Nhóm thực nghiệm

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM về BIỆN PHÁP rèn LUYỆN kỹ NĂNG vận ĐỘNG cơ bản CHO TRẺ mẫu GIÁO (Trang 106 - 110)

- Cách tiến hành

4.5.3.1. Nhóm thực nghiệm

Áp dụng các biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT, các biện pháp được TN đó là:

- Biện pháp 1: Sưu tầm, lựa chọn các TCVĐ phù hợp với hoạt động rèn luyện KNVĐCB

Trong chương trình GDMN dành cho lứa tuổi MG 3 - 4 tuổi, cáctài liệu tham khảo, tuyển tập TCVĐ chúng tôi đã sưu tầm, lựa chọn được trên 50 TCVĐ phù hợp với mục đích rèn luyện các KNVĐCB. Ví dụ trò chơi “Mèo đuổi chuột” rèn luyện KNVĐ chạy, khả năng thăng bằng trong không không gian, sự phối hợp của các nhóm cơ… Trò chơi “Bánh xe quay’ rèn luyện sự phối hợp của các kĩ năng chạy, đi, thăng bằng cho trẻ. Khi có hiệu lệnh của cô (gõ xắc xô), trẻ cầm tay nhau chạy theo vòng tròn, 2 nhóm chạy

theo 2 hướng ngược nhau làm thành bánh xe quay. Cô gõ xắc xô lúc nhanh, lúc chậm để trẻ chạy nhanh, chậm hoặc đi theo nhịp xắc xô. Khi cô dừng tiếng gõ, tất cả trẻ đứng trẻ đứng im tại chỗ. Khi sắp cho trẻ dừng, cô gõ xắc xô chậm dần cho để trẻ dừng hẳn không bị chóng mặt.

-Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết của rèn luyện KNVĐCB cho trẻ thông qua HĐNT.

Nhằm cụ thể hóa nội dung và hoạt động rèn luyện KNVĐCB cho trẻ thông qua HĐNT nên chúng tôi tiến hành lập kế hoạch tổng thể theo từng năm học, lập kế hoạch chi tiết cho từng tháng hoặc từng chủ đề, lập kế hoạch cho từng tuần, ngày. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong 4 tuần theo 4 chủ đề nhỏ là:

- Một số con vật trong rừng - Phương tiện giao thông. - Luật lệ giao thông. - Bé tham gia giao thông

Chúng tôi đã tiến hành lập kế hoạch tổng thể cho các chủ đề lớn, chủ đề nhánh và dựa trên cơ sở đó mới lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. Kế hoạch chi tiết được xây dựng trên cơ sở xác định chủ đề, mục tiêu, thời gian thực hiện và dự kiến số lượng cũng như nội dung. về rèn luyện KNVĐCB cho trẻ một cách cụ thể, để từ đó xác định cách thức tiến hành tổ chức HĐNT cho trẻ sao cho đạt được mục tiêu đó.

Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện thực tế chúng tôi có thể điều chỉnh kế hoạch phụ thuộc vào sự phát triển của từng cá thể trẻ, nội dụng, thời lượng cho phù hợp và kịp thời.

Các trang thiết bị ngoài trời có tác dụng kích thích các VĐ khác nhau của trẻ bằng màu sắc, hình dạng, kích thước và chức năng sử dụng của chúng. Do đó ở các khu vục chơi ngoài trời, chúng tôi đã phân chia các khu vực chơi, lựa chọn các vật liệu, dụng cụ chơi với mục đích rèn luyện các KNVĐCB, phù hợp với chủ đề, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ MG 3 – 4 tuổi... nhằm kích thích được hứng thú rèn luyện KNVĐCB của trẻ trong HĐNT đồng thời tăng độ chính xác của trẻ khi tập luyện.

Ví dụ: Trong chủ đề “Giao thông” chúng tôi đã tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ VĐ, đặc biệt là nguồn nguyên vật liệu tự nhiên và vật liệu tái sử dụng như: ống nước làm “vô – lăng xe ôtô”, cây tre làm cầu trong trò chơi “Bé đi qua cầu”

Ví dụ: Trong chủ điểm “Thế giới động vật” chúng tôi kết hợp với gia đình để huy động phụ huynh đóng góp, tận dụng các nguồn nguyên vật liệu, phế liệu khác như xốp mút, giấy màu, đề - can … để làm đồ dùng, đồ chơi, mũ các con vật cho các khu vực chơi hay đồ chơi mang từ lớp ra như bóng, vòng, phấn…

- Biện pháp 4: Tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện nhiều VĐ khác nhau.

Trên cơ sơ kế hoạch chi tiết của hoạt động rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT, chúng tôi tiến hành tổ chức hoạt động rèn luyện cho trẻ. Trong mỗi buổi rèn luyện chúng tôi đã tận dụng các điều kiện sẵn có ở trong sân trường để làm nảy sinh ý tưởng chơi ở trẻ, làm tăng thêm hứng thú, khích thích trẻ VĐ tích cực hơn để rèn luyện KNVĐCB mà trẻ đã đươc học. Cải tạo hoặc sắp xếp, bố trí lại môi trường hoạt động phù hợp với mục đích và nội dung HĐNT

Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Bánh xe quay”, chúng tôi đã căn cứ vào bóng mát của tán cây, thời tiết... để tổ chức chơi dưới nhiều hình thức khác nhau như: nhóm, cá nhân, tổ...

- Biện pháp 5: Tạo cho trẻ quyền tự quyết định khu vực rèn luyện KNVĐCB mà trẻ thích

Trong phần chơi tự do, chúng tôi đã cho trẻ có quyền tự quyết định khu vực rèn luyện KNVĐCB mà trẻ thích. Mặc dù các khu vực được phân chia rạch ròi nhưng giữa các khu vục có mối quan hệ với nhau. Ví dụ: Ở khu vực cát, sỏi trẻ có thể chơi các trò chơi “Chuyền cát” để xây dựng cầu, đường bộ.. trong chủ điểm “Giao thông”. Hay ở khu vực chơi với vật liệu thiên nhiên để cho trẻ chơi trò chơi “Nhảy qua cành cây”, “đi qua cầu tre”...

Chúng tôi đã rèn luyện cho trẻ VĐ đi, chạy và khả năng thăng bằng trong không gian như trò chơi “Bắt chước dáng đi của một số con vật trong rừng” như voi, khỉ, thỏ, gấu…trong chủ điểm “Thế giới động vật”

- Biện pháp 6: Bổ sung kinh nghiệm VĐ cho trẻ

Để trẻ thực hiện được các KNVĐCB qua HĐNT bắt buộc trẻ đã có những hiểu biết và khả năng thực hiện kĩ năng đó. Thế nên khi thực hiện các biện pháp này chúng tôi đã quan sát, tìm hiểu tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ từ đó bổ sung kinh nghiệm VĐ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.

Ví dụ: Trong chủ điểm “Phương tiện giao thông” chúng tôi đã bổ sung kinh nghiệm VĐ trong một một số hoạt động trong ngày của trẻ như sau:

Đón trẻ: Sau khi đón trẻ vào lớp, chúng tôi cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi, hướng dẫn trẻ chọn đồ chơi và chơi trò chơi: “Ô tô và Chim sẻ”, “Đoàn tàu nhỏ xíu”…

Hoạt động học: chạy nhanh 10 – 12 mét, trò chơi VĐ: về đúng bến Hoạt động góc chúng tôi cho trẻ chơi các trò chơi rèn luyện kĩ năng đi, chạy, thăng bằng cho trẻ như: “Bỏ giẻ”, “Kết bạn”, “Máy bay”…

- Biện pháp 7: Đánh giá (tự đánh giá) quá trình rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT

Sau mỗi buổi tập HĐNT của trẻ chúng tôi đánh giá trẻ và cho trẻ tự đánh giá đánh giá lại toàn bộ hoạt động rèn luyện KNVĐCB của mình để từ đó tìm

ra những hạn chế mà trẻ gặp phải, có cách thức điều chỉnh kịp thời trong các giờ tập sau.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM về BIỆN PHÁP rèn LUYỆN kỹ NĂNG vận ĐỘNG cơ bản CHO TRẺ mẫu GIÁO (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w