Đối với mặt hàng chè:

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản việt nam trên thị trường mỹ (Trang 66 - 69)

III. thực trạng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ:

c.Đối với mặt hàng chè:

Mặc dù có tốc độ tăng khá cao trong 10 năm qua (5,9%/năm) nhưng do kỹ thuật canh tác chưa tốt, năng suất chè của Việt Nam còn tương đối thấp so với nhiều nước trên thế giới, bình quân chỉ đạt khoảng 985 kg/ha chè búp khô (năm 2000), trong khi đó năng suất bình quân của một số nước đang phát triển đạt trên 1.386 kg/ha (Indonesia), có nước đạt trên 2000 kg/ha (Malaysia). Do vậy khả năng cạnh tranh của mặt hàng chè Việt Nam so với các nước cùng xuất khẩu chè trên thế giới cũng như các nước xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn còn khá khiêm tốn.

Hiện nay giá chè xuất khẩu của Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với giá thế giới. Năm 1991 giá chè thế giới là 1.888 USD/tấn, trong khi giá chè xuất khẩu tính theo giá FOB chỉ có 1.451 USD/tấn thì giá Việt Nam là 1.469 USD/tấn, chênh lệch trung bình giữa giá Việt Nam và giá thế giới khoảng gần 600 USD/tấn, trong khi đó chè trên thị trường thế giới vẫn ở mức

2000 USD/tấn. Chính vì thế mặc dù lượng chè xuất khẩu Việt Nam chiếm khoảng 2,4% tổng lượng xuất khẩu trên thế giới nhưng lại chỉ chiếm 1,61% về kim ngạch.

Hình 10: Giá Chè xuất khẩu của Việt Nam và thế giới, 1991-2000

Năm

Nguồn: Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp

Tính trong năm 2001, Giá chè xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới là 1.149 USD/tấn thì giá xuất khẩu sang thị trường Mỹ chỉ là 765 USD/tấn (giảm 7,5% so với năm 2000 - giá chè xuất khẩu sang Mỹ năm 2000 là 827 USD/tấn). Nguyên nhân chính kìm hãm giá chè của Việt Nam thấp trên thị trường quốc tế là do giống chè cũ, chất lượng chè thấp, công nghệ chế biến lạc hậu. Việc giảm giá chè trong những năm qua ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của chè Việt Nam.

Về mặt chất lượng, chè của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu ở dạng sơ chế, bán thành phẩm, chất lượng trung bình. Một phần công nghệ và thiết bị chế biến chè cũ lạc hậu chủ yếu của Liên Xô và Trung Quốc nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả. Gần đây nhiều nhà máy chè được đầu tư mua mới và nâng cấp công nghệ thiết bị bằng vốn ODA và vốn trong nước. Tuy nhiên chè chế biến công nghiệp mới chỉ đạt khoảng 60% sản lượng chè khô và 40% là chè chế biến thủ công và chè xuất khẩu của nước ta hầu hết là chè đen được

0 500 1000 1500 2000 2500 Việt Nam Thế giới G i á c h è 19911992 1993199419951996 1997 1998 1999 2000 2001

chế biến theo công nghệ Orthodox... Nói chung chất lượng chè Việt Nam chưa đáp ứng tốt nhu cầu thị trường Mỹ. Do đó sức cạnh tranh của chè Việt Nam trên thị trường Mỹ chưa cao.

Để đi sâu phân tích ta thấy: Sản lượng và doanh thu của chè Việt Nam trên thị trường Mỹ tăng qua các năm. Năm 1996 sản lượng mới chỉ đạt 91 tấn, doanh thu đạt 48 nghìn USD, thì đến năm 1999 sản lượng đạt 658 tấn tăng 623,1%, và đạt doanh thu 568 nghìn USD tăng 183,3% so với năm 1996. Năm 2000 cả sản lượng và doanh thu đều giảm so với năm trước, sản lượng đạt 452 tấn, doanh thu đạt 373 nghìn USD (giảm 31,3% về sản lượng và 34,3% về doanh thu), nhưng vẫn tăng nhiều so với năm 1996 (tăng tương ứng 5 lần và gần 8 lần so với năm 1996). Năm 2001, cả sản lượng và doanh thu đều tăng khá nhanh, đạt 1.033 tấn với doanh thu 790 nghìn USD tăng tương ứng 2,3 lần và 2,1 lần so với năm 2000. Đây là một sự tăng trưởng nhanh so với các mặt hàng nông sản khác cùng cạnh tranh trên thị trường Mỹ.

Bảng 10: Sản lượng và doanh thu của Chè Việt Nam trên thị trường Mỹ

Năm Sản lượng (Tấn) Tốc độ tăng Sản lượng (%) Doanh thu (Nghìn USD) Tốc độ tăng Doanh thu (%) 1996 91 - 48 - 1999 658 623,1 568 183,3 2000 452 - 31,3 373 - 34,3 2001 1033 128,5 790 111,8

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tính thị phần của chè Việt Nam trên thị trường Mỹ ta càng thấy rõ hơn sức cạnh tranh của chè Việt Nam trên thị trường này ngày càng được nâng cao: Năm 2000 thị phần của mặt hàng chè Việt Nam trên thị trường Mỹ mới chỉ đạt 0,49% (452/93.000*100% = 0,49%), thì sang năm 2001 con số này đã lên tới 1,09% (1.033/95.000*100% = 1,09%), tăng hơn gấp đôi so với năm năm 2000. Từ đó ta thấy rằng mặt hàng chè của Việt Nam có sức cạnh tranh cao

trên thị trường Mỹ, và đây cũng là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn trong tương lai cũng như khả năng về nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ.

Qua những phân tích trên về sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản Việt Nam và so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Mỹ, ta thấy nhìn chung Việt Nam là một bạn hàng còn khá xa lạ so với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp cũng như của Nhà nước Việt Nam, đến nay hàng hoá nông sản Việt Nam đã có một chỗ đứng tương đối ổn định và cũng là một trong số những nước có kim ngạch xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ.

Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cả về năng suất và giá cả, nhưng Việt Nam vẫn chưa phát huy hết được lợi thế của mình. Bên cạnh đó, chất lượng của hàng nông sản Việt Nam tuy ngày càng cao nhưng vẫn còn kém hơn so với một số đối thủ cạnh tranh khác. Do vậy mà so với nhiều dối thủ cạnh tranh trên thị trường Mỹ, sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản Việt Nam chưa thật sự cao tương xứng với tiềm năng của đất nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản việt nam trên thị trường mỹ (Trang 66 - 69)