0
Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Mối liên quan giữa KNVĐCB và HĐNT

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO TRẺ MẪU GIÁO (Trang 32 -33 )

Khác với con vật, con người có phương thức xã hội trong việc truyền thụ những kinh nghiệm. Chính vì thế, trong quá trình lao động con người phải chú ý tới rèn luyện. Rèn luyện không chỉ là biện pháp chuẩn bị cho hoạt động sắp tới, mà còn là truyền thụ kinh nghiệm để phối hợp các hành vi VĐ thành KNVĐCB. Vì vậy, trong mọi thời đại và khắp mọi nơi trên thế giới này, nơi có con người thì ở đó có hoạt động rèn luyện KNVĐCB. Đó là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của con người. Và đối tượng cần rèn luyện KNVĐCB đầu tiên chính là trẻ em.

Trong hoạt động phát triển thể chất cho trẻ, KNVĐCB và HĐNT có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Chính trong nội dung của HĐNT đòi hỏi trẻ phải sử dụng các KNVĐCB mà trẻ đã học để áp dụng các VĐ đó vào trong quá trình làm quen với các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh, các TCVĐ... Quá trình rèn luyện KNVĐCB cho trẻ chính là cuộc sống là hoạt động học tập quan trọng và có mối quan hệ qua lại với hoạt động vui chơi, đặc biệt là vui chơi ngoài trời và lao động của trẻ ở lứa tuổi MN.

Khi tham gia vào HĐNT đòi hỏi trẻ MG 3 – 4 tuổi phải sử dụng những KNVĐCB mà trẻ đã được học để sử dụng trong các hoàn cảnh và hoạt động khác nhau trong HĐNT như: đi, chạy đến đối tượng để quan sát, tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh, tham gia vào các TCVĐ. Chính trong nội dung của HĐNT có sự tham gia của các VĐ cơ bản như đi, chạy và thăng bằng giúp cho quá trình rèn luyện củng cố những KNVĐCB được ý hiệu quả và thiết thực hơn.

Thông qua HĐNT trẻ không chỉ được làm quen với các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh mà còn rèn luyện các KNVĐCB. Như vậy quá trình rèn luyện KNVĐCB của trẻ có mặt hầu hết mọi hoạt động kể cả hoạt động nhận thức.

Mặt khác, khi chơi ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội VĐ toàn thân, phát triển KNVĐ như đi, chạy, nhảy, thăng bằng… làm cho cơ thể được khỏe mạnh, sảng khoái, khí huyết được lưu thông. HĐNT giúp trẻ thích nghi được với những điều kiện biến đổi của môi trường. Vì vậy muốn rèn luyện KNVĐCB cần kết hợp với các yếu tố của lành mạnh của thiên nhiên.

Tóm lại, phần lớn các công trình nghiên cứu về quá trình rèn luyện KNVĐCB của trẻ em trên thế giới và ở trong nước về căn bản đều thống nhất cho rằng, rèn luyện KNVĐCB chính là cuộc sống , là hoạt động quan trong có mối quan hệ qua lại với tất cả các hoạt động khác như hoạt động học tập, vui chơi và lao động của trẻ lứa tuổi MG. Các nhà GD sử dụng HĐNT như là phương tiện GD và phát triển toàn diện nhân cách trong đó có hoạt động rèn luyện KNVĐCB cho trẻ.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO TRẺ MẪU GIÁO (Trang 32 -33 )

×