Thách thức:

Một phần của tài liệu Marketing mix tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khách sạn thực trạng và bài học kinh nghiệm (Trang 47 - 49)

d. Thanh toán và tiễn khách

3.1.2Thách thức:

Việt Nam là một đất nước hiện đang có ưu thế trong việc thu hút khách du lịch, tuy nhiên thị phần du lịch thế giới đang có sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore..mà đến cả các nước phát triển thuộc Châu Âu, Mỹ, Úc.... Các quốc gia không kể giàu nghèo đang nỗ lực, đẩy mạnh các hoạt động nhằm thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch của mình bằng mọi phương tiện, từ truyền hình, báo in, internet, quảng cáo ngoài trời, tổ chức sự kiện…Vì vậy nếu ngành du lịch Việt Nam không có những chính sách thu hút khách từ những hoạt động quảng bá hiệu quả hơn cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch thì có thể sẽ mất dần thị phần của mình.

Sang năm 2013, Hà Nội dự kiến sẽ đón nhận thêm 3 khách sạn là Inter Continental Hanoi Landmark, JW Marriott Hà Nội và khách sạn trên đường Minh Khai thuộc Tập đoàn Hương Lúa. Trong tương lai thị trường khách sạn Hà Nội dự kiến sẽ có thêm rất nhiều dự án và hầu hết là các dự án khách sạn có tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao. Ngoài ra với việc cải cách chính sách để đáp ứng đòi hỏi WTO sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới tiếp tục đầu tư vào kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Việt Nam. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo kinh doanh khách sạn gặp nhiều khó khăn, nguồn cung khách sạn lại tăng mạnh sau mỗi năm nên thị trường khách sạn có nguy cơ bị dư cung. Điều này sẽ làm cho sự cạnh tranh của hệ thống khách sạn càng trở nên gay gắt đặc biệt là phân hạng khách sạn 3 đến 5 sao. Chắc chắn các khách sạn sẽ phải bỏ ra nguồn chi phí lớn hơn cho hoạt động nâng cấp và hoạt động yểm trợ nhằm thu hút khách hàng để giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch nói chung và lĩnh vực khách sạn nói riêng tại Việt Nam đang từng bước nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Hiện nay có rất nhiều các dự án và chương trình của các tổ chức du lịch trên thế giới tham gia hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực về du lịch và nghiệp vụ khách sạn cho đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam, điều này sẽ mang lại cho ngành dịch vụ khách sạn một nguồn cung về nhân sự có chất lượng cao. Tuy nhiên nếu mức lương và chế độ mà các khách sạn dành cho họ không thỏa đáng hay tạo ra sự chênh lệch giữa các khách sạn thì chắc chắn là nhân sự trong các khách sạn sẽ luôn luôn bị biến động bởi sự di chuyển nhân sự từ khách sạn này qua các khách sạn khác và thậm chí với những nhân lực có tay nghề cao và giỏi ngoại ngữ họ sẽ qua nước ngoài làm việc, đây sẽ là một thách thức với các nhà quản trị nhân sự khách sạn trong thời gian tới đây.

Hơn nữa với mục tiêu vì môi trường đang được hết sức quan tâm trên toàn thế giới đòi hỏi khách sạn cần quan tâm nhiều hơn đến “sản phẩm du lịch xanh”. Để làm được điều này đòi hỏi các khách sạn cần rà soát, thay đổi hay chỉnh sửa quy trình hoạt động cũng như thay mới trang thiết bị sao cho đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường. Bởi vậy các khách sạn sẽ phải chi một khoản phí khá lớn cho việc mua sắm và thay mới trang thiết bị.

Song song với những khó khăn trên thì trình độ thưởng thức của du khách sẽ ngày càng cao, đòi hỏi sản phẩm dịch vụ của các khách sạn phải độc đáo và hoàn thiện hơn bởi vậy hệ thống khách sạn phải không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ để sẵn sàng đáp ứng đòi hỏi của những du khách khó tính.

Một phần của tài liệu Marketing mix tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khách sạn thực trạng và bài học kinh nghiệm (Trang 47 - 49)