhà nước ta đã có những quan tâm nhất định đến việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê trong hoạt động áp dụng luật tục ÊĐê để giải quyết các tranh chấp dân sự, các tội phạm hình sự phát sinh trong buôn làng người ÊĐê. Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán, nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật.Tập quán và các quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc trong bộ luật này. Mặc dù chưa được áp dụng phổ biến trên thực tế nhưng đây là những quy định bước đầu, mở những bước đi mới cho các phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và dân tộc ÊĐê nói riêng - trong hoạt động áp dụng luật tục ÊĐê. Từ những quy định này mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐêtrong hoạt động áp dụng luật tục có những ưu điểm như sau:

Một là, hoạt động áp dụng luật tục ÊĐê có nhà nước tham gia.

Mặc dù chưa được nhà nước tổ chức áp dụng theo một trình tự thủ tục nghiêm ngặt như pháp luật nhưng luật tục ÊĐê đã được Nhà nước ta tổ chức áp dụng bước đầu ở một số chủ thể là người dận tộc ÊĐê theo ý chí nhà nước.

Trong một số bản án của Tòa án nhân dân tỉnh DakLlak xét xử người ÊĐê phạm tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội trộm cắp tài sản, ở phần nhận định có ghi: Bị cáo vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm luật tục ÊĐê.

Tuy nhiên, không viện dẫn điều luật của luật tục ÊĐê và không áp dụng hình phạt của luật tục ÊĐê để xét xử vụ án. Đối với những người ÊĐê tham gia các tổ chức bạo loạn, chống đối chính quyền, phá hoại chính sách đoàn kết, Nhà nước ta phân loại và chỉ đưa ra xét xử những đối tượng cầm đầu hoạt động này. Còn số đông người ÊĐê bị kích động tham gia bạo loạn, Nhà nước ta giao cho chính quyền địa phương trên toàn tỉnh phối hợp với các già làng, trưởng buôn nơi có người vi phạm, tổ chức buộc người vi phạm phải kiểm trước dân làng theo hình thức phối hợp giữa pháp luật và luật tục ÊĐê. Việc tổ chức áp dụng pháp luật theo thủ tục áp dụng luật tục ÊĐê đã đáp ứng được tâm lý tôn trong luật tục của người ÊĐê, làm cho người ÊĐê nhận thức được tham gia bạo loạn, phá hoại chính sách đoàn kết, truyền đạo trái phép là những hành vi xấu, là xâm phạm lợi ích của nhà nước, và lợi ích của cá nhân họ. Từ đó làm nảy sinh quy định mới trong luật tục ÊĐê: Dân trong buôn không ai được nghe lời kẻ xấu, gây chia rẽ đoàn kết giữa người ÊĐê với người kinh, làm mất trật tự trong buôn và làm mất trật tự ngoài buôn. Ai vi phạm sẽ bị kiểm điểm trước buôn làng và phải chịu tội với nhà nước (sưu tầm tại buôn Alê A tháng 6 năm 2006). Trong lĩnh vực dân sự, Nhà nước ta cho phép áp dụng tập quán để giải quyết vụ kiện trong trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận và tập quán không trái pháp luật. Đồng thời Nhà nước ta thừa nhận việc các già làng, trưởng buôn giải quyết các việc dân sự theo luật tục ÊĐê và thừa nhận sự tự nguyện nộp phạt vật chất theo luật tục ÊĐê của người vi phạm.

Hai là, hoạt động áp dụng luật tục ÊĐê không có nhà nước tham gia. Đây là hoạt động áp dụng luật tục ÊĐê truyền thống trong việc giải quyết các hành vi vi phạm luật tục ÊĐê của các thành viên trong cộng đồng người ÊĐê từ trước đến nay. Hoạt động này có ưu điểm bổ trợ cho pháp luật,

trong năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006 Tòa án nhân dân tỉnh DakLak đã thụ lý 528 vụ án hình sự sơ thẩm với 943 bị cáo và 314 vụ án dân sự, hôn nhân gia đình nhưng chỉ có 47 vụ án hình sự với 83 bị án và 9 vụ án dân sự, hôn nhân gia đình với 8 bị đơn là người dân tộc thiểu số ÊĐê, chiếm một tỉ lệ quá nhỏ trong tổng số án đã xét xử. Như vậy, nhìn ở góc độ tích cực có thể nói luật tục ÊĐê hiện nay vẫn giữ vai trò chính trong giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật xảy ra trong cộng đồng người ÊĐê. Thực tế này cho thấy, hoạt động áp dụng luật tục ÊĐê của các Trưởng buôn không có sự tham gia của Nhà nước là khá hiệu quả. Hoạt động áp dụng luật tục ÊĐê của các Trưởng buôn không mang tính tổ chức cao, không tuân thủ một thủ tục pháp lý phức tạp và không thể hiện quyền lực nhà nước như pháp luật. Nhưng luật tục ÊĐê cũng có tính điều chỉnh cá biệt cụ thể đối với các quan hệ xã hội nhất định và cũng đòi hỏi tính sáng tạo của người áp dụng và đặc biệt là nó có hiệu lực thực hiện cao trong thực tế. Qua tìm hiểu thực tế tại buôn Cosia, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh DakLak, được Trưởng buôn cho biết: Trong năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006, trong buôn có 4 vụ việc đánh nhau gây thương tích do uống rượu say; hai vụ việc để gia súc phá hoại hoa màu của người khác; hai vụ việc bỏ nương rẫy đi lang thang đều đã bị đưa ra xử lý theo luật tục ÊĐê. Các việc đã được Trưởng buôn xử lý, đều được người vi phạm chấp hành xong hình phạt và sửa chữa khuyết điểm. Thực tế này thể hiện tính hợp lý của luật tục ÊĐê trong điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh tại các buôn làng người ÊĐê. Như vậy, luật tục ÊĐê đã góp phần làm cho pháp luật được thực thi trên thực tế, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật của người ÊĐê.

2.2.2. Những hạn chế

Luật tục ÊĐê không được coi là nguồn của pháp luật nên việc áp dụng luật tục ÊĐê mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước không được thực hiện sâu rộng trên thực tế. Trong các năm gần đây, Nhà nước ta có tham gia

một số hoạt động áp dụng luật tục ÊĐê đối với các quan hệ xã hội phát sinh trong buôn làng người ÊĐê nhưng mới chỉ là bước đầu chưa áp dụng các trình tự thủ tục nghiêm ngặt như áp dụng pháp luật. Vấn đề này dẫn đến những hạn chế nhất định trong mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê.

Một là, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cho phép áp dụng các quy định tiến bộ của luật tục ÊĐê trong quá trình xét xử các vụ án hình sự, mặc dù có những tội vừa quy định trong pháp luật vừa quy định trong luật tục ÊĐê như tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dâm, cướp tài sản… Trong các bản án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh DakLak xét xử các bị cáo là người ÊĐê phạm các tội này chỉ nhận định: Bị cáo vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm luật tục ÊĐê mà không được phép viện dẫn điều luật trong luật tục ÊĐê để xét xử, nên tính thuyết phục của bản án hình sự đối với người ÊĐê chưa cao. Mặt khác, do không áp dụng luật tục ÊĐê trong quá trình xét xử vụ án hình sự nên trên thực tế có tình trạng người ÊĐê phạm tội vừa phải chấp hành hình phạt theo pháp luật, vừa phải chấp hành hình phạt theo luật tục ÊĐê. Đối với hoạt động kiểm điểm những người ÊĐê tham gia các tổ chức bạo loạn, phá rối an ninh phá hoại chính sách đoàn kết… trước dân làng theo hình thức xét xử trong luật tục ÊĐê, là hoạt động mới được Nhà nước ta tổ chức áp dụng trong hơn 03 năm qua trên địa bàn tỉnh ĐakLak. Do các tội này chưa được quy định trong luật tục ÊĐê nên việc Nhà nước ta áp dụng hình thức kiểm điểm người ÊĐê vi phạm pháp luật trước dân làng theo hình thức xét xử trong luật tục ÊĐê chưa thực sự tự nhiên và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Ví dụ: Khi người ÊĐê có hành vi trộm cắp tài sản, vi phạm điều cấm của luật tục ÊĐê. Ngay sau khi người phạm tội bị phát hiện hai bên gia đình tổ chức đàm phán thỏa thuận không có kết quả. Phía bị hại báo cáo trưởng buôn. Vụ việc lập tức bị đưa ra xử lý, người phạm tội tự giác chấp hành hình phạt theo quy định của luật tục dưới áp lực mạnh mẽ của cộng đồng. Còn đối với hành vi tham gia tổ chức

bạo loạn của người ÊĐê không bị luật tục ÊĐê cấm, nên sau khi chính quyền địa phương phối hợp với Trưởng buôn tổ chức kiểm điểm với các đối tượng này trước dân làng, áp lực dự luận trong cộng đồng người ÊĐê không cao nên ảnh hưởng không lớn đến tâm lý người phạm tội. Vì vậy, có nhiều trường hợp sau khi bị kiểm điểm trước dân vẫn tái phạm. Điển hình là bị án Y Wô Niê sinh năm 1970, trú tại buôn Pưk Prông xã CưEwi huyện Krông Ana, tỉnh DakLak. Bị án này tham gia tổ chức Pul Rô từ năm 2002 do bị YDôn ở Buôn Jung, xã EaKtur, huyện Krông Ana lôi kéo. Khi tham gia tổ chức Fulrô, bị án Y Wô Niê được giao nhiệm vụ lập danh sách những người có độ tuổi từ 15 trở lên ở buôn Pưk Prông báo cáo sang Hoa Kỳ. Bị án chưa kịp thực hiện nhiệm vụ được giao thì bị công an địa phương phát hiện đưa ra kiểm điểm trước buôn làng. Sau khi kiểm điểm xong bị án Y Wô Niê lại tiếp tục tham gia tổ chức Fulrô đi biểu tình và liên tục liên lạc với Y KurPdăp ở nước ngoài và được giao nhiệm vụ viết báo cáo gửi Liên hợp quốc tố cáo Chính phủ Việt Nam chèn ép, tước bỏ quyền tự do tôn giáo của người ÊĐê… Bị án Y Wô Niê bị Tòa án nhân dân tỉnh DakLak xử 09 năm tù về tội phá hoại chính sách đoàn kết (Bản án số: 138/2005/HSST, ngày 30/6/2005). Thực trạng này cho thấy khi pháp luật chưa làm hình thành được các quy định mới, tiến bộ của luật tục ÊĐê thì việc bổ trợ cho pháp luật của luật tục ÊĐê trong hoạt động áp dụng pháp luật và việc điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến người ÊĐê của pháp luật sẽ còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, hoạt động áp dụng luật tục ÊĐê giải quyết các tranh chấp vi phạm phát sinh trong cộng đồng người ÊĐê của các trưởng buôn được người ÊĐê duy trì qua nhiều thế hệ. Nó thể hiện tính ưu việt và tính hợp lý nhất định của luật tục ÊĐê. Song nó cũng bộc lộ những hạn chế cụ thể: Hoạt động áp dụng luật tục ÊĐê của các trưởng buôn không có sự lựa chọn quy định tiến bộ để áp dụng. Thực tế cho thấy trong luật tục ÊĐê còn nhiều quy định lạc hậu mà pháp luật chưa thể bài trừ hết. Khi người ÊĐê vi phạm luật tục, không phân biệt là vi phạm quy định tiến bộ hay lạc hậu, họ đều bị xử lý và phạt đền

theo luật tục, chẳng hạn nam thanh niên người ÊĐê không chấp hành quy định hôn nhân nối nòi của luật tục ÊĐê bị trưởng buôn xử lý theo hình thức phạt đền bằng vật chất. Trong trường hợp này chấp hành tốt luật tục ÊĐê sẽ dẫn đến vị phạm luật hôn nhân gia đình. Trong những năm gần đây Nhà nước ta đã sử dụng các quy định của pháp luật can thiệp vào các hoạt động áp dụng luật tục ÊĐê của các trưởng buôn, trong một số trường hợp trưởng buôn áp dụng các quy định lạc hậu, trái pháp luật của luật tục ÊĐê để xử lý người ÊĐê vi phạm luật tục, một mặt nhằm làm hạn chế tình trạng người ÊĐê bị các quy định lạc hậu của luật tục ràng buộc dẫn đến vi phạm pháp luật, mặt khác xóa bỏ từng bước các quy định lạc hậu của luật tục ÊĐê. Tuy nhiên, các biện pháp can thiệp của Nhà nước ta chưa đáp ứng được nguyện vọng của người ÊĐê kể cả bên vi phạm và bên bị vi phạm, chưa làm thay đổi được nhận thức của người ÊĐê trên diện rộng về mục đích bài trừ các quy định phản tiến bộ trong luật tục ÊĐê của pháp luật, biểu hiện cụ thể là một số quy định lạc hậu của luật tục ÊĐê hiện vẫn được người ÊĐê thừa nhận và thực hiện trong các buôn làng như lệ tục hôn nhân nối nòi, lệ tục người chồng không có quyền giữ tài sản, không được quyền để lại thừa kế cho gia đình mình…

Ba là, hình thức áp dụng luật tục ÊĐê của các trưởng buôn không theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ mà chủ yếu theo hình thức họp dân làng tuyên bố tội trạng của người vi phạm bằng cách đọc những đoạn thi ca truyền khẩu trong luật tục ÊĐê và tuyên phạt đền bằng vật chất. Hoạt động này không có bất cứ một cơ quan nào giám sát. Người phạm tội không có quyền khiếu nại, không có quyền được kêu oan trong trường hợp bị xét xử oan. Tóm lại là người vi phạm bị xử lý theo luật tục ÊĐê chỉ là người phải chấp hành nghĩa vụ phạt đền vật chất cho bên vi phạm và cho dân làng. Nghĩa vụ này không đi đôi với quyền như hoạt động áp dụng pháp luật. Như vậy, việc áp dụng luật tục ÊĐê trong thực tế xảy ra oan sai là điều không thể tránh khỏi. Trường hợp này người ÊĐê phải chịu thiệt thòi, không có cơ quan bảo vệ. Mặt khác, việc áp dụng luật tục ÊĐê để giải quyết các tranh chấp, vi phạm của người ÊĐê

không có sự phối hợp với pháp luật như lâu nay của các trưởng buôn, làm cho người vi phạm cũng như người bị vi phạm không phát huy được quyền tự do dân chủ của cá nhân công dân. Hình phạt trong luật tục ÊĐê đối với các tranh chấp dân sự là khá nặng, chẳng hạn: Anh A cố ý hủy hoại tài sản của anh B. Giá trị tài sản bị hư hỏng là một triệu đồng. Theo quy định của pháp luật anh A chỉ phải bồi thường cho anh B một triệu đồng giá trị tài sản bị hư hỏng. Còn theo quy định của luật tục ÊĐê anh A phải bồi thường cho anh B giá trị tài sản gấp ba lần so với giá trị tài sản bị hư hỏng trên thực tế.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và tục Êđê - liên hệ vào thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tỉnh Đaklak (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)