Tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Mỹ từ trước tới nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản việt nam trên thị trường mỹ (Trang 46 - 56)

III: sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ:

2.Tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Mỹ từ trước tới nay.

Trước khi Mỹ bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ rất thấp và chiếm một tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng chỉ sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, đặc biệt là từ khi hai nước chính thức bình thường hoá quan hệ (11/7/1995), lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng đều với tốc độ cao qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu

426 426 504 612 780 1065 600 800 1000 1200 Tæng KN XK (TriÖu USD) KN XK N«ng s¶n (Tr. USD)

của Việt Nam. Ta có thể thấy rõ cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng tăng lên qua hình dưới đây:

Bảng 5: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường.

Đơn vị: % Nước và khu vực 1991 1995 1999 2000 2001 Đông Nam á 25,12 20,41 21,35 18,53 17,51 Các nước và lãnh thổ Châu á khác 51,80 52,00 36,30 39,57 36,37 Đông âu 0,73 2,84 1,95 - - EU 5,43 12,34 21,70 19,31 18,76 Canada 0,02 0,33 0,79 0,71 0,72 Mỹ 0,05 3,11 4,37 5,07 7,09 Châu Phi 0,69 0,70 0,38 - - Châu Đại Dương 0,25 1,04 7,27 8,69 7,34

Các nước khác 15,91 7,23 5,89 - - Tổng GT XK của Việt

Nam

100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan

K K i m n g ạ c h X K ( T r U S D ) Năm

Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, 2000

Năm 1995 so với năm 1994 tăng 295%, năm 1996 so với năm 1995 tăng 60%, năm 1997 so với năm 1996 tăng 22%, năm 1998 so với năm 1997 tăng 29,3%, năm 1999 so với năm 1998 tăng 21%. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 732,44 triệu USD tăng 121,8% chiếm 5,07% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2001 đạt 1.065,33 triệu USD, tăng 145,4% chiếm 7,09% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Có thể nói đây là một sự tăng trưởng nhanh chóng so với một thị trường mà hàng hoá Việt Nam còn khá xa lạ và chịu nhiều thiệt thòi so với các bạn hàng cạnh tranh.

Theo Bộ Thương mại Việt Nam, năm 1997 Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng đứng hàng thứ 7 của nước ta. Việt Nam cũng đã trở thành nước đứng thứ 76 về tổng kim ngạch buôn bán với Mỹ và đứng hàng thứ 71 trong số 229 nước và lãnh thổ xuất khẩu vào nước này.

Như đã nói ở trên, Mỹ là thị trường có nhu cầu lớn, đa dạng song nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ tương đối dễ tính, không quá khắt khe như thị trường Nhật Bản hay EU. Việt Nam có thế mạnh trong việc sản xuất nhiều mặt hàng mà thị trường Mỹ có nhu cầu lớn, trong đó có hàng nông sản. Mỹ là thị trường tiệu thụ hàng nông sản lớn nhất trên thế giới với nhu cầu hàng năm lên tới gần 100 tỷ USD. Mặc dù nền nông nghiệp Mỹ được thiên nhiên ưu đãi hơn nhiều nước khác trên thế giới. Có khí hậu ôn hoà, khoảng 75-90% đất nông nghiệp có

11.50% 11.50% 21.10% 45.30% 15.20% 6.90% N«ng s¶n N¨ ng L­ î ng H¶i s¶n DÖt may­GiÇy dÐp C¸ c mÆt hµng kh¸ c

điều kiện khí hậu thích hợp cho trồng trọt và chăn nuôi, đất đai nước Mỹ cũng rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng để phát huy lợi thế so sánh của mình, Mỹ chỉ sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế nhất. Chính vì vậy đây là lý do tại sao mà hàng năm Mỹ nhập khẩu một khối lượng nông sản rất lớn từ bên ngoài. Cơ cấu hàng nhập khẩu của mỹ bao gồm máy móc thiết bị 32%, các mặt hàng công nghiệp 25%, thiết bị vận tải các loại 16%, hoá chất 19% và nông sản chiếm 8%. Đối với Việt Nam, trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ thì hàng nông sản chiếm khoảng hơn 10%, cụ thể năm 2001 giá trị hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 0,122 triệu USD chiếm 11,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ.

Hình 2: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ 2001

Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan

Từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng chú ý trong quá trình xuất khẩu nông sản sang thị trường này. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua Bảng dưới đây (Bảng 6)

Bảng 6: Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ từ năm 1995 đến năm 2001

Đơn vị: 1000 USD, % Mặt hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Cà phê Giá trị 103.600 32.508 73.233 86.311 59.211 69.932 60.016

Tỷ trọng 51,8 10,6 19,7 16,6 9,8 9,5 5,6 Tỷ trọng 51,8 10,6 19,7 16,6 9,8 9,5 5,6 Gạo Giá trị 5.600 100.242 63.500 39.030 4.950 10.656 7.156 Tỷ trọng 2,8 32,5 17,1 7,5 0,8 1,5 0,7 Cao su Giá trị 300 127 696 670 1.611 1.563 2.130 Tỷ trọng 0,15 0,04 0,2 0,1 0,3 0,2 0,2 Hạt điều Giá trị 1.200 12.478 14.652 16.734 21.178 44.703 44.067 Tỷ trọng 0,6 4,0 3,9 3,2 3,5 6,1 4,1 Chè Giá trị - 48 - - 568 373 790 Tỷ trọng - 0,016 - - 0,113 0,051 0,075 Tổng Kim ngạch XK sang Mỹ 200.000 308.000 372.000 519.500 504.038 732.440 1.065.335

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Từ bảng trên cho thấy, Kể từ năm 1995 đến nay nói chung các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng đáng kể trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ. Trong đó trước tiên phải kể đến là mặt hàng cà phê. Mỹ được coi là thị trường tiêu thụ chính của cà phê Việt Nam, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang sang Mỹ tăng rất nhanh qua các năm. Nếu như năm 1996 giá trị cà phê xuất khẩu sang Mỹ là 32.508 nghìn USD (chiếm 10,6% trong tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ) thì năm 1997 đạt 73.233 nghìn USD (chiếm 19,7%) tăng gấp hơn 2,8 lần so với năm 1996. Năm 1998 đạt 86.311 nghìn USD tăng gần 1,2 lần so với năm 1997. Từ năm 1999 giá trị cà phê xuất khẩu sang thị trường này có giảm hơn (so với hai năm 1997 và 1998), năm 1999 đạt 59.211 nghìn USD, năm 2000 là 69.932 nghìn USD và năm 2001 là 60.016 nghìn USD. Tuy nhiên khối lượng xuất khẩu vẫn tăng qua các năm, năm 2000 đạt 112.178 tấn tăng gần 2 lần so với năm 1998, và năm 2001 đạt 147.062 tấn tăng 2,6 lần so với năm 1998. Nguyên nhân chính của việc tăng khối lượng nhưng lại giảm giá trị này là do cung cà phê trên

32.5 32.5 24.1 73.2 55.7 86.3 56.359.251.8 69.9 112.2 60.1 147.1 0 20 40 60 80 100 120 140 160 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Gi¸ trÞ (Tr.USD) S¶n l­ î ng (Ngh×n tÊn) 32.5 73.2 55.7 86.3 56.3 59.2 51.8 69.9 112.2 60.1 147.1 60 80 100 120 140 160 Gi¸ trÞ (Tr.USD) S¶n l­ î ng (Ngh×n tÊn) G i á t r ị v à s ả n l ư ợ n g

thị trường thế giới tăng làm cho giá giảm xuống, từ đó mà làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm.

Hình 3: Giá trị và sản lượng xuất khẩu Cà phê Việt Nam sang Mỹ 1995-2001

Năm

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tiếp đến là mặt hàng gạo, tuy bị đánh thuế nhập khẩu nhưng gạo có thể coi là mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế do chính sách nới lỏng của Chính phủ Hoa Kỳ. Mức thuế không ưu đãi cho mặt hàng này không cao: 0,55 USD/1kg - hơn hai lần so với mức thuế tối huệ quốc. Năm 1994 Việt Nam xuất khẩu gạo sang Hoa Kỳ với tư cách là nguồn xuất khẩu lớn thứ ba trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Hoa Kỳ, đến năm 1998 là 39,030 triệu USD, nhưng đến nay Việt Nam chỉ xuất khẩu được rất ít cho thị trường này do chủng loại không thích hợp, qua Bảng 5 ta có thể thấy rõ điều đó: kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ năm 2000 là 10,656 triệu USD giảm xuống chỉ còn 27% so với năm 1998. Sang năm 2001 con số này còn giảm nhiều hơn nữa, giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 7,156 triệu USD giảm xuống hơn 5 lần so với năm 1998.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Các mặt hàng gạo của Việt Nam được khách hàng Mỹ ưu chuộng là các loại gạo đặc sản như Tám thơm, Nàng hương... có chất lượng cao. Nhưng nếu so với Thái Lan (là đối thủ cạnh tranh số một của Việt Nam) thì chất lượng gạo của chúng ta kém hơn nhiều. Nên nhìn về lâu dài trong tương lai thì mặt hàng gạo sẽ không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

Tuy nhiên nếu như đi sâu tìm hiểu về nguyên nhân nhập khẩu gạo Việt Nam của Hoa Kỳ thì ta thấy rằng, thực ra Hoa Kỳ nhập khẩu gạo của Việt Nam không phải để tiêu thụ tại Hoa Kỳ mà là để Hoa Kỳ đảm bảo các hợp đồng cung ứng gạo đã ký với các nước khác - Hoa Kỳ thường nhập khẩu gạo để tái xuất sang thị trường các nước khác. Qua đây Việt Nam có thể rút ra hai điểm:

- Việt Nam muốn chiếm được thị trường nhập khẩu gạo của Hoa Kỳ thì phải nâng cao chất lượng gạo Việt Nam lên hơn nữa, đặc biệt chú trọng khai thác gạo đặc sản như tám thơm, nàng hương, chợ đạo...

- Hoa Kỳ rất coi trọng yếu tố thời gian giao hàng - đây chính là yếu tố cạnh tranh trong các hợp đồng xuất khẩu gạo với Hoa Kỳ.

Như vậy, Hoa Kỳ vẫn là thị trường có tiềm năng xuất khẩu gạo trong tương lai đối với Việt Nam. G i á t r ị v à s ả n l ư ợ n g

127 127 96 696 723 670 938 1611 2720 1563 2433 2130 3938 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Gi¸ trÞ (Tr.USD) S¶n l­ î ng (Ngh×n tÊn) G i á t r ị v à

Về mặt hàng cao su (và các sản phẩm cao su). Đây là mặt hàng có nhu cầu rất lớn ở Hoa Kỳ do các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp ô tô phát triển mạnh. Hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu một khối lượng lớn các mặt hàng này. Năm 1992 nhập khẩu 5,3 tỷ USD, đến năm 2000 là trên 10 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất sang là 1,563 triệu USD chiếm 0,016% kim ngạch nhập khẩu cao su của Mỹ. Đây là con số còn rất hạn chế, song Việt Nam đã giữ được mức tăng trưởng tương đối nhanh và ổn định về xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ.

Cụ thể (qua Bảng 4), năm 1995 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ mới chỉ đạt 300 nghìn USD thì đến nay, con số này đã lên đến 1.563 nghìn USD vào năm 2000 tăng gấp 5,21 lần; và đến năm 2001 kim ngạch đạt 2.130 nghìn USD tăng gấp 7,1 lần so với năm 1995. Trong khi một số mặt hàng nông sản khác vài năm gần đây có xu hướng giảm dần về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, thì cao su không những vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng qua các năm mà còn tăng lên một cách đáng kể cả về khối lượng và giá trị.

Hình 5: Giá trị và sản lượng xuất khẩu Cao su Việt Nam sang Mỹ 1995-2001

Năm

12.5 12.5 2.8 14.7 3.4 16.7 3.7 21.2 3.6 44.7 9.4 44.1 13 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Gi¸ trÞ (TriÖu USD) S¶n l­ î ng (Ngh×n tÊn) G i á t r ị v à

Tiếp theo là hạt điều, đây cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng qua các năm cả về giá trị, khối lượng và tỷ trọng trong các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ nói chung và các mặt hàng nông sản nói riêng.

Hình 6: Giá trị và sản lượng xuất khẩu hạt điều sang Mỹ 1995-2001

Năm

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Năm 1996, Việt Nam xuất khẩu hạt điều sang Mỹ đạt 12,478 triệu USD tăng gấp hơn 10 lần so với năm 1995, đây là một tỷ lệ tăng đột biến đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Mỹ. Giai đoạn từ năm 1996-1999, tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, bình quân mỗi năm tăng khoảng từ 1,1-1,3 lần. Riêng trong năm 2000 giá trị xuất khẩu hạt điều sang Mỹ đạt 44,703 triệu USD tăng hơn 2 lần so năm 1999. Tuy nhiên năm 2001, con số này lại giảm xuống (mặc dù không nhiều), và cũng giống như cà phê và một số mặt hàng nông sản khác: giá trị xuất khẩu giảm đi nhưng khối lượng vẫn tăng lên liên tục qua các năm. Năm 2001 giá trị hạt điều xuất khẩu sang Mỹ là 44,067 triệu USD giảm so với 44,703 triệu USD năm 2000, nhưng khối lượng xuất khẩu vẫn tăng lên, đạt 12.985 tấn năm 2001 so với 9.389 tấn năm 2000.

Cuối cùng là mặt hàng chè, hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu các loại chè xanh và chè đen. Trung bình hàng năm Mỹ nhập khoảng 130 triệu USD/năm, trong đó khoảng trên 80% là chè

48 91 48 91 568 658 373 452 790 1033 0 200 400 600 800 1000 1200 1996 1999 2000 2001 Gi¸ trÞ (Ngh×n USD) S¶n l­ î ng (TÊn) G i á t r ị v à s ả n l ư ợ n g

đen. Riêng năm 1998 nhập 170 triệu USD tăng 24,3% so với năm 1997, trong đó chè đen khoảng 13,6 triệu USD. Hiện nay mức tiêu thụ chè đen ở Mỹ ngày càng tăng lên, thay thế dần một phần tiêu thụ cà phê. Các nước xuất khẩu chè đen lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ là Argentina, sau đó là Trung Quốc. (Hình 7)

Đối với Việt Nam, mặt hàng chè xuất khẩu ra thị trường thế giới còn rất nhỏ bé (chưa đầy 3% so với khối lượng chè buôn bán trên thế giới), do công nghệ chế biến tuy có bước chuyển biến khá nhưng vẫn còn nhiều nhà máy chè cũ với công nghệ lạc hậu nên chè của ta mới chỉ xuất ở dạng nguyên liệu thô là chính, bên cạnh đó chè nước ta có độ chát chưa phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Do đó chè Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường thế giới nói chung cũng như thị trường Mỹ nói riêng. Trong những năm qua, những kết quả mà chúng ta đạt được khi xuất khẩu chè vào Hoa Kỳ vẫn còn rất hạn chế, năm 1996 Việt Nam xuất khẩu chè sang Mỹ đạt 0,48 triệu USD, năm 1999 mặc dù giá trị xuất khẩu tăng lên rất nhiều so với năm 1996 - giá trị xuất khẩu đạt 0,568 triệu USD tăng gần 12 lần so với năm 1996, nhưng so với 130 triệu USD nhập khẩu chè bình quân hàng năm của Hoa Kỳ thì đây vẫn là một con số rất khiêm tốn.

Hình 7: Giá trị và khối lượng xuất khẩu Chè Việt Nam sang Mỹ 1996-2001

Năm

Năm 2000, xuất khẩu chè của Việt Nam sang Hoa Kỳ giảm so với năm 1999 cả về giá trị và khối lượng nhưng sang năm 2001 chúng lại tăng lên, đạt 0,79 triệu USD - tăng 111,8% so với năm 2000, và tăng 39,1% so với năm 1999.

Như vậy, thông qua phân tích tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Mỹ những năm qua ta thấy, giá trị cũng như khối lượng xuất khẩu liên tục tăng lên qua các năm, đặc biệt tốc độ tăng nhanh ở những năm đầu sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ ngại giao với nhau. Hai năm qua, tỷ lệ tăng trưởng có giảm xuống, đôi khi năm sau còn thấp hơn cả năm trước về mặt giá trị. Nhưng nếu xét trong cả một quá trình lâu dài thì xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ cũng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản việt nam trên thị trường mỹ (Trang 46 - 56)