Đặc điểm về chính trị.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản việt nam trên thị trường mỹ (Trang 32 - 33)

III: sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ:

2.Đặc điểm về chính trị.

Hệ thống chính trị của Mỹ hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Quyền lập pháp tối cao ở Mỹ được quốc hội thực hiện thông qua hai viện: thượng nghị viện và hạ nghị viện. Chủ tịch hạ nghị viện sẽ do các hạ nghị sỹ bầu ra còn chủ tịch thượng nghị viện sẽ do phó tổng thống đảm nhiệm mặc dù không tham gia trực tiếp vào các cuộc thảo luận của cơ quan này. Công việc của hai viện phần lớn được tiến hành tại các uỷ ban. Hệ thống uỷ ban của hai viện được phát triển khá rộng rãi và các uỷ ban này đều chịu sự kiểm soát của đảng có nhiều đại Bảng hơn tại viện đó. Nói chung quyền lãnh đạo ở cả hai viện đều nằm trong tay các thành viên thuộc đảng có ưu thế.

Hệ thống hành pháp của Mỹ được phân chia thành hai cấp Chính phủ: các Bang và trung ương. Do đó, trên lãnh thổ mỗi bang tại Mỹ đều có hai chính phủ hoạt động: Chính phủ của bang với các tổ chức chính quyền và toà án nhằm thực hiện luật pháp của bang và chính quyền trung ương với các tổ chức chính quyền và toà án thi hành luật pháp của liên bang. Nhà nước liên bang có quyền đặt ra tiêu chuẩn đo lường, cấp chứng nhận bản quyền, bằng phát minh, điều chỉnh thương mại giữa các bang với các nước... đồng thời cùng với chính quyền các Bang đưa ra các quy định về thuế, thành lập ngân hàng... Với hệ thống chính trị như vậy, hàng hoá của Việt Nam muốn xâm nhập được vào thị trường Mỹ thì nó phải qua hai vòng kiểm soát ngặt nghèo, bao gồm luật pháp của từng Bang và luật pháp của trung ương, hơn nữa luật pháp của mỗi Bang lại không giống nhau, mỗi Bang có một quy định riêng, do đó để cạnh

tranh được trên thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam phải hiểu biết về luật pháp của cả nước Mỹ và của từng Bang để từ đó có các biện pháp, chính sách thích hợp nhằm chiếm lĩnh thêm thị phần cũng như để duy trì phần thị trường mà doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được....

Để hiến pháp có hiệu lực, quốc hội đã tạo ra một hệ thống toà án hoàn chỉnh. Một hệ thống nguyên tắc đã được thiết lập nhằm để hệ thống toà án liên bang và toà án bang thực hiện tốt quyền phán quyết trên cùng một lãnh thổ. Theo đó những vấn đề thuộc hiến pháp, luật pháp của liên bang sẽ được toà án tối cao Mỹ xem xét cuối cùng, việc vi phạm luật lệ của bang sẽ do toà án của bang xét xử. Quyết định của toà án tối cao có tầm quan trọng hàng đầu đối với hệ thống luật của Mỹ.

Một đặc điểm lớn về chính trị của Mỹ trong chính sách đối ngoại nói chung và chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng là Mỹ hay sử dụng chính sách cấm vận và trừng phạt kinh tế để đạt được các mục đích của mình. Theo một thống kê thì từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến năm 1998 Mỹ đã áp đặt 115 lệnh trừng phạt, trong đó hơn một nửa được ban hành trong 4 năm cuối và 2/3 dân số thế giới đang phải chịu một hình thức trừng phạt nào đó do Mỹ áp đặt. Các lệnh trừng phạt, cấm vận này đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản về tự do hoá thương mại của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Qua đó, ta thấy rằng kinh doanh trên thị trường Mỹ là phải rất thận trọng, chỉ một sơ suất rất nhỏ sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản việt nam trên thị trường mỹ (Trang 32 - 33)