Quan điểm luật tục hóa Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và tục Êđê - liên hệ vào thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tỉnh Đaklak (Trang 106 - 107)

Quan điểm này hình thành từ thời kỳ SaBatier - viên công sứ người Pháp được cử làm đại diện toàn quyền DakLak năm 1913. Ông ta say mê truyền thống thi ca truyền khẩu của người ÊĐê trong đó miêu tả những nghi lễ và những quan hệ được điều phối giữa các cá nhân, các nhóm xã hội và các thần linh. Ngay trong năm 1913 ông cho phép thành lập một tòa án luật bản địa ở Kon Tum và thừa nhận sự tồn tại của truyền thống luật bất thành văn. Tòa án luật tục này do một vị quan tòa làm chủ tọa thường là một người đàn ông ÊĐê có thế lực và nắm vững phong tục truyền thống của người ÊĐê. Năm 1923 khi DakLak được nâng lên thành một tỉnh riêng biệt. SaBatier được cử làm tỉnh trưởng thì một tòa án luật bản địa chính thức được thành lập. Luật bản địa cũng được thu thập và dịch xong vào năm 1919. Trong quá trình điển chế hóa luật tục ÊĐê, SaBatier đã thay đổi một số nội dung truyền thống của luật tục ÊĐê nhằm mục đích có lợi cho luật pháp của chế độ thực dân pháp. Tuy nhiên về ngôn ngữ vẫn mang tính thi ca của văn truyền khẩu. Luật bản địa này được đưa ra áp dụng chủ yếu trong tòa án bản địa của người ÊĐê. Theo quan điểm của SaBatier: Hãy để mọi việc cho trưởng buôn của họ - cho quan tòa của họ, cho luật tục của họ giải quyết [20, tr. 834]. Theo quan điểm này, luật tục ÊĐê là công cụ chính điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng người ÊĐê, là nguồn chính của tòa án bản địa.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và tục Êđê - liên hệ vào thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tỉnh Đaklak (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)