Mối tƣơng quan giữa hoạt độ của protease và hàm lƣợng protei nở gia

Một phần của tài liệu Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học và phân lập gen cystatin của một số dòng lạc (Arachis hypogaea L.) có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mất nước và xử lý chiếu xạ (Trang 96 - 100)

giai đoạn hạt nảy mầm

Phân tích mối tƣơng quan giữa hoạt độ của protease với sự thay đổi hàm lƣợng protein tan trong hạt ở giai đoạn nảy mầm cho thấy hàm lƣợng protein phụ thuộc tuyến tính vào hàm lƣợng của protease. Hệ số tƣơng quan, phƣơng trình hồi quy tuyến tính giữa hoạt độ của protease và hàm lƣợng protein tan đƣợc trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Mối tƣơng quan giữa hoạt độ của protease và hàm lƣợng protein ở giai đoạn hạt nảy mầm

STT Dòng/Giống Phƣơng trình hồi quy Hệ số tƣơng quan (R)

1 RM5.46 Y = 23,23X + 2,07 0,996 2 RM5.47 Y = 17,57X + 6,31 0,987 3 RM5.48 Y = 28,97X – 2,35 0,985 4 RM5.49 Y = 22,50X + 3,64 0,992 5 R5.44 Y = 24,12X + 3,42 0,995 6 R5.46 Y = 16,03X + 6,85 0,958 7 R5.48 Y = 20,48X + 3,97 0,998 8 L18 Y = 19,76X + 5,20 0,996

Bảng 3.10 cho thấy, hệ số tƣơng quan dao động từ 0,958 đến 0,998. Điều này chứng tỏ hoạt độ của protease và hàm lƣợng protein tan có mối tƣơng quan chặt chẽ. Hoạt độ của protease càng cao, lƣợng protein tan đƣợc hình thành do quá trình phân giải protein dự trữ càng lớn, cung cấp cho quá trình này mầm của hạt, sinh trƣởng của cây và điều chỉnh áp suất thẩm thấu của tế bào trong điều kiện mất nƣớc cực đoan.

3.2.7. Nhận xét về khả năng chịu hạn của các dòng lạc nghiên cứu trong điều kiện hạn sinh lý ở giai đoạn hạt nảy mầm

lƣợng đƣờng tan, protein tan của các dòng lạc nghiên cứu. Sự biến động của α - amylase và protease ở các dòng lạc phụ thuộc vào khả năng chịu hạn của từng dòng và tuân theo quy luật chung: tăng dần từ giai đoạn 3 ngày tuổi, tăng

mạnh vào 7 ngày tuổi và bắt đầu giảm vào 9 ngày tuổi. Trong đó dòng RM5.48 có các chỉ tiêu nghiên cứu biểu hiện cao nhất. Dòng RM5.46 có các chỉ tiêu nghiên cứu biểu hiện cao thứ hai. Dòng lạc có biểu hiện thấp nhất là R5.44.

(2) Hàm lƣợng đƣờng tan và hoạt độ của α - amylase, hàm lƣợng protein tan và

hoạt độ của protease, của các dòng nghiên cứu có mối tƣơng quan thuận.

3.3. KẾT QUẢ PHÂN LẬP VÀ GIẢI TRÌNH TỰ GEN CYSTATIN Ở LẠC 3.3.1. Tách chiết và tinh sạch DNA tổng số

DNA tổng số đƣợc tách chiết từ lá non cây lạc với CTAB. Sau khi tách chiết. DNA tổng số đƣợc kiểm tra bằng phƣơng pháp điện di trên gel agarose 1% trong TAE 1X. kết quả thể hiện ở hình 3.6.

M 1 2 3 4 5 6 7 8

Hình 3.6. Kết quả tách chiết DNA tổng số của các dòng lạc nghiên cứu ở thế hệ thứ Năm và giống gốc L18

(M: Thang DNA: 1Kb, 1: R5.44, 2: R5.46, 3: R5.48, 4: RM5.46, 5: RM5.47, 6: RM5.48, 7: RM5.49, 8: L18)

Hình 3.6 cho thấy, DNA tổng số thu đƣợc chỉ có 1 băng duy nhất. khá sắc nét. ở gần giếng tra mẫu và không có các dải DNA bị đứt gẫy.

DNA tổng số đƣợc đo độ sạch trên máy quang phổ ở bƣớc sóng 260nm/ 280nm. Kết quả nhận đƣợc DNA tổng số đều có hàm lƣợng cao, tỷ số

OD260 nm / OD280 nm nằm trong giới hạn cho phép (1,8 - 2,0), đảm bảo tiến hành các nghiên cứu tiếp theo. Sau đó, DNA tổng số đƣợc pha loãng về hàm lƣợng 50ng/μl

Một phần của tài liệu Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học và phân lập gen cystatin của một số dòng lạc (Arachis hypogaea L.) có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mất nước và xử lý chiếu xạ (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w