Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm TN trước và sau TN

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM về BIỆN PHÁP rèn LUYỆN kỹ NĂNG vận ĐỘNG cơ bản CHO TRẺ mẫu GIÁO (Trang 132 - 134)

- Cách tiến hành

4.6.5.2. Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm TN trước và sau TN

Kết quả kiểm định được thể hiện qua bảng 4.12:

Bảng 4.12: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm TN trước TN (TTN) và sau TN (STN)

Nội dung kiểm định XTTN STTN XSTN SSTN

T

n = 30

Tα α = 0.05 Nhóm TN trước và sau TN 5.2 1.28 6.13 1.06 3.06 1.69

Kết quả kiểm định cho thấy, với độ chính xác 95% (α = 0.05) ta có:

Tα = 1.69 và T = 3.06 nên T > Tα

Điều đó có nghĩa, sự khác nhau giữa điểm trung bình cộng của nhóm TN trước và sau TN là có ý nghĩa. Như vậy, sau TN, mức độ KNVĐCB của trẻ ở nhóm TN tăng lên đáng kể so với trước TN. Hệ thống biện pháp GD đề xuất có tác động tích cực đến việc rèn luyện KNVĐCB của trẻ MG 3 - 4 tuổi. Giả thuyết khoa học đưa ra là đúng.

Qua kết kết quả thực nghiệm các biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi trong HĐNT, so sánh kết quả 2 nhóm trẻ TN và ĐC cho thấy một số nhận định sau:

Để rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT, trước hết cần phải tạo hứng thú cho trẻ và các trò chơi và các khu vực chơi ngoài trời, nghĩa là cần tạo cần lựa chọn trò chơi VĐ phù hợp và tạo ra các khu vực chơi đa dạng, phong phú, đẹp mắt, bổ sung kinh nghiệm VĐ cho trẻ…

Qua quá trình TN và phân tích kết quả TN, chúng tôi nhận thấy: Sau khi áp dụng hệ biện pháp đề xuất vào HĐNT thì mức độ KNVĐCB của trẻ ở nhóm TN đã có những biến chuyển theo chiều hướng tích cực hơn so với trẻ ở nhóm ĐC. Mức độ KNVĐCB của trẻ nhóm TN cao hơn hẳn so với trước TN và với trẻ nhóm ĐC. Ở nhóm TN, KNVĐCB của trẻ đạt mức độ cao tăng lên đáng kể, không còn trẻ ở mức độ thấp. Độ lệch chuẩn cho thấy KNVĐCB của nhóm TN đồng đều hơn so với nhóm ĐC.

Như vậy có thể khẳng định rằng những biện pháp mà chúng tôi đề xuất và áp dụng là hoàn toàn phù hợp với trẻ MG 3 – 4 tuổi, mang hiệu quả cao trong quá trình rèn luyện KNVĐCB cho trẻ. Kết quả TN các biện pháp này đã chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài đưa ra là có tính khả thi. Tuy nhiên các biện pháp này phải được sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và hài hòa thì hiệu quả giờ dạy mới cao.

Phép thử T - Student đã kiểm định sự khác biệt giữa kết quả nhóm ĐC và nhóm TN sau TN cũng như sự khác biệt giữa kết quả nhóm TN trước và sau TN là có ý nghĩa. Điều đó chứng minh giả thuyết khoa học đưa ra là đúng và khẳng định tính khả thi của việc sử dụng một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM về BIỆN PHÁP rèn LUYỆN kỹ NĂNG vận ĐỘNG cơ bản CHO TRẺ mẫu GIÁO (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w