Phân tích sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản việt nam trên thị trường mỹ (Trang 56 - 66)

III. thực trạng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ:

1.Phân tích sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.

Mỹ là một thị trường rất hấp dẫn đối với các nước xuất khẩu hàng nông sản, trong đó có Việt Nam. Việt Nam muốn xuất khẩu được nhiều hàng hoá nông sản vào thị trường này thì buộc phải bước vào cuộc chơi chung với nền kinh tế toàn cầu, có nghĩa là phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt với các hàng hoá được xuất khẩu từ các quốc gia khác vào thị trường Mỹ. Đặc biệt là các quốc gia lớn mạnh và truyền thống như Thái Lan (trong mặt hàng gạo và cà phê); Indonesia (cà phê và cao su); Pakistan (về gạo); Braxin, Colombia (về cà phê), Kênia Silanca (về chè); Malaisia (về cao su)... Trong cuộc chiến này, chất lượng và giá cả là hai yếu tố quyết định, ngoài ra còn một số các yếu tố khác như mẫu mã, bao bì, đóng gói, các hình thức mareting...

Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam với chủng loại tương tự như hàng hoá của các nước khác nhưng có chất lượng thấp hơn, trong khi giá thành cao hơn nên khó có thể cạnh

tranh được với hàng hoá các nước nói trên vốn đã có mặt tại thị trường Mỹ trước hàng Việt Nam hàng chục năm.

Cụ thể, phân tích sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ thông qua các chỉ tiêu đã nêu trên (trong chương I) ta sẽ thấy rõ điều đó. Trước hết, Về mặt doanh thu, các mặt hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ có doanh thu qua các năm đã đạt được như sau:

Bảng 7: Doanh thu một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ 1996 - 2001.

Đơn vị Doanh thu: Triệu USD,Tỷ trọng: % Năm Lúa gạo Cà phê Chè Cao su Hạt điều NS khác Tổng DT các

mh NS 1996 DT 100,2 32,5 0,05 0,13 12,5 1,2 146,6 TT - - - - 1997 DT 63,5 73,2 - 0,7 14,7 5,3 157,4 TT - 36,6 125,2 - 438,5 17,6 341,7 7,4 1998 DT 39,0 86,3 - 0,7 16,7 2,6 145,3 TT - 38,6 17,9 - 0,0 13,6 - 50,9 - 7,7 1999 DT 5,0 59,2 0,6 1,6 21,2 12,4 100,0 TT - 87,2 31,4 - 128,6 26,9 376,9 - 31,2 2000 DT 10,7 69,9 0,4 1,6 44,7 9,7 137,0 TT 1,14 18,1 33,3 0,0 110,8 - 21,8 37,0 2001 DT 7,2 60,0 0,8 2,1 44,1 7,1 121,3 TT - 32,7 - 14,2 100,0 31,3 - 1,3 - 26,8 - 11,5

Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan

Qua bảng trên ta thấy, doanh thu của các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ không ổn định qua các năm. Năm 1997 doanh thu các mặt hàng nông sản đạt được là 157,4 triệu USD tăng 7,4% so với năm trước (năm 1996). Nhưng sang năm 1998, doanh thu các mặt hàng này chỉ đạt 145,3 triệu USD giảm 7,7% so với năm 1997. Năm 1999, doanh thu vẫn tiếp tục giảm và giảm 31,2% so với năm 1998. Mặc dù năm 2000 doanh thu có tăng lên 37% so với năm 1999, đạt 137 triệu USD, nhưng đến năm 2001 lại giảm xuống 11,5%, chỉ đạt 121,3 triệu USD. Trong đó gạo là mặt hàng có doanh thu giảm nhiều nhất qua các năm và hầu hết năm nào cũng giảm, bình quân mỗi năm giảm trên 35%, chỉ riêng năm 2000 tăng 1,14% so với năm 1999, tuy nhiên so với các năm trước thì nó vẫn giảm. Như vậy nếu đánh giá theo chỉ tiêu doanh thu thì ta thấy rằng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ còn tương đối thấp và ngày càng thấp dần (về số tuyệt đối) qua các năm.

Tiếp theo, tính thị phần của hàng hoá nông sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ theo như bảng sau (bảng 8) ta sẽ thấy rõ hơn về thực trạng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ trong thời gian qua:

Bảng 8: Thị phần của hàng hoá nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ 1996 - 2001.

Đơn vị: Triệu USD, % Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 DT của HNS 147 157 145 100 137 121 Tổng DT HNS của thị trường Mỹ 16.298 19.125 13.444 13.904 12.576 13.430 Thị phần (%) 0,90 0,82 1,08 0,72 1,09 0,90

Thị phần của hàng hoá nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ khá ổn định qua các năm, sự dao động lên xuống giữa các năm nhỏ, điều này nói lên rằng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ là tương đối ổn định. Mặc dù về tuyệt đối, doanh thu có giảm đi nhưng về tương đối thị phần lại gần như không thay đổi, như vậy có nghĩa là vị trí của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ vẫn được giữ vững, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường ổn định.

Tuy nhiên, về mặt khách quan Việt Nam chưa tạo cho mình được một “hình ảnh” cao trên trường quốc tế cũng như trên thị trường Mỹ, điều này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam rất thiệt thòi trong kinh doanh trên thị trường Mỹ. Như chúng ta đã biết, Mỹ là một thị trường rất khó tính với những quy định khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ, quy định về nhãn mác thương mại và xuất xứ của hàng hoá... Do đó, hình ảnh quốc gia cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, và đây vẫn còn là một bất lợi cho Việt Nam, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản trên thị trường Mỹ. Bên cạnh đó Việt Nam còn có một hạn chế nữa đó là về “thương hiệu Việt Nam”, nhiều hàng hoá do Việt Nam sản xuất, có nguồn gốc từ Việt Nam nhưng lại không được mang thương hiệu Việt Nam. Chẳng hạn như với mặt hàng gạo, Việt Nam là cường quốc xuất khẩu và nước Mỹ có tới hàng chục triệu người thường xuyên ăn gạo nhưng hiện rất khó tìm thấy những bao gạo thương hiệu Việt Nam... đối với một số mặt hàng vẫn chủ yếu mang nhãn mác Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc... Như vậy ta thấy rằng sức cạnh tranh của hàng hoá nói chung cũng như hàng nông sản Việt Nam nói riêng trên thị trường Mỹ chưa cao.

a. Đối với mặt hàng gạo:

Trước hết về mặt giá cả, những năm qua sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam gia tăng với con số kỷ lục nhưng giá xuất khẩu lại thấp hơn giá gạo trung bình trên thị trường thế giới. Lý do không phải là chúng ta hạ giá thành để có sức cạnh tranh mà do chất lượng gạo xuất khẩu của ta chưa đáp ứng được nhu cầu nghiêm ngặt của thị trường, đặc biệt đối với thị trường Mỹ (là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng) như: quy cách chất lượng sản phẩm còn thấp, không đồng đều, cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu vừa thiếu, kém năng lực, chi phí cao, hơn nữa năng lực vận tải còn hạn chế do việc vận chuyển hàng hoá Việt Nam tới Mỹ

0 0 50 100 150 200 250 300 350 400 T/97 5 9 T/98 5 9 T1/99 5 9 T/00 5 9 ViÖt Nam Th¸i Lan G i á g ạ o

không thuận lợi bằng so với các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ, và Đông Âu... làm cho giá thành sản phẩm cao. Qua đó ta thấy rằng cạnh tranh về giá của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường Mỹ là còn rất hạn chế.

Trong các nước xuất khẩu gạo, Thái Lan là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam. Hơn nữa đối với thị trường Mỹ, Thái Lan còn là nước xuất khẩu truyền thống sang thị trường này. Giá xuất khẩu gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan thường cao hơn so với giá gạo Việt Nam. Trước năm 1998, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan thường cao hơn giá của Việt Nam 70- 80 USD/tấn đối với loại 5% tấm và loại 30-40 USD/tấn với loại 25% tấm. Từ năm 1998 trở lại đây, mức chênh lệch này có xu hướng giảm rõ rệt, chỉ còn khoảng 10 USD/tấn năm 1999 và có lúc gần tương đương như thời điểm cuối năm 2000. Việc giảm giá gạo do tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đã giúp Thái Lan tăng khả năng cạnh tranh so với Việt Nam.

Hình 8: Giá gạo 5% tấm XK của Việt Nam và Thái Lan, 1997- 2001

Năm

Nguồn: Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp

Trong những năm qua, đồng tiền của các quốc gia khác có xu hướng giảm giá mạnh hơn so với đồng Việt Nam, đặc biệt là đồng Baht của Thái Lan. Chính sách tỷ giá hối đoái chặt không tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các nông sản xuất khẩu nói chung và gạo nói riêng. Chính vì thế hạn chế sự cạnh tranh về giá của gạo Việt Nam so với gạo Thái Lan. Trước năm 1998, giá bán buôn gạo Thái Lan thường cao hơn giá bán buôn gạo Việt Nam 40-50 USD/tấn.

Nhưng năm 1998, giá bán buôn gạo Thái Lan thấp hơn giá bán buôn gạo Việt Nam 50 USD/tấn. Điều này càng làm tăng khả năng cạnh tranh của Thái Lan đối với Việt Nam trong một vài năm gần đây.

Như vậy, so với Thái Lan - là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ, cho thấy Việt Nam là nước có lợi thế tương đối mạnh về sản xuất gạo. Tuy nhiên, để cạnh tranh được với Thái Lan trong hoạt động xuất khẩu sang Mỹ thì đó quả là một điều còn khó khăn. Cụ thể, thực tế xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Mỹ qua các năm (xem Hình 4) đã thấy rõ điều đó: Cả giá trị và sản lượng đều giảm qua các năm.

Tiếp theo về mặt chất lượng, như đã nói trên chất lượng gạo xuất khẩu của ta còn tương đối thấp chưa đáp ứng được nhu cầu nghiêm ngặt của thị trường Mỹ. Xu hướng tăng nhu cầu về loại gạo có phẩm cấp cao và giảm nhu cầu về gạo có phẩm cấp thấp làm cho sức cạnh tranh của gạo Việt Nam bị giảm đi đáng kể. Theo Vụ chính sách (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thái Lan xuất khẩu gạo có phẩm cấp cao thường chiếm tới 60 - 62%, trong khi Việt Nam mới đạt 35 - 40%. Để đánh giá chất lượng gạo trên thị trường quốc tế, người ta căn cứ vào chỉ tiêu: gạo lành, hình dáng, kích thước, độ bóng... trong đó quan trọng nhất là chỉ tiêu gạo lành. Bên cạnh đó ăn ngon sẽ trở thành nhân tố quyết định tăng chất lượng lương thực được cung cấp từ gạo như gạo phải thơm, dẻo, giá trị sinh học cao, “sạch” là yêu cầu vệ sinh dịch tễ phải đạt được nếu muốn lưu thông rộng rãi được trên thị trường Mỹ với giá cao. Như vậy, xét về yếu tố chất lượng của gạo Việt Nam ta thấy rằng đây là mặt hạn chế nhất trong việc nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường Mỹ.

Do đó nếu muốn tăng sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường này, Việt Nam phải tăng cường sản xuất loại gạo có phẩm cấp cao, giảm tỷ trọng gạo có phẩm cấp thấp. Hơn nữa, về mặt mẫu mã sản phẩm, gạo Việt Nam có độ lành, hình dáng, kích thước, độ bóng... chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người mua ở Mỹ, chủng loại đơn điệu, chưa đa dạng so với các đối thủ cạnh tranh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu xem xét về mặt sản lượng, doanh thu thì gạo của Việt Nam trên thị trường Mỹ ngày càng có xu hướng giảm đi. Cụ thể qua Hình 6 ta sẽ thấy rõ điều đó, cả sản lượng và doanh thu đều giảm đi qua các năm. Nếu như năm 1996 sản lượng và doanh thu của gạo Việt

Nam trên thị trường Mỹ đạt là 356,9 nghìn tấn và 100,2 triệu USD thì năm 1997 giảm xuống còn 304,8 nghìn tấn (giảm 14,6%) với doanh thu 63,5 triệu USD (giảm 36,6%). Năm 1998, 1999, cả sản lượng và doanh thu vẫn tiếp tục giảm, riêng năm 2000 mặc dù sản lượng và doanh thu có tăng lên so với năm trước (tăng 173,5 % về sản lượng và 48,6 % về doanh thu) nhưng so với các năm trước thì con số này vẫn giảm xuống rất nhiều. Năm 2001, sản lượng chỉ đạt là 46,3 nghìn tấn, doanh thu đạt là 7,2 triệu USD giảm 24% và 33% tương ứng so với năm trước:

Bảng 8: Sản lượng và doanh thu của gạo Việt Nam trên thị trường Mỹ

Năm Sản lượng (Nghìn tấn) Tốc độ tăng Sản lượng (%) Doanh thu (Triệu USD) Tốc độ tăng Doanh thu (%) 1996 356,9 - 100,2 - 1997 304,8 - 14,6 63,5 - 36,6 1998 153,9 - 49,5 39 - 38,6 1999 22,3 - 85,5 5 - 87,2 2000 61 173,5 10,7 48,6 2001 46,3 - 24,1 7,2 - 32,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tóm lại đối với mặt hàng gạo, sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ của gạo Việt Nam không chỉ còn rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh mà còn càng thấp dần qua các năm. Ngoài ra trong tương lai, “sẽ có cạnh tranh xuất khẩu hàng nông sản giữa Việt Nam với Trung quốc”- theo trung tâm thông tin thương mại, Bộ thương mại. Đặc biệt trong mặt hàng gạo, Trung quốc sẽ có cơ hội để đàm phán các hợp đồng gạo cấp Chính phủ theo cam kết trong WTO, đây sẽ là cơ hội cho Trung quốc nếu họ sản xuất được gạo chất lượng cao. Như vậy chỉ 3 năm nữa Trung quốc sẽ cạnh tranh với Việt Nam trong việc đàm phán hợp đồng cấp Chính phủ.

b. Đối với mặt hàng cà phê:

Thế giới hiện có trên 70 nước sản xuất và xuất khẩu cà phê. Braxin và Colombia vẫn luôn là hai nước xuất khẩu cà phê lớn nhất, riêng họ đã chiếm 25% tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới. Hai nước này đã cắm rễ rất sâu và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới cũng như trên thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, khu vực Châu á- Thái Bình Dương là khu vực chủ lực sản xuất và xuất khẩu cà phê quan trọng thứ hai trên thế giới, trong đó Inđônêxia và Việt Nam là hai nước xuất khẩu lớn nhất.Chỉ riêng hai nước này đã chiếm 47% tổng lượng cà phê vối xuất khẩu toàn thế giới và đang chiếm vị trí độc tôn trong mặt hàng này.

Riêng Mỹ, hàng năm tiêu thụ trên dưới 20 triệu bao (khoảng 1,8-2 tỷ USD), là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới (chiếm 25-30% số lượng cà phê nhập khẩu từ các Châu khác và nhiều nhất là từ Châu á). Mức bình quân đầu người cao nhất hiện nay trên thế giới là khoảng 10 kg/người/năm, trong đó Mỹ có mức tiệu thụ hàng năm trong khoảng 6-8 kg/người/năm. Hiện nay Việt Nam đang đứng vị trí thứ bảy trong số những nước xuất khẩu cà phê vào Mỹ (khoảng 150 triệu USD/năm), tuy nhiên năng suất cà phê Việt Nam vào loại nhất nhì thế giới, thường năng suất cà phê của ta cao hơn Inđônêxia (đối thủ trong khu vực) khoảng 1,5-1,7 lần.

Nhờ có năng suất cao nên chi phí sản xuất cà phê của Việt Nam khá thấp, từ đó làm cho cà phê Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về giá so với các đối thủ cạnh tranh khác

0 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 ViÖt Nam ThÕ gií i

Hình 9: Giá Cà phê Việt Nam xuất khẩu và thế giới

Năm

Nguồn: Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp

Về mặt chất lượng, theo đánh giá của các nhà nhập khẩu, cà phê Việt Nam là có chất lượng tốt so với tiểu chuẩn chung. Chất lượng cà phê Robusta của Việt Nam thuộc loại ngon tương đương với chất lượng cà phê Uganda và thuộc loại tốt của thế giới. Song giá xuất khẩu của cà phê Việt Nam luôn thấp hơn giá cà phê Robusta của thế giới. trên dưới 200 USD/tấn do cà phê xuất khẩu của Việt Nam không đảm bảo được các tiêu trí của khách hàng về: độ đồng đều của hạt, tỷ lệ hạt đen, vỏ, độ ẩm của mỗi lô hàng xuất khẩu...

Tuy nhiên, trong số các mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện đang được lưu thông trên thị trường Mỹ thì đây là mặt hàng có sức cạnh tranh cao nhất. Hiện nay chúng ta đã vượt Colombia trở thành nước xuất khẩu thứ hai trên thế giới và là một trong 7 nước xuất khẩu cà

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản việt nam trên thị trường mỹ (Trang 56 - 66)