Đánh giá sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản việt nam trên thị trường mỹ (Trang 69 - 74)

III. thực trạng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ:

2. Đánh giá sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.

2.1. Những ưu điểm trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ. trên thị trường Mỹ.

Từ sau khi quyết định bỏ cấm vận với Việt Nam của Mỹ được thông qua ngày 3/2/1994, mặc dù chưa được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), quy chế tối huệ quốc (MFN), nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận với thị trường Mỹ. Đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, thị trường Mỹ là một thị trường còn tương đối mới mẻ, bởi vậy chúng ta không khỏi bỡ ngỡ và còn nhiều hạn chế trong quá trình xâm nhập vào thị trường này. Tuy nhiên cho đến nay hàng nông sản của Việt Nam cũng đã chiếm được một vị trí nhất định, thị phần mà hàng hoá nông sản của chúng ta đạt được chưa lớn so với nhu cầu của thị trường Mỹ cũng như một số đối thủ cạnh tranh khác, nhưng so sánh giữa các năm thì thị phần của Việt Nam trên thị trường Mỹ đã được nâng lên.

Sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam ngày càng có xu hướng được nâng cao. Các doanh nghiệp Việt Nam đang dần dần đứng vững trên thị trường Mỹ và từng bước thâm

nhập sâu hơn vào thị trường này. Cụ thể như chúng ta đã phân tích ở trên, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng qua các năm cả về giá trị lẫn khối lượng, đặc biệt là từ năm 1994 (năm Mỹ xoá bỏ cấm vận đối với Việt Nam). Mấy năm gần đây, tuy giá trị xuất khẩu của một số nông sản có tốc độ tăng trưởng không cao, thậm chí có mặt hàng còn giảm đi, nhưng về mặt sản lượng thì vẫn tăng. Mặt khác nếu như trước cấm vận, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể đưa hàng hoá vào thị trường Mỹ thông qua một bước trung gian thì trong giai đoạn tiếp theo đã có nhiều hình thức như bán hàng trực tiếp cho các nhà nhập khẩu Mỹ, tiến hành liên doanh, liên kết nước ngoài, thực hiện gia công cho các dơn đặt hàng của Mỹ...

Trước hết về mặt giá cả. Mặc dù Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) - hàng hoá của Việt Nam vào Mỹ phải chịu mức thuế suất rất cao, nhưng hàng nông sản Việt Nam vẫn đảm bảo được mức giá cạnh tranh trên thị trường.

Về mặt chất lượng, hàng nông sản Việt Nam không ngừng được nâng cao dần qua các năm, và có những chuyển biến trong chuyển đổi dần cơ cấu xuất khẩu từ xuất khẩu hàng nông sản ở dạng thô sang xuất khẩu các sản phẩm từ nông sản đã được chế biến, mặc dù chất lượng hàng hoá nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn thua kém hơn nhiều so với các xuất khẩu nông sản sang Mỹ, nhưng để đạt được như vậy là cả một sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành và cả của Nhà nước Việt Nam.

Mấy năm gần đây, việc đầu tư, xây dựng các nhà máy chế biến ở Việt Nam cũng đã được quan tâm nhiều hơn, chúng ta cũng đã giành được một số kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt năng suất về sản xuất một số mặt hàng nông sản ở Việt Nam cao hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh, sản lượng sản xuất lớn... Điều này góp phần tạo ưu thế để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản Việt Nam trên thị trường Quốc tế nói chung cũng như thị trường Mỹ nói riêng.

Nhìn chung, sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ đang được nâng cao dần và có triển vọng lớn.

2.2. Những tồn tại trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ. trên thị trường Mỹ.

Trong thời gian qua, nhóm hàng nông sản đã có những bước tiến quan trọng trong cạnh tranh trên thị trường Mỹ, tuy nhiên chúng còn tồn tại những vấn đề nổi cộm cần được giải quyết:

Mặc dù có sự gia tăng về số lượng và giá trị của hàng nông sản xuất khẩu vào Mỹ nhưng nhìn chung quy mô còn nhỏ bé, chưa tương xứng với khả năng của Việt Nam và và quy mô của thị trường Mỹ. Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng nhu cầu của Hoa Kỳ.

Khả năng cạnh tranh của nông sản chưa cao, chất lượng thấp, giá thành cao, mẫu mã, chủng loại đơn điệu chưa theo sát nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Trong một số trường hợp không đáp ứng được các tiêu chẩn kiểm định ngặt nghèo của Mỹ nên đã bị tái xuất hoặc chưa hấp dẫn được người tiêu dùng. Hàng nông sản Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu là các mặt hàng thô, mức độ gia công chế biến trong nước thấp, các mặt hàng sử dụng nhiều lao động, hàm lượng công nghệ, chất xám thấp. Do đó lãng phí tài nguyên thiên nhiên mà giá cả lại thấp. Các mặt hàng này lại ít được đa dạng, chủ yếu tập trung vào một số ít mặt hàng như: cà phê, gạo, cao su, hạt điều, chè... (đã trình bày ở trên). Việc đổi mới kiểu dáng, chủng loại sản phẩm ít được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng (Chủ yếu là xuất cái mình có mà chưa đi trước tìm hiểu cái thị trường cần). Giá trị và tỷ trọng xuất khẩu chưa thực sự ổn định theo thời gian. Đặc biệt là về giá trị, mấy năm gần đây do giá cả trên thị trường thế giới giảm mạnh làm cho giá xuất khẩu của ta bị giảm, như đối với một số mặt hàng nông sản: Hạt tiêu giảm 39,3%; cà phê 38%; hạt điều 28,3%; gạo 13,7% do đó lượng xuất khẩu tăng nhưng lại giảm về giá trị hoặc kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng lại tăng chậm hơn lượng hàng xuất khẩu.

Như vậy, những điểm yếu trong sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là về mặt chất lượng. Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam thấp, và thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh, chúng ta chưa có được những mặt hàng có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường Mỹ như nhiều đối thủ cạnh tranh khác, chất lượng thấp làm cho giá cả thấp, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản xuất khẩu Việt Nam. Hơn nữa, mẫu mã sản phẩm cũng là một điểm yếu làm giảm sức

cạnh tranh của hàng hoá mà Việt Nam vẫn chưa khắc phục được (mẫu mã đơn điệu, bao bì kém hấp dẫn...).

Bên cạnh đó, quá trình cạnh tranh trên thị trường Mỹ còn bộc lộ ra những điểm còn yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là quy mô về vốn, năng lực sản xuất, khả năng thu gom hàng của các doanh nghiệp còn nhỏ, thấp và khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp còn kém nên khó đáp ứng được các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp Mỹ - vốn luôn lớn về số lượng lại đòi hỏi thời gian giao hàng rất ngắn. Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, thiếu thông tin về thị trường, uy tín chưa cao do đó hoạt động xuất khẩu hay gặp phải các trường hợp bị ép giá, giao hàng không đúng thời hạn, không đúng thời điểm (mùa vụ), tính cạnh tranh kém.

Một vấn đề nữa là các biện pháp thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa đa dạng, còn thụ động, nhiều trường hợp vẫn phải thông qua trung gian do đó làm giảm lợi nhuận. Việc thành lập các chi nhánh bán hàng, sử dụng các đại lý bán hàng, thiết lập mạng lưới phân phối riêng cho doanh nghiệp tại thị trường Mỹ còn hạn chế.

Nói tóm lại, xét về tổng thể, tuy đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ nhưng hoạt động xuất khẩu nông sản vẫn còn khá nhiều mặt tồn tại và bất cập. Những tồn tại và bất cập này đều có mối liên quan chặt chẽ với nhau, vừa là nguyên nhân nhưng đôi khi cũng lại vừa là hậu quả của nhau, dòi hỏi phải được xử lý một cách dứt khoát và có hệ thống trong thời gian tới.

2.3. Nguyên nhân của các tồn tại. a. Nguyên nhân chủ quan: a. Nguyên nhân chủ quan:

Trước hết, do chất lượng và công nghệ sản xuất - chế biến nông sản xuất khẩu còn thấp, dẫn đến nông sản của ta khó có thể cạnh tranh được với các nước khác trên thị trường Mỹ như Thái Lan, Braxin, Colombia... Chất lượng sản phẩm là vấn đề có tính quyết định, là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ thoả mãn nhu cầu của hàng hoá về quy cách, phẩm chất, kiểu dáng, sở thích và tập quán tiêu dùng... Vấn đề chất lượng và công nghệ là nội dung cốt

lõi của cạnh tranh và suy đến cùng cạnh tranh về chất lượng thực chất là cạnh tranh về kỹ thuật và công nghệ chế biến. ở Việt Nam, công việc chế biến còn nhiều bất cập, các khâu sản xuất và chế biến chưa thật sự ăn khớp với nhau, chưa đồng bộ. Nguyên nhân là do chúng ta bị phụ thuộc quá nhiều vào đầu ra, sản xuất mang tính mùa vụ chưa chủ động. Chúng ta chưa chủ động được nguồn hàng (cả đầu vào cũng như đầu ra), do đó mà các doanh nghiệp Việt Nam thường bị ép cấp, ép giá gây thua thiệt cho phía Việt Nam, hơn nữa khâu chế biến của Việt Nam còn lạc hậu, chưa tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao. Vì vậy, sản phẩm thô và sơ chế cũng như các sản phẩm đã được chế biến như sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam mang tính đáp ứng thấp, mẫu mã đơn điệu, bao bì kém hấp dẫn đối với người tiêu dùng và do đó khả năng cạnh tranh còn khá thấp.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thông qua các trung gian do Việt Nam chưa tạo dựng được cho mình một "hình ảnh" cao trong khu vực, cả trên thế giới và đối với thị trường Mỹ, từ đó mà các mặt hàng nông sản của Việt Nam trước khi đem bán trên thị trường Mỹ đều phải qua các bước trung gian, tức là phải nhờ đến "hình ảnh quốc gia" của một nước thứ ba (mà nước này có vị thế cao hơn Việt Nam trên trường quốc tế. Từ trước đến nay Việt Nam thường xuất khẩu qua trung gian là Singapore). Điều này làm cho lợi nhuận bán hàng bị chia sẻ rất nhiều, đưa đến thua thiệt cho phía Việt Nam.

Một lý do nữa là, do sự yếu kém của chúng ta trong công tác tổ chức thông tin: chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, chất lượng không cao. Điều này làm cho người nông dân không nắm bắt được nhu cầu của thị trường, thông tin hoàn toàn sai lệch dẫn dến sự thiệt thòi cho bản thân họ và cho cả quốc gia (bạn hàng và nước có nhu cầu không nắm được thông tin về ta).

Thêm vào đó, cũng còn lý do bản thân các doanh nghiệp chưa năng động, sáng tạo, chưa chủ động trong việc tìm cách thích ứng với thị trường, chưa xây dựng được cho mình một chiến lược phát triển dài hạn cùng với các biện pháp khả thi. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn thiếu hiểu biết về môi trường kinh doanh của Mỹ, thiếu các thông tin về giá cả, nhu cầu của người tiêu dùng, về các đối tác có thể hợp tác... dẫn đến chậm đổi mới về mẫu mã, hình thức, các hình thức marketing chưa phong phú, chưa phù hợp...

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản việt nam trên thị trường mỹ (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)