Một trong những điều kiện quan trọng để rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT đó xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú và nhiều dụng cụ ngoài trời để luyện tập. Khu vực chơi là điểm tựa để định hướng hoạt động cho trẻ. Do đó, xây dựng khu vực chơi đa dạng, phong phú hấp dẫn với đặc trưng riêng của từng khu vục có tác dụng làm nảy sinh nhu cầu VĐ, bộc lộ khả năng, năng khiếu thể chất của trẻ, tạo cho trẻ dễ tiếp cận với khu vực chơi ngoài trời với các dụng cụ ngoài trời khác nhau. Đây chính là điều kiện nhằm rèn luyện KNVĐCB cho trẻ.
Vì thế, cần phải thường xuyên thay đổi làm mới không gian của khu vực chơi ngoài trời, bổ sung đồ chơi, các dụng cụ chơi mới để tạo điều kiện giúp
các em bộc lộ và thể hiện khả năng VĐ của mình. Xây dựng các khu vực chơi hợp lý, hấp dẫn sẽ kích thích hứng thú VĐ cho trẻ từ đó rèn luyện KNVĐ một cách tự nhiên.
- Nội dung và cách tiến hành
Có thể xây dựng các khu vực chơi sau:
Khu vực cây cảnh: Khu vực này cần trồng các loại cây đa dạng về lá, thân, quá trình sinh truởng và phat triển. Các cây trong trường cũng cần đa dạng về thể loại (có cây bóng mát, cây cảnh, vườn hoa, cây cỏ, cây ăn quả, cây rau…). Nên chọn các loại cây xanh tạo bóng mát có vòng sinh trưởng rõ ràng, có sự biến đổi về hoa, lá… theo mùa và gần gũi với trẻ. Trong vườn hoa nên trồng những loại hoa có màu sắc tươi sáng, tạo cảm xúc tích cực đối với trẻ. Bố trí cây xanh trong trường ở những vị trí thận tiện, phục vụ tốt cho trẻ chơi ngoài trời. Dưới các cây bóng mát, trẻ có thể thực hiện các VĐ nhẹ nhàng như: hít thở kết hợp với đi nhẹ nhàng xung quanh gốc cây, chơi trốn tìm… tạo cơ hội cho trẻ được thể nghiệm những cảm xúc của mình.
Khu vực các thiết bị đồ chơi ngoài trời: Đồ chơi ngoài trời nên đa dạng để kích thích trẻ thực hiện các VĐ khác như: đu quay, cầu trượt, bấp bênh, xích đu, đường ống để chui qua, thang bằng dây thừng, xe đạp 3 bánh, thú nhún… Những đồ chơi này khuyến khích trẻ thực hiện các vân động khác nhau, đồng thời hình thành ở trẻ các tố chất nhanh, mạnh, khéo léo, sự phối hợp nhịp nhàng các VĐ…
Tuy nhiên, mỗi loại đồ chơi cần phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ví dụ, trẻ MG 3 – 4 tuổi nên có những đồ chơi có kích thước vừa tầm. Các đồ chơi nên đặt ở những vị trí hợp lí, đảm bảo an toàn cho trẻ và nằm trong tầm kiểm soát của giáo viên khi trẻ chơi (tức là bố trí sao cho cô dễ dàng quan sát).
Khu vực chơi với cát, nước và các vật liệu thiên nhiên: Khu vực này ngoài cho trẻ thực hiện các hoạt động khám phá khoa học còn kích thích trẻ
chơi các trò chơi như: chuyền cát, múc thi múc nước đổ vào xô... Nên có hố cát, sỏi, bể nước và các vật liệu như xẻng, chai lọ, xô, chậu …
Giáo viên có thể cùng lúc tổ chức tất cả các khu vực hoặc chỉ một khu vục đặc trưng phụ thuộc vào nội dung của chủ đề, vào diện tích của khuôn viên trường, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, số lượng trẻ trong lớp và kinh nghiệm của trẻ. Nhưng cũng không nhất thiết phải tổ chức đồng thời tất cả các khu vực chơi, quá nhiều khu vực cùng một lúc sẽ làm rối trí trẻ gây khó khăn cho việc tự lựa chọn khu vực chơi của trẻ.
Tóm lại: Việc xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú hấp dẫn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thoả mãn nhu cầu chơi, rèn luyện KNVĐCB của trẻ và là điều kiện để trẻ tự lựa chọn khu vực chơi và nội dung chơi ở các khu vực.