Đặc điểm về pháp luật.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản việt nam trên thị trường mỹ (Trang 33 - 36)

III: sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ:

3.Đặc điểm về pháp luật.

Mỹ có một hệ thống luật pháp chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu thế giới. Luật pháp được xem là một vũ khí thương mại lợi hại của Mỹ. Người ta nói rằng có hiểu biết về luật pháp Mỹ xem như bạn đã đặt được một chân vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ là một nước có chế độ thương mại và đầu tư vào loại tự do nhất thế giới. Nhìn chung hệ thống luật pháp của Mỹ liên quan đến thương mại và đầu tư khá phức tạp nhưng lại minh bạch, Chính phủ Mỹ luôn cố gắng công bố công khai hệ thống luật pháp cho các nhà kinh doanh quốc tế.

Luật quản lý hoạt động thương mại của Mỹ rất toàn diện và chi tiết, bao gồm nhiều đạo luật và những quy định quan trọng liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực xuất nhập khẩu, ngăn

chặn những hoạt động gian lận, quản lý các hoạt động kinh tế khác nhằm phục vụ lợi ích của Mỹ. Luật pháp của Mỹ tuy phức tạp nhưng lại nghiêm ngặt và minh bạch, điều này làm cho hoạt động Thương mại với Mỹ được rõ ràng và cạnh tranh trên thị trường Mỹ là cạnh tranh tương đối lành mạnh. Đứng trên góc độ xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp vào thị trường Mỹ, hệ thống luật pháp về kinh doanh của Mỹ có một số điểm đáng chú ý sau:

Khung luật pháp cơ bản cho việc xuất khẩu sang Mỹ gồm luật thuế suất năm 1930, luật buôn bán năm 1974, hiệp định buôn bán 1979, luật tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh năm 1988. Các luật này đặt ra nhằm điều tiết hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ; bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất khỏi hàng giả, hàng kém chất lượng; định hướng cho các hoạt động buôn bán; quy định về sự bảo trợ của Chính phủ với các chướng ngại kỹ thuật, các hình thức bán phá giá, trợ giá và các biện pháp trừng phạt thương mại.

Về luật thuế, đáng chú ý là danh bạ thuế quan thống nhất HTS, quy chế quan hệ thương mại bình thường NTR (hay còn gọi là quy chế tối huệ quốc MFN) và chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Trong đó, MFN là chính sách thương mại truyền thống của Mỹ cho phép hàng hoá của bạn hàng nhập vào Mỹ được hưởng tỷ lệ thuế thấp hơn so với mức thuế bình thường. Còn GSP là chế độ ưu đãi mà Mỹ dành cho các nước đang phát triển, nếu được hưởng thì sẽ có quyền lợi hơn cả quyền được hưởng MFN. Nội dung chính GSP là miễn thuế hoàn toàn hoặc ưu đãi mức thuế thấp cho những mặt hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển được Mỹ chấp thuận cho hưởng GSP. Đây là hệ thống ưu đãi về thuế đơn phương, không ràng buộc điều kiện có đi có lại. GSP rất quan trọng với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Về hải quan, hàng hoá nhập khẩu vào mỹ được áp dụng thuế suất theo Bảng thuế quan Mỹ gồm 2 cột: cột 1 quy định thuế suất tối huệ quốc, cột 2 quy định thuế suất đầy đủ hoặc thuế suất pháp định áp dụng cho các nước không được hưởng quy chế tối huệ quốc. Sự khác biệt giữa 2 cột thuế suất này thông thường là từ 2-5 lần. Cách xác định giá trị hàng hoá để thu thuế của hải quan Mỹ hiện nay chủ yếu căn cứ theo Hiệp định về cách tính trị giá tính thuế của hải quan trong hiệp định Tokyo của GATT (nay là WTO) và Luật về các hiệp định thương mại năm 1979. Phí thủ tục hải quan được quy định trong Luật hải quan và thương mại

năm 1990. Ngoài ra, còn cần phải chú ý các quy định khác của hải quan như mác, mã phải ghi rõ nước xuất xứ và chế độ hoàn thuế.

Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp cần lưu ý về môi trường luật pháp của Mỹ là luật điều tiết xuất khẩu và luật trách nhiệm sản phẩm. Trong luật điều tiết xuất khẩu quy định rõ các mức phí và hạn ngạch nhập khẩu một số mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ như hàng nông sản, đường, hàng dệt, sắt thép; các trường hợp hạn chế nhập khẩu, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng... Còn luật trách nhiệm sản phẩm bắt buộc các nhà sản xuất và doanh nghiệp không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm và do đó gây thiệt hại phải bồi thường người tiêu dùng cho các thiệt hại đã gây ra. Như vậy dể cạnh tranh trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hơn nữa đối với mặt hàng nông sản thì vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đảm bảo hàng đầu.

4. Đặc điểm về văn hoá - xã hội.

Nước Mỹ có thành phần xã hội đa dạng, gồm nhiều cộng đồng riêng biệt. Hầu hết người Mỹ có nguồn gốc từ châu Âu, các dân tộc thiểu số gồm người Mỹ bản xứ, Mỹ gốc Phi, Mỹ la tinh, châu á và người từ các đảo Thái Bình Dương. Các dân tộc này đã đem vào nước Mỹ những phong tục tập quán, ngôn ngữ, đức tin riêng của họ tạo nên một môi trường văn hoá phong phú và đa dạng. Điều này làm cho nhu cầu tiêu dùng trên thị trường Mỹ trở nên đa dạng và phong phú.

Chủ nghĩa thực dụng là triết học Mỹ tiêu Bảng cho văn hoá Mỹ, lối sống Mỹ. Một số học giả nước ngoài đã nhận xét: cái gắn bó người Mỹ với nhau là quyền lợi chứ không phải là tư tưởng. Điều này thể hiện trong cách tính toán sòng phẳng đến chi li cho mọi việc bất kể đối với ai, từ người thân trong gia đình tới bạn hữu. Người Mỹ coi trọng sự chính xác, cách làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, khoa học và rất quý trọng thời gian.

Khi kinh doanh trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp ít khi (nếu như không muốn nói là không) gặp phải trởi ngại do yếu tố tín ngưỡng và tôn giáo, bởi vì tuy đa số dân chúng theo đạo nhưng tín ngưỡng ở Mỹ không được coi trọng bằng chủ nghĩa cá nhân (Người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân. Họ chỉ quan tâm đến những gì có liên quan đến đời sống hàng ngày của

họ), cho dù theo đạo nhưng đôi khi họ vẫn tán thành những đức tín trái ngược hoàn toàn với tôn giáo mà họ đang theo.

Xã hội Mỹ là một xã hội công nghiệp, phát triển cao với 75% dân số là thành thị. Điều này cũng ảnh hưởng đến nhu cầu người dân Mỹ. Bên cạnh đó sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội Mỹ tạo nên một đặc điểm đa dạng về nhu cầu của thị trường này. Nền kinh tế thị trường phát triển cao đã làm cho khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ ngày càng gia tăng. Trong khi có những nhà tỷ phú hàng đầu thế giới thì cũng có không ít người vô gia cư sống trong những căn nhà ổ chuột. Điều này vô hình chung tạo nên nhu cầu về sản phẩm ở Mỹ rất đa dạng.

Tóm lại, để cạnh tranh trên thị trường Mỹ, trước tiên đòi hỏi các doanh nghiệp phải hiểu biết sâu, rộng về thị trường này, bao gồm đặc điểm về kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá và con người để từ đó có cách tiếp cận cho phù hợp, cũng như để đưa ra các chính sách, biện pháp thích hợp nhằm cạnh tranh được trên thị trường Mỹ. Đặc biệt là phải nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng mới có thể thành công trong cạnh tranh bởi Mỹ là thị trường có nhu cầu rất phong phú và đa dạng.

ii: tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu sang mỹ nói riêng:

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản việt nam trên thị trường mỹ (Trang 33 - 36)